Thế giới thần thánh hiển linh

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 51 - 56)

Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

2.1. Thế giới nhân vật kì ảo

2.1.2. Thế giới thần thánh hiển linh

Cùng với thế giới hồn ma hiển hiện là thế giới thần thánh hiển linh. Thế giới thần thánh là thế giới siêu nhiên được con người tôn sùng, kính cẩn chiêm bái. Đó là những nhân vật có xuất thân kỳ lạ hay nhân vật tồn tại vĩnh hằng, nhân vật mang màu sắc huyền thoại, cổ tích.

46

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật có xuất thân kì lạ xuất hiện khá nhiều. Đó là Mẹ Cả trong “Con gái thủy thần”. Không ai biết rõ Mẹ Cả được sinh ra như thế nào. Chỉ biết người ta đồn rằng đã trông thấy một cặp Giao Long trong một đêm mưa bão quấn lấy nhau và sinh ra Mẹ Cả dưới gốc cây Muỗm, ở bãi nổi trên sông Cái. Mẹ Cả là con gái thủy thần. Rồi ai nuôi Mẹ Cả, Mẹ Cả lớn lên ra sao, cũng không ai biết. Người thì bảo rằng Tía đón về nuôi, có người lại nói thím Mòng trên phố chợ đón về nuôi, lại đồn các xơ trong nhà tu kín đón về, đặt tên thánh cho Mẹ Cả là Gianna Đoàn Thị Phượng.

Hay như xuất thân của nhân vật Cún cũng thật kì bí. Cún không cha mẹ được một lão ăn mày nhặt về trong đống tã rách hôi hám ở một cái cống bên con sông đào ngoại ô thành phố. Cún bị tật nguyền, đầu to tướng, hai chân tay mềm oặt như chẳng có xương. Điều kỳ lạ là Cún có khuôn mặt đẹp lạ lùng cùng với khả năng kỳ quặc: Một là đôi mắt của nó làm cho tất cả mọi người xung quanh đều sợ hãi mà phải bỏ một đồng hào vào cái nón rách; Hai là khả năng chịu đựng tuyệt vời: nó chịu được đói, được rét, nó sống trơ trơ như thân thể nó được tạo bằng thứ nguyên liệu siêu phàm.

Trong Những đứa trẻ chết già của tác giả Nguyễn Bình Phương, có điều đặc biệt là những đứa trẻ mới sinh đã là những người già. Dù chúng là trai hay gái cũng đều có kết thúc như nhau. Và cuối cùng tất cả những con người quái dị ấy đều chết hoặc biến mất kì lạ.

Sự xuất hiện của bé Hon (Thiên sứ - Phạm Thị Hoài) trong gia đình Hoài cũng chứa đựng nhiều chi tiết lạ lùng. Bé Hon chào đời khi người mẹ tưởng như không thể sinh nở được nữa. Con bé lọt lòng không chịu cất tiếng khóc mà mỉm cười làm thân với các nữ hộ sinh.Bé Hon không giống bất kì ai trong gia đình, tóc óng mượt, mắt lóng lanh, cặp má lúc nào cũng 3 tuổi, cái miệng lúc nào cũng mỉm cười thân thiện và bí ẩn với muôn vật, nước da trong suốt, trắng xanh,cứ tỉnh dậy là ban phát hào phóng nụ cười mê hồn cho muôn vật. Khi tập nói, bé Hon chỉ biết một câu duy nhất “Thơm nào!”

47

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đặc điểm chung giữa những tác phẩm trên là có sự xâm nhập của yếu tố kì ảo trong xuất thân của các nhân vật. Song trong sáng tác của Nguyễn Quang Thiều, thì xuất xứ của nhân vật đặc biệt hơn, vừa được pha trộn trong không khí lung linh, huyền ảo, đậm màu cổ tích vừa như bước ra từ đời sống thực.

Đó là Lan trong “Cô gái áo xanh”. Chị được sinh ra trong một đêm tháng năm giông bão và mưa lớn. “Trong ánh chớp, bà mẹ nhận thấy một người con gái mặc áo xanh, tóc dài đen, gương mặt trong như nước đầm sen đứng trước cửa buồng bà và nói “Con được về làm con của mẹ”. Rồi bà sinh ra chị... Toàn thân đứa bé tỏa ra một thứ ánh sáng xanh biếc” [56, tr 38]. “Một đêm, bà mẹ tỉnh giấc nhưng không thấy Lan ngủ trên giường. Chỉ thấy một bông sen chúm chím nở chỗ Lan nằm. Bà hoảng hốt đi tìm con nhưng không thấy. Khi bà quay lại giường thì thấy con gái mình vẫn nằm ngủ ở đấy. Người cô tỏa hương sen ngan ngát”[56, tr 141]. Bà càng lo hơn khi chị qua 13 tuổi mà chưa có kinh nguyệt. Năm 18 tuổi, Lan lấy chồng. Hoa sen năm đó nở ngợp đầm làng. Bố mẹ chồng hy vọng chị sẽ sinh cho họ một đứa cháu. Nhưng chị đã không làm được điều đó. Năm năm sau, chị nhận được giấy báo tử của chồng vào một ngày cả đầm sen làng chị chỉ còn lại những cuống sen khô, nâu thẫm. Lan nổi tiếng trong làng vì tài làm trà sen. Đặc biệt có một loại trà sen của chị có thể chữa bệnh muộn con cho những người đàn bà. Một chiều, chị lại đi lên đỉnh Mu như mọi bận nhưng lần này chị đã không trở về nữa. Khi mọi người lên đỉnh Mu tìm chị thì chỉ thấy ở đó có một bông sen đang tỏa hương thơm ngào ngạt. Họ càng tin rằng chị là một Bà Thánh như lời thầy bói mù đã nói. Dân làng đã quyết định xây một ngôi đền nhỏ đặt tên là Đền Bà Lan. Trước đền đào một cái hố tròn nhỏ trồng sen. Những người đàn bà muộn con đã đến múc nước hồ uống để mong có con. Câu chuyện “Cô gái áo xanh” gợi cho chúng ta nhớ tới những câu chuyện cổ tích kể về những ông thần bà thánh. Họ không phải là những con người bình thường mà được phái đến cõi trần để cứu độ chúng sinh, giúp đỡ những người nghèo khổ, bất hạnh. Vì thế, họ luôn được nhân dân tôn

48

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

sùng, tưởng nhớ. Đằng sau câu chuyện ấy là một niềm tin tâm linh: con người ta hãy sống thiện, sống tốt tất sẽ được thánh thần phù hộ.

Bên cạnh những nhân vật có xuất thân kì lạ lànhân vật tồn tại vĩnh hằng.

Sư cụ chùa Hoàng Lan trong “Ngôi chùa dưới lòng hồ” là một nhân vật như thế. Khi ngôi chùa Hoàng Lan cũng như những ngôi nhà trong làng có nguy cơ sẽ bị nước cuốn phăng đi nếu đê vỡ thì sư cụ đã kiên quyết không rời chùa mà ngồi gõ mõ tụng kinh suốt ngày xin thần phật cho nước sông rút. Cứ thế ba ngày liền, sư cụ không ăn, chỉ ngồi bất động gõ mõ tụng kinh. Nhưng đến canh ba đêm đó thì đê vỡ. Sáng hôm sau, người ta không nhìn thấy ngôi chùa dưới chân đê nữa, biển nước mênh mông đã nhấn chìm cả làng. “Rồi một đêm trăng sau ngày đê vỡ một năm, người đột nhiên nghe thấy tiếng gõ mõ tụng kinh từ đáy hồ vọng lên... Họ tin linh hồn sư cụ vẫn trụ trì trong ngôi chùa dưới nước và gõ mõ tụng kinh cầu cho những điều tốt đẹp đến với dân làng... Có những người già trong làng trước khi chết đã nói với con cháu ước nguyện của họ được thủy táng xuống đầm nước để họ vẫn được đi chùa như khi còn sống và giúp đỡ sư cụ giặt giũ, cơm nước, quét dọn như họ vẫn làm khi chùa còn ở trên đê”[56, tr 121]. Quả đúng như vậy, sư cụ chùa Hoàng Lan đã tồn tại vĩnh hằng nhưng không phải bởi sư cụ được đầu thai chuyển kiếp như trong văn học dân gian và các sáng tác truyền kì (Tấm Cám, Truyền kì mạn lục, …) hay trong

“Giàn thiêu” của Võ Thị Hoài (Từ Lộ-Đạo Hạnh thiền sư đã đầu thai vào nhà Sùng Hiền Hầu để mong có được kiếp sống phú quý giàu sang) mà tồn tại vĩnh hằng trong tiềm thức của những người dân làng chùa bên dòng sông Đáy.

Đó là một câu chuyện như tác giả nói “không cần giải thích cũng không cần ai công nhận đúng hay sai nhưng mãi mãi đó là những điều thiêng liêng trong tâm hồn sâu thẳm của mình, làm cho tâm hồn chúng ta mở ra rộng lớn”[56, tr 123].

Tiếp đến là nhân vật mang màu sắc huyền thoại, cổ tích. Trong “Bí ẩn đàn rùa trắng”nhân vật ấy là một đàn rùa trắng – đại diện cho sức mạnh của vũ trụ.

49

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Để bắt hết bọn rùa nấu cháo, người làng đã tát cạn đầm nước. Cả đầm sen bạt ngàn hoa trắng biến mất chỉ còn là một bãi bùn đen khổng lồ. Mấy ngày sau, một người thuyền chài ở khúc sông Đáy kẻ lại rằng: “Vào giữa đêm hôm đó, ông nhìn thấy một đàn rùa trắng hàng trăm con đi thành một hàng dài. Đàn rùa trắng vượt qua đê, qua bãi sông, rồi bơi qua sông, đi về phía dãy núi đá vôi Hòa Bình. Ông không nghĩ đó là những con rùa ông vẫn nhìn thấy mà tin đó là những con rùa thần. Trên mai những con rùa tỏa ra một thứ ánh sáng xanh”[56, tr 108]. Cũng từ năm đó, sen trong đầm không bao giờ mọc lại nữa.

Làng mất mùa triền miên. Nhiều người phải bỏ làng tha phương cầu thực. Ngay năm sau đó, bệnh thủy đậu tràn qua làng. Hầu hết những người tìm cách bắt rùa đều mang bệnh. Một số người bị mù nhiều người mang tật suốt đời. Một điều kinh hãi nữa là những người phụ nữ tham gia cuộc săn bắt rùa trắng cũng như con gái, con dâu của những gia đình bắt rùa năm đó hễ ai có thai đều bị sảy thai. Phải mươi năm sau làng mới hồi sức sau những năm mất màu và dịch bệnh. Nhưng sen thì không mọc lại. Người làng đã phải trả giá vì họ“có tội với trời đất... họ đã phá vỡ một phần nào đấy của cái cấu trúc vũ trụ. Một cấu trúc mà trong tư duy và trong cái nhìn quá hữu hạn và đầy dục vọng hấp hèn không thể nào hiểu nổi” [56, tr 109].

Đò là sự hiển linh của Thành hoàng làng trong “Đứa con của hai dòng họ”. Khi bị Chánh Hợi làm nhục và đuổi ra khỏi làng, Mặc đã ra ngôi mộ cổ, dập mặt xuống bùn mà cầu “Thần Phật, tổ tiên linh thiêng hãy chứng dám cảnh này. Cầu cho nhà thằng Hợi con cháu sau này không có lưỡi” [53, tr 182]. Gần hai mươi năm sau, Chánh Hợi qua đời, khi liệm, người nhà hắn cạy mồm để bỏ tiền, gạo thì thấy lưỡi hắn thụt lại bằng cái lưỡi cóc. Đứa con trai duy nhất của hắn lớn lên bị câm. Con cháu nhà Chánh Hợi sau này lớn lên đều bị câm.

Nhân vật thần thánh trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là những nhân vật được nhà văn xây dựng bằng trí tưởng tượng, hư cấu. Đó là những nhân vật không có thực ngoài đời. Tuy nhiên, các tình tiết, sự việc của của câu

50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

chuyện lại được nhà văn chắt lọc từ cuộc sống thực nên các nhân vật tưởng tượng, hư cấu ấy cũng trở nên gần gũi hơn với thế giới con người; giúp họ thêm có niềm tin vào cuộc sống này: sống thiện sẽ được thần thánh chở che, giúp đỡ, ngược lại ăn ở thất đức, làm điều trái với đạo lý thì sẽ bị thần thánh trừng phạt.

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)