Quá trình hình thành thị trường điện Việt Nam

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam (Trang 83 - 86)

2. Các đề tài, công trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam

2.1. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1.1. Quá trình hình thành thị trường điện Việt Nam

Quá trình phát triển ngành điện Việt Nam những năm qua cho thấy việc hình thành và phát triển TTĐ cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay là một tất yếu khách quan nằm trong một quá trình tổng thể với các bước đi cụ thể như sau:

- Năm 1995: Chính phủ đưa ra mục tiêu cải tổ ngành điện, sau đó được cập nhật năm 1997; thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN), tách chức năng quản lý nhà nước ra khỏi chức năng quản lý SXKD. EVN được giao nhiệm vụ quản lý ngành điện trên phạm vi toàn quốc; chịu trách nhiệm đầu tư phát triển ngành công nghiệp điện, tổ chức sản xuất và tiêu thụ điện phù hợp với yêu cầu và định hướng chiến lược phát triển KT-XH của đất nước;

- Năm 2003: Bắt đầu tiến hành cổ phần hóa các công ty trong EVN;

- Năm 2004: Thông qua Luật Điện lực, chuẩn bị lộ trình phát triển TTĐ cạnh tranh;

- Năm 2005: Thành lập Cục Điều tiết điện lực trực thuộc Bộ Công Thương;

- Năm 2006: Hình thành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm nội bộ EVN và chính thức đưa vào vận hành vào tháng 01/2007;

- Năm 2007: Thành lập Công ty mua bán điện trực thuộc EVN;

- Năm 2008: Thành lập Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT);

- Năm 2010: Hình thành thị trường phát điện cạnh tranh thí điểm;

- Năm 2011: Vận hành thử nghiệm thị trường phát điện cạnh tranh;

- Tháng 6/2012: Thành lập 03 Tổng công ty phát điện 1, 2, 3;

- Từ ngày 01/7/2012: Vận hành chính thức thị trường phát điện cạnh tranh.

Hiện nay, EVN đang sở hữu phần lớn công suất các nguồn phát điện, nắm giữ toàn bộ khâu truyền tải, vận hành HTĐ, phân phối và kinh doanh bán lẻ điện.

Cụ thể các khâu của quá trình SXKD điện năng tại Việt Nam như sau:

Khâu phát điện: EVN đang sở hữu hoặc nắm cổ phần chi phối hơn 55%

trong 23.804 MW tổng công suất các nguồn điện toàn hệ thống bao gồm các đơn vị trực thuộc EVN: 8 công ty thuỷ điện lớn (Hoà Bình, Trị An, Ialy, Quảng Trị, Tuyên Quang, Đại Ninh, Buôn Kuốp, Sêsan) và 3 công ty TNHH MTV Tổng công ty phát điện 1, 2, 3 với tổng công suất 11.411 MW. Phần còn lại được sở hữu bởi các Tổng công ty/Tập đoàn Nhà nước (Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN), Tập đoàn Than Khoáng sản Việt nam (TKV), Tập đoàn Sông Đà (SDC), v.v...), các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà đầu tư tư nhân trong nước khác.

- Khâu truyền tải điện: NPT được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7 năm 2008 đến nay dưới hình thức đơn vị hạch toán độc lập công ty con do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ.

- Khâu phân phối điện: gồm 5 Công ty TNHH MTV Tổng CTĐL miền Bắc, miền Trung, miền Nam, thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là các công ty con hạch toán độc lập do EVN nắm giữ 100% vốn điều lệ. Tại các thành phố, thị trấn, thị tứ,… các khách hàng sử dụng điện được mua điện trực tiếp từ các CTĐL thuộc các Tổng CTĐL. Ở một số vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vẫn còn hình thức kinh doanh điện qua các hợp tác xã, đơn vị mua bán buôn điện, tạo nên một cấp kinh doanh điện bán lẻ cho các hộ dân.

- Các đơn vị khác tham gia thị trường phát điện cạnh tranh: chức năng vận hành HTĐ và điều hành giao dịch TTĐ do A0 đảm nhiệm, hoạt động dưới hình

Hình 2.1. Cơ cấu nguồn điện Việt Nam theo tổ chức sở hữu năm 2012

IPPs 2%

Nước ngoài

10% Nhập khẩu

5%

EVN 55%

PVN 11%

Khác Cổ phần 1%

TKV 10%

5%

EVN IPPs Nhập khẩu Nước ngoài TKV Cổ phần Khác PVN

Nguồn: Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia

thức là đơn vị hạch toán phụ thuộc EVN; Công ty Mua bán điện: Được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 01 năm 2008 dưới hình thức công ty hạch toán phụ thuộc EVN, đại diện cho EVN đàm phán mua điện từ các NMĐ lớn để bán lại cho các Tổng CTĐL; đơn vị quản lý số liệu đo đếm: Trung tâm thông tin điện lực là đơn vị trực thuộc EVN, do EVN nắm giữ 100% vốn;

- Các đơn vị phụ trợ: các Trường Đại học, Cao đẳng Điện lực; các công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện; các công ty cổ phần cơ khí điện lực; công ty cổ phần tài chính điện lực và các công ty liên kết khác trong các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm và bất động sản.

Hình 2.2. Mô hình tổ chức các khâu SXKD của ngành điện Việt Nam hiện nay Bộ Công Thương

Cục Điều tiết điện lực Tổng Cục năng lượng

EVN

Các

NMĐ Genco

1 IPPs

NPT

Phân phối/

Bán lẻ

Phân phối/

Bán lẻ

Phân phối/

Bán lẻ

Phân phối/

Bán lẻ

Phân phối/

Bán lẻ

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

Khách hàng

- EVN: Trung tâm Điều độ HTĐ Quốc gia thuộc EVN;

Công ty mua bán điện

- EVN: 03 Tổng công ty phát điện, các nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu - EVN: Tổng công ty

truyền tải điện quốc gia, gồm 4 Công ty truyền tải điện khu vực

- EVN: 05 Tổng công ty phân phối điện, gồm các Công ty phân phối tỉnh, thành phố

Genco: Tổng công ty phát điện NPT: Tổng công ty truyền tải điện quốc gia IPPs: Các nhà máy điện độc lập

Genco

2 Genco

3

Nguồn: Tự xây dựng

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)