Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CÁC YẾU TỐ KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU
3.1. NT xây dựng cốt truyện kỳ ảo
3.1.2. Kết cấu lồng ghép
Theo Lại Nguyên Ân: “Kết cấu tác phẩm văn học bao gồm việc phân bố các nhân vật (tức là hệ thống các hình tượng), các sự kiện và hành động (kết cấu cốt truyện), các phương thức trần thuật (kết cấu trần thuật như là sự thay đổi các điểm nhìn đối với cái được miêu tả), chi tiết hóa các khung cảnh, hành vi, cảm xúc (kết cấu chi tiết), các thủ pháp văn phong (kết cấu ngôn từ), các truyện kể xen kẽ hay các đoạn trữ tình ngoại đề (kết cấu các yếu tố ngoài cốt truyện)” [3, tr 170].
Cùng với nhiều nhà văn khác, Nguyễn Quang Thiều là người đã nỗ lực tìm tòi thay đổi kết cấu cho tác phẩm tạo ra sức sống mới cho truyện ngắn đương đại Việt Nam. Kết cấu truyện lồng trong truyện là một trong những điểm đặc sắc nổi bật của truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều, đặc biệt là tập “Cô gái áo xanh, những chuyện kì bí của làng”. Với các truyện có hai cốt truyện đan xen thì cốt truyện thứ nhất thường là những câu chuyện đang diễn ra trong cuộc sống hiện tại. Cốt truyện thứ hai kể về một sự kiện xảy ra trong quá khứ và tác giả là người được nghe lại câu chuyện. Một đặc điểm đáng lưu ý nữa là ở những
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tác phẩm có kết cấu truyện lồng trong truyện thì hai câu chuyện trong một truyện không tách rời mà luôn được đan xen vào nhau một cách linh hoạt tạo ra ấn tượng về sự chân thực của chuyện được kể, kéo độc giả lại gần với thế giới nghệ thuật của tác phẩm hơn, đồng thời tạo sự sinh động cho truyện. Mặt khác, sự đan cài hai câu chuyện vào nhau là một cách thức tạo sự luân phiên điểm nhìn, góp phần làm cho con người nhân vật (nhất là thế giới nội tâm của nó) được xem xét dưới nhiều góc độ và được xây dựng một cách tự nhiên hơn.
Đó chính là thế mạnh của kết cấu truyện lồng trong truyện, góp phần tạo dựng cho truyện một nghệ thuật trần thuật hiện đại.
“Lá bùa trừ ma” có hai câu chuyện đan lồng nhau. Chuyện về hồn ma của một cô gái, cứ vào những đêm trăng mùa hạ lại khỏa thân tắm trên sông, vừa bơi, vừa dụ những người đàn ông ra giữa sông rồi dìm chết. Và chuyện về một cô gái xóm Trại bị cưỡng dâm dìm chết trên sông. “Tiếng phấn rít trên bảng đen” là chuyện về hồn ma đêm đêm lại vào làng than khóc, đến nhà nào là lấy những ngón tay móng dài cào ngang dọc lên tất cả các cánh cửa gỗ. Và chuyện về người thầy giáo trường làng đã dũng cảm lên tiếng tố cáo chế độ thực dân Pháp, bị bọn chúng giết chết gục ngã dưới chân tấm bảng đen khi trên tay vẫn cầm viên phấn trắng. “Người chèo đò bí ẩn” kể về một con đò ma từ đáy sông nổi lên lừa người làng lên đò rồi dìm chết. Và câu chuyện “có thật” xảy ra ở làng về một cô gái chửa hoang bị làng phạt vạ cạo đầu bôi vôi, thả bè trôi sông.
Trong “Đứa trẻ bị bỏ rơi”, nhà văn đã lồng câu chuyện một năm sau nạn đói năm 1945 với câu chuyện về một chiều đông năm 1945. Câu chuyện thứ nhất gắn với cái chết của ba người phụ nữ trong làng và những đứa trẻ, con của họ khi bước sang bẩy tháng tuổi. Cùng với đó là cơn ác mộng của những cô gái trẻ mới lấy chồng. Họ thấy một đứa bé khoảng bẩy, tám tháng tuổi tìm đến nhìn họ với đôi mắt buồn bã, u uất và đòi họ cho bú. Câu chuyện thứ hai kể về một sự việc đau lòng xảy ra trong quá khứ. Đó là một chiều đông năm 1945, trên một đoạn đê sông Đáy có một người phụ nữ nằm chết đói trên rệ cỏ. Bên cạnh
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
là đứa bé chừng bẩy tháng tuổi chỉ còn da bọc xương khóc không thành tiếng.
Đứa bé mở to đôi mắt tơ non vô hồn mỗi lúc một giá lạnh cầu cứu những người đi qua. Nhưng chẳng ai cúi xuống bế đứa trẻ lên. Đến chiều tối thì đứa bé ấy vĩnh biệt cuộc sống.
Ở những truyện ngắn có kết cấu lồng ghép trên, yếu tố kì ảo nằm trong câu chuyện thứ nhất được kể lại bởi người bà, người mẹ hoặc một người quen biết của nhân vật tôi. Nó vừa giữ vai trò gợi chuyện (thắt nút), vừa tham gia vào toàn bộ quá trình diễn biến câu chuyện và cũng đóng vai trò giải quyết vấn đề (tháo nút) của truyện. Nếu cắt bỏ yếu tố kì ảo sẽ khiến câu chuyện kém sức hấp dẫn hoặc không thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Như trong
“Lá bùa trừ ma”, sau khi chết tức tưởi của cô gái xóm Trại bởi gã đàn ông dâm ô, linh hồn cô đã không thể siêu thoát mà trở lại dương gian để trả thù. Tại khúc sông nơi cô bị cưỡng bức rồi vứt xác, hồn ma của cô đã hiện lên dìm chết tất cả những gã đàn ông nào ham sắc dục có ý định chiếm đoạt thân xác cô. Cuối truyện, nhờ ông lang Chất với lá bùa trừ tà ma - lời xin lỗi chân thành dành cho cô gái, linh hồn cô đã được siêu thoát và thanh thản ra đi. “Người chèo đò bí ẩn” được bắt đầu bằng một sự việc kỳ lạ “Cứ vào giữa đêm thì từ dưới sông nổi lên một con đò”[56, tr 59]. Tiếp đến là một loạt những điều hãi hùng xảy ra: tiếng người chèo đò khóc, rồi lại cười khúc khích, khi bỏ chiếc nón ra thì một cái đầu trọc với gương mặt trắng như vôi và hai hốc mắt tối đen hiện ra, con đò chao đảo, tan biến mất, những người làng bị lừa lên con đò ma rồi dìm chết cứ thế trong nhiều năm. Đến khi hội đồng bô lão sửa lễ dâng thành hoàng làng, đọc sớ xin bỏ tục phạt vạ các cô gái chửa hoang thì chiếc đò ma và người lái đò lạ lùng ấy mới không xuất hiện nữa. Tương tự như vậy, “Đứa trẻ bị bỏ rơi” cũng bắt đầu từ một hiện tượng lạ: những đứa bé sơ sinh trong làng khi sinh ra không khóc, cứ mở to đôi mắt nhìn tất cả những ai đến gần. Khi nó ngậm vú của người mẹ bú thì người mẹ thấy đau buốt, dường như kệt sức. Sau một tháng, người mẹ trở nên xanh xao, gầy còm rồi qua đời. Và đứa trẻ cũng
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
rời bỏ cuộc sống khi tròn bẩy tháng tuổi. Cả làng sống trong nỗi sợ hãi. Cuối cùng một ông giáo già đã tìm ra hồn ma đó chính là linh hồn của đứa trẻ chết đói năm 1945 đã nhập vào những đứa trẻ sơ sinh để được bú mẹ. Và lễ cúng đặc biệt đã được thực hiện: những người phụ nữ của làng đang nuôi con được triệu về, vắt sữa mình vào chiếc bát, đặt cùng hoa quả, bỏng gạo, nước, muối lên một chiếc chiếu để trên mặt đê, nơi đứa bé đã chết. Câu chuyện kết thúc bằng sự mừng vui của dân làng khi những đứa trẻ được sinh ra bình thường.
Xây dựng kiểu cốt truyện lồng ghép này, Nguyễn Quang Thiều có điều kiện thuận lợi để thực hiện các dạng biến hóa, nhòe hoá nhân vật. Nhân vật luôn được đặt chập chờn giữa hai mảng thực - ảo, sáng - tối, tạo ra được những điểm nhìn phong phú về con người và thế giới. Cũng hướng kết cấu này, tác giả còn cắt dán nhiều loại văn bản trong một tác phẩm, nhiều câu chuyện trong một câu chuyện, từ đó mở rộng không gian nghệ thuật của tác phẩm. Tóm lại, đến với những truyện này, người đọc như lạc bước vào trong thế giới cổ tích, huyền thoại xa xưa mà những điều kì diệu, nhiệm màu đều có thể xảy ra. Người sống có thể gặp lại người thân đã mất, nhân vật khó khăn được sự giúp đỡ của thế giới siêu nhiên, nhân vật vượt qua thử thách và kết thúc có hậu - những chuỗi diễn tiến của truyện cổ tích thần kì đều có mặt trong các truyện kể trên.
Song, mượn cái vỏ ngoài của sự tưởng tượng bay bổng đó, tác giả muốn phô bày hiện thực của đời sống, giãi bày những nỗi niềm trăn trở, những ước mơ của con người về một cuộc sống nhân văn hơn, đáng sống hơn, ở đó cái xấu, cái ác sẽ bị đấu tranh tiêu diệt. Như chính tác giả từng tâm sự “Điều cuối cùng đọng lại từ những câu chuyện ma ấy lại chính là việc hướng con người ta tới cái thiện”[20]. Cái kì ảo vì thế đã trở thành một phương thức khám phá hiện thực, tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho tác phẩm.