Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam (Trang 114 - 117)

2. Các đề tài, công trình nghiên cứu về thị trường điện Việt Nam

2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG ĐIỆN VIỆT NAM HIỆN NAY

2.3.1. Những thành tựu đạt được

Trong những năm qua, với những nỗ lực của ngành điện nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, xã hội quốc gia, ngành điện Việt Nam nói chung, công cuộc xây dựng và phát triển TTĐ Việt Nam nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu, có thể đánh giá các thành tựu lớn trong những năm qua như sau:

Một là, đa dạng hóa các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh điện năng, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển KT-XH của quốc gia

Trong những năm qua, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về vốn đầu tư phát triển ngành điện để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế là điều hết sức khó khăn, theo đó ngành điện đã mở rộng việc kêu gọi đầu tư, chủ yếu vào lĩnh vực phát điện nhằm bổ sung nguồn cho hệ thống. Theo đó, nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư xây dựng các NMĐ BOT, NMĐ độc lập bán điện cho EVN, bổ sung nguồn cho HTĐ quốc gia. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tư nhân trong nước đã mạnh dạn đầu tư, đặc biệt là vào các công trình thủy điện nhỏ đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh chóng của phụ tải. Hệ thống các NMĐ của Việt Nam đa dạng, gồm các nhà máy thuỷ điện, nhiệt điện đốt than, nhiệt điện đốt dầu, tua bin khí và diezen, về cơ bản các NMĐ đã đáp ứng được nhu cầu điện sinh hoạt và sản xuất.

Hai là, phát triển hệ thống lưới điện truyền tải đảm bảo khắc phục tình trạng thiếu điện, thiếu điện cục bộ

Về mặt phát triển hệ thống, nhằm tạo thuận lợi cho ngành điện phát triển cân đối vững chắc, được sử chỉ đạo của Đảng và Chính phủ, ngành điện đã xây dựng và triển khai thực hiện các tổng sơ đồ phát triển điện theo từng giai đoạn. Theo đó, việc thực hiện bám sát và đạt được thành công qua các tổng sơ đồ này, ngành điện nước ta đã từng bước khắc phục được tình trạng thiếu hụt về nguồn điện, cải thiện chất lượng điện năng. Thành tích nổi bật là ngành điện Việt Nam đã xây dựng đường dây siêu cao áp 500 kV Bắc Nam kết nối HTĐ 3 miền thành một HTĐ duy nhất trong cả nước, lưới điện 220 kV trở thành hệ thống truyền tải liên kết chủ yếu ở từng miền, nối các NMĐ với các trung tâm phụ tải.

Ba là, thực hiện chuyển đổi cơ cấu tổ chức nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành điện Việt Nam

Đối với khối NMĐ: cơ chế chỉ huy điều hành tập trung tạo điều kiện thuận lợi trong việc khai thác, điều hành kinh tế HTĐ, điều tiết thuỷ nhiệt điện, thuận tiện cho việc quản lý kỹ thuật và phối hợp tốt giữa các hoạt động về khai thác vận hành và đầu tư. EVN đã xây dựng được hệ thống các NMĐ đa dạng về loại hình, gồm có thuỷ điện, nhiệt điện than, nhiệt điện dầu, tuabin khí, góp phần tăng tính linh hoạt trong điều hành hệ thống và an toàn trong việc bảo đảm an ninh năng lượng. Ngành điện đã có được đội ngũ cán bộ và công nhân lành nghề, nắm vững và điều hành tốt quá trình sản xuất điện tại các NMĐ. Việc thành lập được các Tổng công ty phát điện với quy mô tương đối như nhau là một bước tiến lớn trong bước đầu vận hành VCGM.

Việc thành lập Công ty Mua bán điện là một bước trung gian tốt trước khi thiết lập thị trường bán buôn điện năng. Đây sẽ là bước đầu tiên để thành lập một thị trường nhiều người mua với Công ty Mua bán điện là người mua đầu tiên và trong quá trình phát triển thì Công ty Mua bán điện sẽ đảm nhận vai trò trung gian của thị trường, điều tiết giữa các Nhà máy các CTĐL có giá điều tiết. Công ty Mua bán điện được thành lập như đơn vị đầu tiên thực hiện buôn bán điện trên thị trường để làm mô hình và tiền đề cho việc các nhà đầu tư khác sẽ thành lập đơn vị thứ 2,

thứ 3,…. thứ n. Công ty Mua bán điện như là một tiền đề vì đơn vị đầu tiên này sẽ đảm nhận cùng một lúc vai trò thực hiện trách nhiệm phục vụ công cộng với giá bị điều tiết và kinh doanh có lợi nhuận theo giá thị trường trong thời gian quá độ.

Trong tình hình như ở Việt Nam thì đơn vị này là một đơn vị do Nhà nước quản lý do vậy các nhà đầu tư, Đơn vị sản xuất điện cũng như Đơn vị sử dụng điện sẽ cảm thấy an toàn hơn.

Đối với khối truyền tải điện: các Công ty truyền tải trực thuộc NPT được tổ chức theo miền là phù hợp với đặc điểm địa lý của nước ta, và có điều kiện tập trung tăng cường công tác quản lý kỹ thuật góp phần nâng cao tính đồng bộ của lưới điện truyền tải.

Đối với khối điều độ: các đơn vị điều độ được tổ chức theo miền, đứng đầu là A0, và các Trung tâm điều độ HTĐ miền Bắc, Nam và Trung, thực hiện các chức năng điều độ HTĐ, đảm bảo vận hành có hiệu quả toàn bộ HTĐ quốc gia. Trong thời gian thí điểm, thử nghiệm vận hành VCGM, A0 có nhiệm vụ điều hành TTĐ đã thực hiện tốt cả hai chức năng vận hành HTĐ và điều hành giao dịch TTĐ.

Đối với khối phân phối, bán điện: cơ cấu tổ chức hoạt động kinh doanh hiện nay đã đáp ứng được vai trò phân phối điện năng đến khách hàng sử dụng điện, các dự án điện khí hóa nông thôn đã đạt những kết quả tốt, đồng thời tạo điều kiện cho các Tổng CTĐL tập trung được nguồn lực trong việc phát triển có trọng điểm và vận hành có hiệu quả hệ thống lưới điện phân phối trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp.

Bốn là, vận hành chính thức VCGM

VCGM đã chính thức đi vào vận hành trải qua nhiều thời gian, nhiều khâu chuẩn bị, từ thí điểm nội bộ EVN, vận hành thử nghiệm đến vận hành chính thức, các đơn vị tham gia thị trường đã có những bước đầu quen với các hoạt động của thị trường thông qua các quy định về vận hành, thanh toán,…

Các NMĐ tham gia VCGM đã có sự chuẩn bị chu đáo, chủ động nhập cuộc và tìm kiếm được cơ hội tối đa hóa lợi nhuận của mình. Nếu như trước kia, để gia tăng lợi nhuận, chỉ có một cách duy nhất là giảm chi phí sản xuất do giá điện đã được ghi rõ trong hợp đồng mua bán điện dài hạn, thì khi tham gia VCGM, các nhà

máy này còn có thể gia tăng lợi nhuận bằng các chiến lược chào giá hợp lý. Điển hình như các Công ty Cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi, Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2... Thành công của các đơn vị phát điện trên có nguyên nhân từ việc lãnh đạo các đơn vị thấy được tầm quan trọng của chiến lược chào giá, đã tổ chức tốt công tác chào giá từ việc đầu tư các công cụ hỗ trợ đến đào tạo nguồn nhân lực tham gia công việc này.

Các hệ thống phần mềm phục vụ thị trường đã hoàn thành và đáp ứng tốt hoạt động của TTĐ chính thức từ 1/7/2012, bao gồm các hệ thống: Hệ thống thu thập và xử lý dữ liệu đo đếm; Hệ thống điều độ điện tử (DIM); Hệ thống chào giá;

Hệ thống hỗ trợ thanh toán; Hệ thống LAN & WAN; Mạng thông tin kết nối nội bộ TTĐ và các phần mềm TTĐ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thị trường bán buôn điện cạnh tranh việt nam (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(194 trang)