Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU
2.2. Không gian kì ảo
2.2.3. Vùng rừng núi thâm trầm
Xuất hiện không nhiều trong tập truyện ngắn như không gian sông nước hay khu vườn ruộng hoang vu nhưng vùng rừng núi thâm trầm lại là không gian
65
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tạo cho người đọc sức ám ảnh lạ kỳ. Nếu không gian sông nước hay khu vườn ruộng hoang vu là không gian làng quê thì không gian rừng núi lại đưa ta trở về với khung cảnh chiến trườngnhững năm 70, nơi diễn ra không biết bao nhiêu trận đấu ác liệt,chứng kiến sự hi sinh của biết bao người lính để rồi sau đó nơi đây cũng mãi mãi là nơi yên nghỉ của họ. Trong “Lời hứa với thời gian”, ông Miêng đã trở lại quả đồi năm xưa với mong muốn “Tự tay trồng kín thông trên những quả đồi sỏi đá và đầy mảnh bom đạn cùng với những quả mìn còn sót lại”[53, tr 55]. Và ông cũng mong muốn được yên nghỉ vĩnh viễn nơi đây. Bởi chính trên quả đồi này, năm 1972, sau một trận đánh, cả tiểu đội của ông chỉ sót lại một người – là ông. “Đêm ấy trời đầy sao. Cả vùng đồi im phăng phắc.
Ông gượng ngồi dậy. Và tróng sáng mờ của sao và trăng đầu tháng, ông nhận ra đồng đội đang nằm như ngủ bình yên trên đỉnh đồi. Ông đã cất tiếng gọi.
Tất cả đã hi sinh”[53, tr 48]. Tiếng gọi của ông đêm ấy trên những quả đồi trơ trụi vang vọng mãi đến tận bây giờ “Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi im lặng nhìn lên đỉnh đồi, và ông nghe tiếng đồng đội gọi mình”[53, tr 49]....
“Trong cơn mê sảng ông thấy đồng đội mình ôm súng nằm phủ kín quả đồi.
Ông đi lang thang trên những quả đồi và gọi tên đồng đội. Không ai trả lời ông. Tất cả đã ngủ mãi mãi trên những quả đồi kia” [53, tr 52]. Đây cũng chính là nơi ông đã chôn cất đứa con của mình – đứa bé không thành người khi lọt lòng mẹ vì di chứng của chiến tranh. Cũng là nơi mà một lần nữa ông phải chứng kiến cái chết của Hoa – cô ý tá ông đem lòng yêu mến đã chết bởi một quả mìn còn sót lại trong chiến tranh. Giờ đây, những cây thông đã mọc kín trên những quả đồi trọc sỏi đá cằn khô. Nhưng có lẽ vết thương lòng, khoảng trống mênh mông trong con người ông thì không gì khỏa lấp được. Còn trong
“Ngựa trắng”, quả đồi, rừng thông – chiến trường lại là nơi bắt đầu tình yêu của một người lính và một cô gái vùng sơn cước. Không gian ấy thật lãng mạn và đầy thơ mộng “Trong ánh trăng trong vắt và như đọng hương cỏ, anh bỗng nghe từ chân đồi ngân lên tiếng ngựa hí... chợt nhận ra trong ánh sáng đang ròng ròng từ trời cao chảy xuống và trên nền cỏ xanh như nước, một vệt sáng
66
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trắng như bạc loang loáng lướt đi”[53, tr 238]. Chính ánh trăng ấy, âm vang tiếng ngựa hí ấy đã đưa Huy đến với Mỵ. Để rồi sau hơn hai mươi năm, kể từ ngày Huy nhận lệnh chuyển quân, rời xa vùng đồi ấy, âm thanh đó vẫn luôn lanh lảnh trong anh – hình ảnh người thiếu nữ vẫn rung lên từng đợt. Và rồi anh lại chọn mùa trăng để trở lại đây và “Tiếng ngựa hí lại tiếp tục vang lên. Anh nín thở lắng nghe để tìm lấy một chút quen thuộc nào đó trong âm thanh kia.
Bỗng từ trong kí ức anh, tiếng ngựa hí cứ từng đợt, từng đợt rung lên và lung linh. Anh thấy từng đợt sóng cứ cuồn cuộn dâng lên trong da thịt anh. Anh lao về phía chân đồi nơi có tiếng ngựa hí trong đêm. Anh vấp ngã sõng soài. Anh chồm dậy và chạy. Tiếng hí cứ triền miên ngân vang trong miền ký ức anh”[53, tr 248]. Anh đã gặp lại Mỵ trong ngôi nhà trên đất đồi nhợt nhạt trong ánh trăng đêm ấy. Cuộc hội ngộ muộn màng trong nức nở nhưng hạnh phúc ngập tràn đã bù đắp cho họ bao đau khổ, mất mát bởi sự li tán của chiến tranh.
Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là không gian của cuộc sống thường ngày với ngôi nhà, khu vườn, bãi sông, triền đê, ...
Chính sự tác động của yếu tố kì ảo đã làm cho không gian của cõi trần ấy mang không khí hư ảo, nhòe mờ để ma quỷ xuất hiện và người sống có thể gặp người chết. Với không gian sông nước và những khu vườn ruộng hoang vu phần lớn được lấy cảm hứng từ sông Đáy, làng Chùa quê hương tác giả. Như trong một bài phỏng vấn, nhà văn đã nói “Mỗi người đều có một mối liên hệ vừa mơ hồ, vừa bí ẩn, vừa thiêng liêng và vừa uy quyền với nơi chôn nhau cắt rốn của mình... mối liên hệ này được tạo dựng lên bởi rất nhiều yếu tố vừa cụ thể vừa mơ hồ: ký ức, kinh nghiệm, phong tục, văn hoá, ẩm thực, thổ ngữ, dòng họ, hàng xóm, những ngôi mộ, con sông, cánh đồng, đình làng, những câu chuyện ma thuở nhỏ, những đầm nước, những năm tháng đói rét, những cơn ốm đau, mối tình thuở học trò, những người đàn bà tắm trần trên bến sông, những phiên chợ, những đám tang, những thôn nữ tóc dài, ngực nở rắn chắc tưởng chỉ chạm kẽ là mang thai, những nhân vật đặc biệt của làng” (Dẫn theo [58]). Với
67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ông,“Tất cả những thứ đó đã dựng lên một không gian sống động và huyền ảo mà chúng ta không thể lớn lên nếu không có một không gian như thế và không thể nào đi ra khỏi không gian đó nếu muốn làm người có chút gì lương thiện”(Dẫn theo [58]). Còn không gian rừng núi lại đưa ta trở về với khung cảnh chiến trường xưa với những hoài niệm và cả sự day dứt bởi nỗi đau do chiến tranh để lại, như nhắc nhớ mỗi con người không được phép lãng quên quá khứ. Nếu không gian sông nước và những khu vườn ruộng hiện lên đầy biến ảo, vừa hoang lạnh, rợn người với hồn ma hiện hình, vừa yên ả, thơ mộng, thì không gian rừng núi mang tính thuần nhất hơn.