Cấu trúc của thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam (Trang 55 - 61)

2. Các đề tài, công trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam

1.3.1. Cấu trúc của thị trường bán buôn điện cạnh tranh

Quá trình cải tổ ngành điện từ mô hình truyền thống độc quyền liên kết dọc sang các mô hình TTĐ cạnh tranh đã tạo ra các đơn vị mới tham gia thị trường cạnh tranh với các chức năng độc lập. Trong phạm vi nghiên cứu, phân loại các đơn vị tham gia thị trường bán buôn điện cạnh tranh thành hai dạng bao gồm: SO, MO và nhóm các đơn vị còn lại gồm: Đơn vị phát điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị mua bán buôn điện, Đơn vị môi giới.

1.3.1.1. Đơn vị vận hành HTĐ và Đơn vị điều hành giao dịch TTĐ

Khi hình thành TTĐ cạnh tranh, ngoài hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kỹ thuật, kinh tế trong hoạt động điện lực, đòi hỏi phải có những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh mối quan hệ trong quá trình giao dịch mua bán điện cạnh tranh, cần phải sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý kỹ thuật, kinh tế và

Mức độ tái cấu

TTĐ Bán

lẻ

TTĐ Độc quyền

TTĐ Bán buôn Thị

trường phát điện Phân tách chức

năng bán lẻ ra khỏi chức năng quản lý

lưới phân phối Phân tách hoàn toàn

3 khâu phát, truyền tải và phân phối

Khâu phát phân tách khỏi các khâu

còn lại Công ty liên kết dọc

quản lý cả 3 khâu phát, truyền tải và

phân phối

Hình 1.8. Yêu cầu tái cơ cấu đối với các giai đoạn phát triển của TTĐ

quy trình, quy phạm kỹ thuật quản lý, vận hành HTĐ của thị trường độc quyền trước đây cho phù hợp với thị trường cạnh tranh.

Khác với thị trường thông thường, trong TTĐ độc quyền bắt buộc phải có một Đơn vị điều độ HTĐ để thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật, khớp nối giữa yêu cầu mua điện của người tiêu dùng và khả năng phát điện, truyền tải điện của nhà sản xuất điện. Tuy nhiên, khi chuyển từ thị trường độc quyền sang thị trường cạnh tranh đòi hỏi phải có một tổ chức làm đầu mối để phối hợp giữa bên bán điện và bên mua điện trong quá trình mua bán điện giao ngay. Kinh nghiệm các nước cho thấy, ở mô hình cạnh tranh đầu tiên của TTĐ, khối lượng giao dịch chưa nhiều, nên công tác điều hành giao dịch TTĐ có thể thuộc Đơn vị điều độ HTĐ của quốc gia. Tuy nhiên, đến các mô hình tiếp theo của TTĐ là bán buôn, bán lẻ cạnh tranh, khi khối lượng giao dịch mua bán điện ngày một nhiều thì có thể phải tách bộ phận điều hành giao dịch TTĐ (MO) thành một đơn vị độc lập với Đơn vị điều độ HTĐ của quốc gia. Hơn nữa MO không phải là một tổ chức của Nhà nước mà chỉ là tổ chức giúp cơ quan quản lý nhà nước trong điều tiết TTĐ, không được can thiệp vào quá trình SXKD điện.

Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, tất cả các NMĐ đều bán sản lượng điện của mình cho các đơn vị bán buôn, đơn vị phân phối, hoặc bán trực tiếp đến cho khách hàng lớn và đơn vị bán lẻ nếu cho phép mở rộng thị trường cạnh tranh đến khâu bán lẻ điện năng. Với cấu trúc mới của các đơn vị tham gia thị trường, cùng với yêu cầu của việc quản lý điều hành đối với các đơn vị tham gia vào thị trường bán buôn điện cạnh tranh, chức năng điều hành TTĐ như truyền thống trước đây được phân chia rõ nét hơn, cụ thể:

- Chức năng vận hành thị trường: Chức năng vận hành thị trường liên quan trực tiếp đến giao dịch mua bán điện năng, điều tiết tính toán giá thị trường.

- Chức năng vận hành HTĐ: Chức năng vận hành HTĐ chủ yếu liên quan đến công tác vận hành nhằm đảm bảo cân bằng HTĐ, điều độ thời gian thực, điều hành cung cấp các dịch vụ phụ trợ đảm bảo cho HTĐ vận hành ổn định và quản lý tắt nghẽn trong truyền tải điện năng.

Chức năng, nhiệm vụ của các MO và SO, cụ thể như sau:

Đơn vị điều hành giao dịch TTĐ (MO)

Khi hình thành TTĐ cạnh tranh khâu bán buôn người ta đã tổ chức một đơn vị gọi là: MO hoạt động song song với SO. MO có chức năng quản lý các giao dịch trong TTĐ giao ngay. MO không mua, bán điện nhưng hoạt động như là một cơ quan giao dịch, giống như sở giao dịch chứng khoán, nơi mà các thành phần tham gia thị trường mua và bán điện. MO thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

- Tiếp nhận các bản chào giá từ các Đơn vị phát điện;

- Cập nhật các thông tin do SO cung cấp cần thiết cho công tác lập kế hoạch phát điện;

- Lập kế hoạch phát điện (ngày tới, giờ tới) và xác định giá thị trường;

- Xác nhận sản lượng mua bán điện thực tế, quản lý số liệu đo đếm phục vụ công tác thanh toán;

- Thực hiện việc xác nhận khối lượng điện giao dịch theo hợp đồng mua bán điện và trên TTĐ đối với các Đơn vị phát điện và các Đơn vị mua bán buôn điện;

- Giám sát hoạt động của TTĐ, giám sát các thành viên thị trường trong việc tuân thủ các quy định về TTĐ.

Đơn vị vận hành HTĐ (SO)

Ở các nước trên thế giới, khi xuất hiện một HTĐ chung trong một khu vực hoặc trong cả nước, nghĩa là có sự kết nối giữa các NMĐ với nhau và giữa NMĐ với người tiêu dùng điện bằng hệ thống các đường dây tải điện và trạm biến áp, trạm bù, trạm cắt. Việc làm này đòi hỏi phải có một tổ chức vận hành chuyên trách làm nhiệm vụ phối hợp và gắn kết giữa nhà sản xuất điện với người sử dụng điện bằng cách xây dựng phương thức vận hành và chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, tiêu thụ điện. Theo đó, cơ cấu tổ chức vận hành của HTĐ gồm:

- Vận hành HTĐ chung (chỉ huy thao tác, điều khiển các NMĐ, lưới điện truyền tải); trực thuộc đơn vị vận hành HTĐ chung có các đơn vị vận hành HTĐ khu vực; vận hành HTĐ bang hoặc vận hành HTĐ miền (chỉ huy thao tác, điều khiển lưới điện truyền tải theo phân cấp của đơn vị vận hành HTĐ chung).

- Vận hành lưới điện phân phối trực thuộc các đơn vị phân phối điện trên địa bàn tương đương cấp tỉnh, thành phố (chỉ huy thao tác, điều khiển lưới điện phân phối).

Các đơn vị vận hành HTĐ quốc gia, khu vực, bang hoặc miền và lưới điện phân phối đều phải tuân thủ thống nhất các quy định về điều độ vận hành HTĐ; vận hành lưới điện phân phối phải thực hiện lệnh chỉ huy thao tác, điều khiển của Vận hành HTĐ khu vực, vận hành HTĐ bang hoặc vận hành HTĐ miền; vận hành HTĐ khu vực, vận hành HTĐ bang hoặc vận hành HTĐ miền phải tuân theo lệnh chỉ huy thao tác, điều khiển của vận hành HTĐ chung. Vận hành HTĐ các cấp đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo cho HTĐ vận hành an toàn, ổn định và kinh tế, do vậy luật điện lực của các nước quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của từng cấp vận hành HTĐ, mối quan hệ giữa các cấp với nhau, mối quan hệ giữa các cấp điều độ vận hành HTĐ với NMĐ, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối điện, Đơn vị bán buôn, Đơn vị bán lẻ và người sử dụng điện. SO chủ yếu thực hiện quản lý vận hành HTĐ trong phạm vi kinh tế - kỹ thuật, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh điện.

Vai trò chính của SO trong thị trường bán buôn điện là cân bằng cung cầu và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn nhất định. Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các luật lệ về vận hành hệ thống được quyết định bởi các thành phần tham gia thị trường và được xác định trong thoả thuận của nhiều bên.

Do vậy, vai trò của SO trở nên phức tạp hơn do số lượng thành phần tham gia thị trường nhiều hơn. Sẽ có một số lượng lớn hợp đồng mua bán điện song phương mà SO phải tính đến khi lập kế hoạch và điều độ, và cơ quan này có thể phải cân bằng cung cầu với một lượng phát điện tương đối nhỏ mà lượng phát điện này được lập kế hoạch và điều độ trên cơ sở các mức giá do các Đơn vị phát điện đặt ra. Chức năng chính của SO là chỉ huy điều độ các NMĐ và vận hành hệ thống truyền tải điện để đảm bảo an ninh HTĐ và cung cấp điện liên tục.

SO thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Điều độ các NMĐ trên kế hoạch phát điện giờ tới (do MO cung cấp) và các yêu cầu đảm bảo an ninh HTĐ; Chỉ huy thao tác vận hành trên hệ thống truyền tải điện;

- Quản lý, điều độ các dịch vụ phụ trong TTĐ;

- Đảm bảo cân bằng và an ninh hệ thống trong mọi thời điểm;

- Thực hiện dự báo phụ tải và điều phối công tác lập lịch sửa chữa nguồn điện và lưới điện;

- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch và phát triển HTĐ theo quy định;

- Tham gia xây dựng các quy trình, thủ tục phục vụ công tác vận hành thị trường như: Quy định về chào giá, Quy định về truyền tải, Quy định về giám sát và các hành vi lũng đoạn thị trường,…

1.3.1.2. Các đơn vị khác tham gia trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh Đơn vị phát điện

Đơn vị phát điện là một cá nhân hoặc một tổ chức sở hữu một hoặc nhiều tổ máy phát điện nối vào lưới truyền tải hoặc lưới phân phối. Đơn vị phát điện đóng vai trò quyết định, chiếm khoảng 65% trong chuỗi giá trị của hoạt động SXKD điện [25], tham gia TTĐ với tư cách là người trực tiếp kinh doanh bán điện theo hợp đồng có thời hạn và chào giá bán điện giao ngay theo thời điểm, đảm bảo cung cấp kịp thời điện năng và các dịch vụ phụ trợ về công suất dự phòng, phản kháng,.. cho người sử dụng điện thông qua hệ thống lưới điện truyền tải, phân phối.

Đơn vị truyền tải điện

Đơn vị truyền tải điện không kinh doanh mua bán điện, nhưng tham gia TTĐ với tư cách người cung cấp dịch vụ truyền tải. Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, hệ thống phải được vận hành nhằm đáp ứng các hợp đồng của tất cả các đơn vị mua và bán điện, đồng thời giảm thiểu các chi phí cung ứng điện thông qua thị trường bán buôn điện. Điều này đạt được bởi tất cả các đơn vị bán và mua điện tham gia vào một thỏa thuận nhiều bên về vận hành hệ thống.

Đơn vị phân phối điện

Ở các nước trên thế giới người ta phân định rất rõ ràng chức năng phân phối điện và chức năng mua bán điện. Đơn vị phân phối điện chỉ chịu trách nhiệm quản lý vận hành lưới điện phân phối, lập và thực hiện kế hoạch đầu tư, duy trì, cải tạo, nâng cấp và phát triển mới lưới điện phân phối trên địa bàn mình quản lý. Đơn vị bán buôn, bán lẻ điện và khách hàng sử dụng điện được quyền sử dụng lưới điện phân phối. Điện áp của lưới điện phân phối thường là 66kV trở xuống. Lưới điện

phân phối trên các địa bàn tương đương cấp huyện, tỉnh tuy có liên kết với nhau để hỗ trợ nhau, nhưng vẫn được phân chia theo ranh giới địa lý, nên trong một nước người ta thiết lập nhiều Đơn vị phân phối điện. Có nước thì Đơn vị phân phối điện chỉ là nhiệm vụ cung cấp dịch vụ phân phối điện; có nước thì Đơn vị phân phối điện tổ chức thêm bộ phận kinh doanh mua bán điện. Các Đơn vị phân phối điện độc lập với nhau, không trực thuộc nhau. Đơn vị phân phối điện được quyền mua điện trực tiếp trên thị trường giao ngay hoặc mua thông qua các hợp đồng mua bán điện song phương để bán điện trực tiếp cho khách hàng. Mọi thành phần kinh tế có thể tham gia sở hữu, quản lý vận hành lưới điện phân phối.

Người tiêu dùng điện

Người tiêu dùng điện là người mua điện cuối cùng với phương tiện có kết nối với hệ thống lưới điện phân phối hoặc lưới điện truyền tải. Người tiêu dùng điện và mục đích sử dụng điện tương đối đa dạng nhưng trong luật điện lực của các nước, không phân biệt mục đích sử dụng, người ta chỉ phân ra hai loại là:

- Người tiêu dùng lượng điện lớn: Có nước lấy mức sử dụng từ 100 kW trở lên, có nước thì lấy từ 200 kW trở lên, nhiều nước lấy mức sử dụng từ 1.000 kW trở lên làm căn cứ phân loại khách hàng lớn, khách hàng mua buôn. Khác với thị trường phát điện cạnh tranh, trong điều kiện thị trường bán buôn điện, các khách hàng lớn này được quyền mua điện trực tiếp trên thị trường giao ngay hoặc ký hợp đồng mua bán điện song phương với Đơn vị phát điện hoặc mua điện thông qua các công ty phân phối điện để phục vụ mục đích của mình.

- Người tiêu dùng điện khác tức là mức sử dụng dưới các mức nêu ở trên:

tiếp tục như ở TTĐ độc quyền, thị trường phát điện cạnh tranh vẫn chỉ có một lựa chọn duy nhất là mua điện từ các công ty phân phối điện thông qua lưới điện phân phối.

Việc sử dụng hay không sử dụng điện của một số người tiêu dùng lượng điện lớn (khách hàng sử dụng điện lớn) có tác động trực tiếp đến vận hành HTĐ, an toàn và chất lượng điện trên lưới điện, còn việc sử dụng điện hoặc không sử dụng điện của một số người sử dụng điện khác ít ảnh hưởng đến vận hành HTĐ, an toàn và chất lượng điện. Tuy nhiên, nếu không đảm bảo cung cấp điện kịp thời, đủ số

lượng, an toàn, ổn định, đúng chất lượng sẽ làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất và chất lượng sản phẩm của người tiêu dùng điện.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)