CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA BỘ PHẬN TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN
2.1. Giới thiệu về Agribank Chi nhánh Tuyên Quang
2.1.4. Kết quả hoạt động của chi nhánh giai đoạn 2015-2017
Hiện tại tỉnh Tuyên Quang có 08 tổ chức hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có 06 tổ chức tín dụng là NHTM bao gồm: Agribank, BIDV, Viettin bank, Liên Việt Postbank, SHB và MB; 02 đơn vị còn lại là đơn vị chính sách phi lợi nhuận gồm: Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng phát triển.
Với sự có mặt của 06 ngân hàng thương mại trên một địa bàn tỉnh nhỏ với nền kinh tế chủ yếu là thuần nông mang lại sự cạnh tranh gay gắt, mặc dù là một ngân hàng có mặt lâu đời tại tỉnh và có màng lưới phủ rộng bao gồm 08 trụ sở giao dịch tại huyện, thành phố và 24 phòng giao dịch tại các phường và thị trấn, thị tứ trọng điểm nhưng Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang luôn phải đối mặt trực tiếp với việc cạnh tranh lớn trong việc nắm giữ và ổn định thị phần hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng trong những năm qua.
33
2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014-2017.
Trong những năm gần đây, Các NHTMCP đang tăng cường mở rộng màng lưới tại khu vực nông thôn nên mức độ cạnh tranh đối với Agribank trong hoạt động huy động vốn, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán trong nước ngày càng tăng.
Tuy nhiên, Agribank Chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang đã thực hiện nghiêm túc chủ trương chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, NHNN tỉnh và của Agribank, nỗ lực khắc phục khó khăn, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nên trong những năm qua đơn vị đã cơ bản hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2014 – 2017, cụ thể:
Bảng 2.5 Số liệu hoạt động kinh doanh tại Agribank Tuyên Quang
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Tiêu chí Năm
2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
1. Nguồn vốn 3.418 4.112 4.799 5.714
2. Dư nợ 4.428 5.063 6.003 6.504
3. Nợ xấu 72,8 63,7 57,6 70,6
4. Tỷ lệ nợ xấu 1,64% 1,26% 0,96% 1,09%
5. Tài chính
5.1- Tổng thu 514,2 547,2 626,2 770
- Trong đó: Thu lãi từ cho vay 392,1 410,5 472,7 710
Thu dịch vụ 13,8 15,1 18,3 21,3
5.2 - Tổng chi 428,6 459,5 558,3 611
- Trong đó: Trích lập dự phòng 19,0 15,8 38,1 28,1
5.3 - Lợi nhuận khoán tài chính 143,3 149,8 90,2 199,3 (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang-Tài liệu Hội nghị triển khai
nhiệm vụ kinh doanh năm 2015, 2016, 2017, 2018)
+ Nguồn vốn: Nguồn vốn tăng trưởng khá tốt, ổn định, bền vững, đúng định hướng, đáp ứng kịp thời nhu cầu hoạt động kinh doanh, cơ cấu nguồn vốn tiếp tục được chuyển đổi tích cực, tăng tỷ trọng vốn ổn định, trung dài hạn, vốn huy động từ dân cư; giữ vững mục tiêu của Agribank dẫn dắt thị trường giảm và duy trì lãi suất đầu vào ở mức thấp để nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng khả năng tài chính.
Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nhận thức rõ tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, công tác huy động vốn của luôn được đặt lên hàng đầu. Do vậy, đã đạt được những kết quả nhất định: Nguồn vốn tăng trưởng
34
khá tốt, ổn định, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao, tập trung chủ yếu ở tiền gửi dân cư, tăng tỷ trọng nguồn vốn trung, dài hạn.
Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh có thêm các NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội, Bưu Điện – Liên Việt, Quân đội. Các NHTMCP LienViet Post bank, SHB đã và đang tăng cường công tác huy động vốn với mức lãi suất cao hơn so với Agribank ở hầu hết các kỳ hạn. Trong điều kiện đó, Agribank Chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang đã áp dụng nhiều giải pháp tích cực nhằm hoàn thành kế hoạch nguồn vốn, duy trì mức lãi suất huy động hợp lí, đảm bảo hiệu quả kinh doanh. Cụ thể: Điều hành lãi suất linh hoạt, tuân thủ đúng chỉ đạo của Agribank và NHNN; Triển khai huy động đa dạng các sản phẩm nguồn vốn, chú trọng các sản phẩm phù hợp với khu vực nông thôn là địa bàn mà Agribank chiếm ưu thế; Tăng cường tiếp cận đối tượng khách hàng có nguồn vốn giá rẻ gắn với việc sử dụng đa dạng các sản phẩm khác của Agribank; Tập huấn cho cán bộ các kiến thức về các sản phẩm huy động vốn, kỹ năng giao tiếp, đàm phán; Triển khai có hiệu quả các chương trình huy động vốn dự thưởng với các giải thưởng phù hợp với thị hiếu khách hàng… Vì thế, giai đoạn 2014-2017 nguồn vốn tại Agribank Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tăng trưởng từ 16
% trở lên (năm 2014: 16%; năm 2015: 20,3%; năm 2016:16,7%; năm 2017: 19,1%) cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống Agribank (năm 2014: 10,3%;
năm 2015:16,5%; năm 2016:14,9%; năm 2017:14,6% - nguồn: Báo cáo thường niên Agribank)
Đến 31/12/2017 Vốn huy động của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tại địa phương (bao gồm cả ngoại tệ quy đổi) đạt 5.714 tỷ đồng, so với năm 2016: tăng 915 tỷ đồng. Hoàn thành vượt kế hoạch Agribank giao khoán. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn cao hơn mức bình quân chung của Agribank 4,5%, song thấp hơn so với mức bình quân trên địa bàn là 5,9% (Các ngân hàng trên địa bàn tăng trưởng 25%
năm 2017).
35
Thị phần vốn huy động tại tỉnh Tuyên Quang cụ thể như sau:
Bảng 2.6 Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn
Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Tổ chức tín dụng Năm
2014 2015 2016 2017
Agribank 3.418 4.112 4.799 5.714
Vietinbank 1.599 1.920 2.391 3.564
BIDV 1.681 2.223 2.435 3.000
SHB 275 596 830 1.185
LienViet Post bank 122 1.466 1.813 2.344
MB 147 367
Tổng cộng 7.095 10.317 12.415 16.174 (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang - Báo cáo tổng kết hoạt động
Ngân hàng Tuyên Quang năm 2014, 2015, 2016, 2017)
Tổng nguồn vốn huy động của các NHTM trên địa bàn huy động tại địa phương đến năm 2017 đạt 16.174 tỷ đồng, tăng 3.759 tỷ đồng so với năm 2016, so với năm 2014: tăng 9.079 tỷ đồng, trong đó Agribank luôn nắm trên giữ 35% thị phần huy động. Tuy nhiên, do cạnh tranh gay gắt trong việc huy động vốn giữa các NHTM trên địa bàn nên thị phần huy động vốn của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong những năm gần đây có sự sụt giảm mạnh về thị phần. Mặc dù nguồn vốn huy động tại địa phương Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang hàng năm vẫn có sự tăng trưởng, và chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn của các NHTM, nhưng Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã giảm gần 10% thị phần huy động, vốn từ chỗ năm 2014 Agribank đang nắm giữ 48% thị phần đến năm 2017 chỉ còn 35% thị phần.
36
Hình 2.3: Thị phần hoạt động huy động vốn
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang - Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Tuyên Quang năm 2014, 2015, 2016, 2017)
Về cơ cấu nguồn vốn:
37
Bảng 2.7 Tình hình huy động vốn tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.
Tiêu chí Năm
2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017 1. Nguồn vốn 3.418 4.112 4.799 5.714 - So sánh (+,-) với năm trước 472 694 687 915
- Tốc độ tăng trưởng 16,0% 20,3% 16,7% 19,1%
2. Cơ cấu theo đối tƣợng khách hàng 3.418 4.112 4.799 5714 2.1 Tiền gửi dân cư 2.994 3.614 4.374 5.297 - So sánh (+,-) với năm trước 436 620 760 923
- Tốc độ tăng trưởng 17,0% 20,7% 21,0% 21,1%
- Tỷ trọng/ tổng nguồn vốn 87,6% 87,9% 91,1% 92,7%
2.2 Tiền gửi các tổ chức 424 498 425 417 3. Cơ cấu theo kỳ hạn 3.418 4.112 4.799 5.714 Không kỳ hạn 506 576 581 611 Có kỳ hạn dưới 12 tháng 2.262 2.471 2.654 2.663 Từ 12 tháng trở lên 650 1.065 1.564 2.440 (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm
vụ kinh doanh năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Tiền gửi dân cư hàng năm tăng ổn định, đến 31/12/2017 đạt 5.297 tỷ đồng, tăng so với năm 2016: 923 tỷ đồng, tương đương tăng trưởng 21% đạt 103,6% kế hoạch năm do Agribank giao. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của tiền gửi dân cư chiếm trên 17%/ năm (năm 2014: 17%; năm 2015: 20,7%; năm 2016: 21%; năm 2017: 21%), tỷ trọng tiền gửi dân cư chiếm từ 87%/tổng nguồn vốn trở lên, năm 2016 tăng lên 92,7%/tổng nguồn vốn.
38
Hình 2.3 Diễn biến nguồn vốn, vốn trung dài hạn và tỷ trọng vốn trung dài hạn (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm
vụ kinh doanh năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Cơ cấu vốn trung dài hạn (từ 12 tháng trở lên) tăng mạnh, từ chỗ năm 2014 vốn trung dài hạn chiếm tỷ trọng 19%/tổng nguồn vốn, đến năm 2017 chiếm tỷ trọng 42,7%/tổng nguồn vốn, đạt 2.440 tỷ đồng, tăng so với năm 2016: 876 tỷ đồng (chiếm 95,7% số dư nguồn vốn tăng trong năm).
Việc tăng trưởng vốn ổn định và cơ cấu nguồn vốn trung dài hạn được chuyển dịch đã hỗ trợ phần lớn cho việc tăng trưởng tín dụng và góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh.
+ Dư nợ: Mức tăng trưởng tín dụng hàng năm đều đạt và vượt kế hoạch do Agribank giao hàng năm, chất lượng tín dụng được đảm bảo, phù hợp với khả năng quản lý và quản trị rủi ro, có cấu vốn tín dụng chủ yếu tập trung cho sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh, các xã điểm xây dựng nông thôn mới.
Agribank Chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang đã xác định tín dụng vẫn là hoạt động mang lại nguồn thu chủ yếu trong kinh doanh nên để đảm bảo hoàn thành tốt kế hoạch dư nợ do Agribank giao, chi nhánh đã chủ động điều hành và triển khai quyết liệt các giải pháp: Giao kế hoạch tín dụng linh hoạt, đáp ứng kịp thời nhu cầu của các đơn vị về nguồn vốn cho vay, đặc biệt là vốn trung, dài hạn; Duy trì ổn định lãi suất cho vay, giảm lãi suất cho vay đối với một số đối tượng khách hàng xuất khẩu, doanh nghiệp truyền thống, khách hàng vay vốn tiêu dùng (Mức lãi suất thấp nhất:
4%/năm); Tăng cường cho vay các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh có ưu thế về hỗ trợ lãi suất theo các nghị quyết, quyết định của HĐND, UBND tỉnh (QĐ
39
số 30/QĐ-UBND, QĐ số 303/QĐ-UBND, nghị quyết số 10/NQ-HĐND, nghị quyết số 12/NQ-HĐND); Đẩy mạnh việc tìm kiếm khách hàng mới, duy trì ổn định các khách hàng tốt hiện có; Phối hợp chặt chẽ với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để nâng cao hiệu quả công tác cho vay đối với hộ gia đình, cá nhân; Cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm về cho vay qua tổ nhóm nhằm tiến tới giảm tải công việc đối với cán bộ làm công tác tín dụng; Tổ chức tập huấn các quy trình, quy chế về nghiệp vụ tín dụng; Thực hiện cơ chế khen thưởng đối với cán bộ tìm kiếm khách hàng mới;
Triển khai các gói tín dụng ưu đãi dành cho khách hàng doanh nghiệp, khách hàng tiêu dùng, khách hàng xuất khẩu; Ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa, Hội Doanh nhân trẻ, Trung tâm xúc tiến đầu tư tỉnh Tuyên Quang…
Do vậy, dư nợ tín dụng hàng năm tăng trưởng khá, năm 2017 đạt mức tăng trưởng cao hơn so với mức tăng trưởng của năm trước liền kề, tuy nhiên thấp hơn so với mức bình quân chung của Agribank (17,6%) và mức bình quân chung trên địa bàn (12,7%). Cơ cấu tín dụng tập trung chủ yếu cho đối tượng hộ gia đình và cá nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các đối tượng ưu tiên theo quy định của Chính phủ và NHNN. Thị phần và dư nợ tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang trong tổng đầu tư cho nền kinh tế của các NHTM trên địa bàn được nắm giữ phần lớn.
Bảng 2.8 Dƣ nợ tín dụng các NHTM trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang Đơn vị tính: Tỷ đồng.
Tổ chức tín dụng Năm
2014 2015 2016 2017
1. Agribank 4.428 5.063 6.003 6.504
2. Viettin bank 1.034 1.370 1.649 2.117
3. BIDV 1.860 2.055 2.177 2.300
4. SHB 84 233 400 516
5. LienViet Post bank 47 260 322 443
6. MB 80 203
Tổng cộng 7.453 8.981 10.631 12.023
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang - Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Tuyên Quang năm 2014, 2015, 2016, 2017)
40
Agribank
Viettin 54%
bank 17%
BIDV 19%
SHB 4%
LienVie t Post bank
4%
MB 2%
Năm 2017
Hình 2.4 Thị phần hoạt động cấp tín dụng của các NHTM.
(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tuyên Quang - Báo cáo tổng kết hoạt động Ngân hàng Tuyên Quang năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Đến năm 2017, tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của các NHTM trên địa bàn đạt: 11.823 tỷ đồng, tăng so với năm 2016: 1.192 tỷ đồng. Trong đó Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang chiếm giữ trên 55% thị phần đầu tư cho vay nền kinh tế của các NHTM, tuy nhiên thị phần hàng năm của Agribank cũng có sự sụt giảm nhẹ năm từ 59% năm 2014 xuống còn 54% năm 2017, do năm từ năm 2014 đến nay có thêm sự cạnh tranh của 3 NHTM trên địa bàn là SHB, LienViet post bank, MB, tổng dư nợ cho vay qua các năm cụ thể: năm 2014: 4.428 tỷ đồng, năm 2015: 5.063 tỷ đồng, năm 2016: 6.003, năm 20174: 6.504 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016, chỉ đạt 8%.
+ Phân loại nợ, thu hồi nợ xấu, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng: Chất lượng tín dụng được cải thiện, các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro được kiểm soát chặt chẽ, hạn
41
chế nợ xấu phát sinh. Thực hiện nghiêm túc việc phân loại nợ và trích lập dự phòng theo đúng quy định của NHNN và Agribank.
Agribank Chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang xác định việc xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng là nhiệm vụ then chốt, vì vậy đã tập trung triển khai quyết liệt các giải pháp nhằm tăng cường chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu, các biện pháp xử lý nợ xấu được triển khai đồng bộ quyết liệt đó là: Thành lập các đoàn kiểm tra, rà soát chất lượng tín dụng tại tất cả các đơn vị, đối với 100% các khoản nợ bán VAMC, nợ đã xử lý rủi ro, các khoản bảo lãnh và các khoản vay có dư nợ từ 200 triệu đồng trở lên; Thành lập Ban chỉ đạo xử lý nợ tại Agribank Chi nhánh tỉnh, các chi nhánh loại 2 thành lập Tổ giám sát, xử lý nợ xấu, các phòng giao dịch, phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Khách hàng Doanh nghiệp, Khách hàng Hộ sản xuất và cá nhân thành lập Tổ xử lý, thu hồi nợ xấu để thưởng xuyên đánh giá phân tích, cảnh báo nợ xấu, nợ đã cơ cấu, nợ tiềm ẩn rủi ro, phân tích chi tiết các khoản nợ để xây dựng giải pháp và triển khai phương án xử lý phù hợp đối với từng khoản nợ; Thực hiện quyết liệt các giải pháp xử lý tài sản đảm bảo, gửi hồ sơ bán tài sản qua trung tâm đấu giá tài sản; Cơ cấu nợ, miễn giảm lãi, thu nợ gốc trước, thu lãi sau góp phần giảm áp lực tài chính cho khách hàng; Có cơ chế khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có chất lượng nợ tốt, khuyến khích thu hồi nợ XLRR, nợ bán VAMC…Từ đó, nợ xấu hàng năm giảm thấp cả về tuyệt đối và tỷ lệ nợ xấu.
72.8
63.7
57.6
70.6 1.64%
1.26%
0.96%
1.09%
0.00%
0.20%
0.40%
0.60%
0.80%
1.00%
1.20%
1.40%
1.60%
1.80%
- 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0
Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu
Hình 2.5 Diễn biến nợ xấu giai đoạn 2014 - 2017
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2015, 2016, 2017, 2018)
42
Kết quả đến năm 2017, nợ xấu tại Agribank chi nhánh Tuyên Quang là: 70,6 tỷ đồng, tăng so với năm 2016: là 13 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu từ 0,96%/tổng dư nợ tại năm 2016 lên đến 1,09%/tổng dư nợ vào năm.
Bảng 2.9 Số liệu nợ xấu giai đoạn 2014-2017
Đơn vị tính: Tỷ đồng, %.
Tiêu chí Năm
2014
Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Nợ xấu 72,8 63,7 57,6 70,6
- tăng (+), giảm(-) với năm trước 54,0 -9,1 -6,1 13 - Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1,64% 1,26% 0,96% 1,09%
(Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Bảng 2.10 Phân loại nợ giai đoạn 2014-2017
Đơn vị: tỷ đồng.
Tiêu chí Năm
2014 2015 2016 2017
1. Phân loại nợ 4.430 5.064 6.003 6.504 Nợ nhóm 1 3.957 4.585 5.604 6.074 Nợ nhóm 2 399 415 341 359 Nợ nhóm 3 29 10 5 8 Nợ nhóm 4 26 15 14 8 Nợ nhóm 5 19 39 39 55 2. Trích lập dự phòng 19 16 38 28,1 (Nguồn: Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang - Tài liệu Hội nghị triển khai nhiệm
vụ kinh doanh năm 2015, 2016, 2017, 2018)
Trước áp lực về chủ trương giảm thiểu nợ xấu phát sinh trong toàn ngành ngân hàng, phân loại nơ theo đúng quy định, đúng tính chất để đánh giá đúng bản chất nhóm nợ của các khoản đầu tư tín dụng cho nền kinh tế. Agribank đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thu hồi đủ nợ đến hạn, nợ cơ cấu đến hạn, nợ xấu, để hạn chế nợ xấu phát sinh, phân loại nợ và chuyển nhóm nợ theo đúng tính chất khoản vay và thông tin CIC. Nợ nhóm 2 đến cuối năm 2017 giảm 40 tỷ so với 2014, giảm 18 tỷ so với cuối năm 2016; Tuy nhiên nợ xấu năm 2017 tăng khá cao so với các năm trước, việc trích lập dự phòng giảm.
43
+ Thu dịch vụ: Doanh thu dịch vụ ngoài tín dụng được đẩy mạnh; các sản phẩm dịch vụ được đa dạng hóa, mức tăng trưởng khá, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Agribank Chi nhánh Tỉnh Tuyên Quang hiểu rõ lợi thế của các sản phẩm dịch vụ thanh toán trong cạnh tranh, cũng như mức độ ít rủi ro hơn so với hoạt động tín dụng, phát huy lợi thế về màng lưới, nhân lực Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh việc triển khai cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, chú trọng triển khai cung ứng các sản phẩm bán lẻ có thế mạnh, sản phẩm bán chéo, sản phẩm liên kết cung cấp qua Mobile;
Internet … Xây dựng và triển khai cơ chế chăm sóc khách hàng, có chính sách chăm sóc khách hàng truyền thống, khách hàng sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ Tập huấn văn hóa Agribank, kỹ năng giao tiếp, các quy trình, quy định về sản phẩm dịch vụ cho 100% cán bộ trong chi nhánh; Đẩy mạnh công tác tiếp thị, truyền thông, ký kết thỏa thuận với các cơ quan truyền thông tại địa phương để tuyên truyền, quảng bá hoạt động…
Vì vậy, giai đoạn 2014-2017 chi nhánh đã đạt được bước tiến tích cực trong công tác phát triển sản phẩm dịch vụ. Số khách hàng sử dụng các sản phẩm huy động vốn: 84.059 khách hàng, tăng 14.078 khách hàng so với cuối năm 2014. Số khách hàng sử dụng sản phẩm tín dụng: 57.434 khách hàng, tăng 3.754 khách hàng so với cuối năm 2014. Số thẻ ATM: 106.948 thẻ, tăng 24.412 thẻ so với năm 2014.
(Nguồn: Tự tổng hợp từ số liệu hoạt động tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang).
Năm 2016, tổng doanh thu dịch vụ đạt 18,3 tỷ đồng, tăng 2,8 tỷ đồng so với năm 2015, tăng 4,5 tỷ đồng so với năm 2014, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt trên 12%/năm, cụ thể: tốc độ tăng trưởng năm 2014 đạt 24,3%/năm; năm 2015 đạt 12,3%/năm đến năm 2016: 21,1%/năm, đạt và vượt mục tiêu hàng năm của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang (tăng tối thiểu 10% so với năm trước).