Quãng sông nước bí hiểm

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 65 - 68)

Chương 2: THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG KỲ ẢO TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN QUANG THIỀU

2.2. Không gian kì ảo

2.2.1. Quãng sông nước bí hiểm

Không gian sông nước trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều là không gian bao trùm trong hầu hết các truyện trong tập “Mùa hoa cải bên sông” và

Cô gái áo xanh, những chuyện kì bí của làng”. Đó là không gian đầy thử thách, bí hiểm nhưng cũng thật gần gũi, thân thuộc và mang đến cho con người sự chở che, thanh thản nhất.

Không gian sông nước ấy được nhà văn lấy cảm hứng chủ yếu từ chính con sông Đáy quê hương ông. Đó là con sông có chiều dài khoảng 240 km và là một trong năm con sông dài nhất ở miền Bắc Việt Nam (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu,sông Đáy). Lưu vực sông Đáy (cùng với phụ lưu sông

60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nhuệ) dài hơn 7.500 km trên địa bàn các tỉnh thành Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định. Sông Đáy khi xuôi đến Ứng Hòa – Hà Nội thì lòng sông rộng ra, lưu tốc chậm lại nên có thể đi thuyền được. Khúc sông đấy men đến vùng chân núi nên phong cảnh sơn thủy hữu tình. Đó cũng là con sông của hình bóng những người thân giăng níu, ăm ắp và dào lên dòng chảy ký ức trong Nguyễn Quang Thiều những nỗi niềm thương nhớ, xuyến xao. Con sông như ông tự sự:

“Sông Đáy chảy vào đời tôi

Như mẹ tôi gánh nặng rẽ vào ngõ sau mỗi buổi chiều đi làm về vất vả Tôi dụi mặt vào lưng người đẫm mồ hôi mát một mảnh sông đêm…”.

Dòng sông, bến nước là hình ảnh quen thuộc trong văn học Việt Nam từ xa xưa. Nhưng nếu trong văn học truyền thống, chúng ta đã quen thuộc với những dòng sông, bến nước là hình ảnh của quê hương gắn liền với bao tình thương nỗi nhớ của những con người xa xứ thì cái con sông bùi ngùi thế phận, đằm sâu hơi thở quê làng đã bước vào mỗi câu chuyện kể của của ông với những cảnh vật thiên nhiên vừa gần gũi, lại vừa lạ, vừa huyền ảo và đầy bí hiểm, trở thành một biểu tượng đa nghĩa. Đó là một dòng sông nước lấp lánh, mờ ảo ánh trăng, hai bên bờ um tùm những cây dứa dại, tầm xuân, cây găng và những bụi tre, nơi nương náu của những oan hồn chưa được siêu thoát để rồi trở thành ma sông, ma chèo đò, ...Hồn ma cô gái bị cưỡng bức (Lá bùa trừ ma)

“Bơi lội trên sông, cất tiếng hát rờn rợn. Có lúc lên bờ sông ngồi hong tóc...

Rồi quay người lao xuống dòng sông và biến mất” [56, tr 11]; rồi hồn ma của cô gái chửa hoang (Người chèo đò bí ẩn) “Vừa chèo đó lại chợt cười khúc khích và chợt khóc như trẻ sơ sinh” [56, tr 63]. Khi đó dòng sông trở thành nỗi ám ảnh chết người của dân làng mỗi khi đi qua“Đám thanh niên lạnh toát hết người bỏ chạy một mạch về làng” [56, tr 11]. Nhưng dòng sông, bến nước cũng chính là nơi gặp gỡ, hò hẹn, trao gửi yêu thương. “Bọn trẻ trong làng thi thoảng lại ra bãi cỏ ven đê chờ hồn thằng Đúc hiện về chơi bóng... vừa đá bóng, vừa hò

61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hét vang cả khúc sông” [56, tr 149]. Cũng trên bến sông, vào ngày rằm tháng bẩy, người dân làng Chùa lại ra bờ sông ngồi để được nghe, được đón linh hồn của những người lính trở về với mẹ với gia đình (Tiếng gọi đò lúc nửa đêm);

Đó là dòng sông liêu trai huyễn hoặc gắn liền với huyền thoại về câu chuyện tình của chàng Trương Chi và nàng Mị Nương (Khúc hát dòng sông) “Những đêm có trăng, anh thường gác chèo cho đò trôi theo dòng và cất tiếng hát.

Những ngọn gió sông như những nàng tiên có đôi cánh mỏng mang câu hát của anh đi mãi. Và những ngọn gió sông mang tiếng hát của anh vào phòng Mị Nương”[53, tr 35]. Chinh (Mùa hoa cải bên sông) đã lớn lên khỏe mạnh, dịu dàng, âm vang như dòng sông, dòng sông đã tắm mát da thịt, tâm hồn cô

“Những đêm trăng mùa hạ, cô thích thả mình xuống dòng sông. Cô bơi mềm mại như một nàng tiên cá trong câu chuyện cổ. Thỉnh thoảng cô co người lại, hai tay ôm bó gối để cơ thể tuổi dậy thì lóng lánh như giọt thủy ngân lắng dần xuống đáy sông”[53, tr 69]; rồi bãi sông bến Chùa thơ mộng với thảm hoa cải vàng lấp lánh dưới ánh trăng, một màu vàng xôn xao, ấm áp đã trở thành nơi hò hẹn của cô và Thao từ lúc nào không hay “Những đêm trên dòng sông dịu dàng chảy, họ quấn quýt với nhau như một đôi cá thần. Dòng sông bí mật truyền vào cuộc đời họ sức mạnh hạnh phúc và sự khổ đau” [53, tr 77]. Dòng sông Đáy cũng gắn liền với biết bao kỉ niệm của Ân và Mật (Hai người đàn bà xóm trại). Tại bến sông này, mấy chục năm trước Mật đã tiễn chồng đi bộ đội. Cũng chính nơi đây, bà đã tiễn Bấc đi trong lần người lính ghé qua nhà không gặp vợ mình. Còn Ân đã thì lội ào ào xuống nước, ướt nghiêng ngả để chạy đi tìm chồng đã đi xa khuất. Trong ngôi nhà tranh bé nhỏ, nhiều đêm Ân vẫn mơ một gấc mơ kỳ lạ. Cõ lẽ vì thế mà dù những gia đình khác đã dọn vào làng theo quy hoạch của chính quyền xã thì một điều gì đó thiêng liêng và đau khổ đã gắn chặt họ với ngôi nhà nhỏ và bến sông này. Phải chăng họ vẫn chờ đợi phép màu sẽ đến? Hay đó là một dòng sông như chở, như mang tâm trạng, nỗi niềm của cô - người con gái nhận đã ra mình không phải là con của gia đình “Sông chảy

62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

phờ phạc, mặt sông váng bẩn. Sông thì thào mỏi mệt kể cho cô nghe về bố cô...”[53, tr 102].

Qua đó ta thấy, dòng sông trong truyện ngắn Nguyễn Quang Thiều hiện lên như là chứng nhân, là môi trường thử thách lòng người (Hai người đàn bà xóm trại, Tiếng gọi đò lúc nửa đêm). Có lúc dòng sông lặng lẽ yên bình (Đá bóng với người âm), nhưng cũng có lúc phong ba cuộn xoáy, xô đẩy, vùi dập con người. Cô gái (Lá bùa trừ ma) đã bị một gã đàn ông cưỡng dâm rồi dìm cô chết trên sông. Một cô gái khác (Người chèo đò bí ẩn) vì trót chửa hoang đã bị làng phạt vạ thả bè trôi sông. Oan hồn của những cô gái ấy đã quay trở về dương gian trả thù bằng cách dìm chết người làng qua sông. Xác chàng Trương Chi (Khúc hát dòng sông) bị tay chân quan thừa tướng băm nát nổi bập bềnh giữa dòng sông vì dám đem lòng yêu con gái hắn. Hay ông Lư trong Mùa hoa cải trên sông đã nguyền rằng “Tất cả những người trong gia đình ông không bao giờ đặt chân lên mặt đất. Họ sẽ sống hết cuộc đời trên sông”[53, tr 68] vì với ông chỉ có dòng sông mới rộng lòng đón nhận mọi số phận, đón nhận xác vợ ông. Và dòng sông cũng là nơi xoa dịu, vỗ về những thương tích mà cuộc đời gây ra cho con người (Tiếng gọi đò lúc nửa đêm).

Một phần của tài liệu Yếu tố kỳ ảo trong truyện ngắn nguyễn quang thiều (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)