Thiết lập mối liên hệ giữa hệ thống KPI với thù lao theo hiệu quả cộng việc và công tác nhân sự khác

Một phần của tài liệu Xây dựng kpi cho bộ phận tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 101)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CỦA BỘ PHẬN TÍN DỤNG TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TỈNH TUYÊN

3.3 Thiết lập mối liên hệ giữa hệ thống KPI với thù lao theo hiệu quả cộng việc và công tác nhân sự khác

3.3.1 Mối liên hệ giữa KPI và tiền lương thù lao cho người lao động 3.3.1.1. Cở sở chi trả thù lao cho người lao động

Cơ sở chi trả thù lao cho người lao động tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang được thống nhất áp dụng trên toàn chi nhánh, cụ thể:

- Hệ số thù lao của người lao động (V2) - Giá trị 1 hệ số thù lao V2 (GV2)

- Hệ số hoàn thành công việc (HCV) - Hệ số điều chỉnh (HĐC)

- Hệ số thu hút (HTH)

88 - Hệ số thù lao đạt được (HTL) Trong đó:

+ Hệ số thù lao V2; Hệ số điều chỉnh (HĐC); Hệ số thu hút (HTH) theo thang bảng thù lao trong hệ thống Agribank. Giá trị 1 hệ số thù lao V2 do Agribank quy định hàng năm.

+ Hệ số hoàn thành công việc (HCV) do Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang đánh giá trên cơ sở KPI người lao động thực hiện.

+ Hệ số thù lao đạt được (HTL) thực hiện trên cơ sở Lợi nhuận chưa chi trả thù lao x đơn giá tài chính hàng năm do Agribank giao/Quỹ thù lao kế hoạch.

3.3.1.2. Cách tính chi trả thù lao và phương pháp thực hiện phân phối thù lao cho người lao động

Thù lao của người lao động được chi trả trực tiếp cho người lao động theo Hệ số hoàn thành công việc là kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao, được xác định bằng KPI của người lao động, cụ thể:

TLNLĐ = (V2 + HĐC + HTH) x GV2 x HCV x HTL

Trong đó: HTL theo thực tế đạt được nhưng không quá hệ số 1.

Để tạo động lực cho người lao động tại bộ phận tín dụng, đây là bộ phận làm ra 90% doanh thu và thu nhập cho đơn vị, tác giả đề xuất phương pháp phân phối thù lao theo KPI, cụ thể:

+ Phân phối quỹ tiền lương thù lao vòng 1:

Chi trả theo phương pháp chi trả trên cho toàn thể người lao động.

+ Phân phốiquỹ tiền lương thù lao vòng 2 (nếu còn): Quỹ thù còn lại = (Quỹ thù lao làm ra tối đa theo hệ số 1 – Tổng số thù lao đã chi trả) thực hiện phân phối vòng 2 cho người lao động làm công tác tín dụng có KPI theo cấp độ 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

+ Phân phối quỹ tiền lương thù lao vòng 3(nếu còn): Phân phối cho toàn thể người lao động có hệ số KPI từ cấp độ 1.

3.3.2. Mối liên hệ giữa hệ thống KPI với công tác nhân sự khác 3.3.2.1. Hệ thống KPI với công tác thi đua khen thưởng

Kết quả đánh giá KPI là một trong những tiêu chí quan trọng để xếp hạng thi đua, khen thưởng cho người lao động, tác giả cũng đề xuất công tác thi đua khen thưởng gắn với KPI cá nhân cụ thể như sau:

Lao động tiên tiến: Tối thiểu KPI phải đạt mức độ 3: Hoàn thành nhiệm vụ

89

Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở: Tối thiểu KPI phải đạt cấp độ 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ

Chiến sĩ thi đua cấp ngành: 03 năm liên tiếp là Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở (theo quy định hiện hành), trong đó tối thiểu có 01 năm KPI phải đạt cấp độ 1:

Hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ

3.3.2.2. Hệ thống KPI với công tác luân chuyển, kỷ luật người lao động

Người lao động có KPI cấp độ 4: Không hoàn thành nhiệm vụ trong 3 tháng liên tiếp hoặc 4 tháng trong 1 năm sẽ là đối tượng xem xét luân chuyển công việc.

Người lao động được bổ nhiệm ở các vị trí cao hơn: Ngoài những tiêu chuẩn của chức danh được bổ nhiệm trong hệ thống Agribank theo quy định hiện hành cần có thêm KPI của năm trước khi bổ nhiệm cấp độ 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở lên và có phương án điều hành phòng tổ, đơn vị đạt mức KPI phòng tổ trong thời gian bổ nhiệm đạt cấp độ 3 trở lên trong đó tối thiểu có 01 năm KPI đạt cấp độ 2 phòng tổ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

90

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở thực trạng, hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong công tác đánh giá hiệu quả công việc của người lao động tại bộ phận tín dụng Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang tại chương 2 của luận văn, trên cơ sở mục tiêu chiến lược của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, tác giả đã trực tiếp đề xuất mô hình bản đồ chiến lược của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, cũng như thẻ điểm cân bằng trong KPI của bộ phận tín dụng tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang.

Tác giả đã kiến nghị thực hiện một số giải pháp để triển khai, áp dụng KPI tại Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nói chung và bộ phận tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang nói riêng.

Tác giả mong muốn và hy vọng với các giải pháp thực hiện triển khai ứng dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) vào đánh giá mức độ hoàn thành công việc cho người lao động tại bô phận tín dụng của Agribank chi nhánh tỉnh Tuyên Quang sẽ đem đến kết quả đánh giá hiệu quả công việc cho người lao động tại bộ phận này chính xác và tạo động lực cho người lao động.

91

Một phần của tài liệu Xây dựng kpi cho bộ phận tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)