CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Công ty
Hiện nay Công ty CP bánh kẹo Hải Châu có nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chủ yếu là:
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo các loại - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bột gia vị các loại
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và không có cồn (hiện nay nước uống có cồn không còn kinh doanh nữa như rượu, bia,..)
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm mỳ ăn liền (trước đây)
- Kinh doanh vật tƣ nguyên liệu bao bì ngành công nghiệp thực phẩm
- Xuất khẩu trực tiếp các mặt hàng Công ty đƣợc phép kinh doanh nhƣ vật tƣ nguyên liệu của ngành bột mỳ, sữa, mỳ chính không qua uỷ thác xuất khẩu và liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế khác. (Theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/09/1994)
Tính đến thời điểm hiện nay Công ty không còn kinh doanh các sản phẩm nước uống có cồn và mỳ ăn liền nữa mà thay vào đó là những mặt hàng được thị trường chấp nhận bao gồm:
- Bánh Biscuits các loại - Lương khô các loại - Bánh kem xốp các loại - Kẹo các loại
- Bột canh các loại - Sôcôla thanh và viên
Với hướng đi là sản phẩm như trên, hàng năm sản xuất kinh doanh không ngừng phát triển, đều nộp đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty quản lý theo 2 cấp:
- Cấp công ty - Cấp phân xưởng
Bộ máy quản lý của Công ty đƣợc tổ chức theo kiểu hệ thống trực tuyến - chức năng, thi hành chế độ một thủ trưởng ở tất cả các khâu. Mọi công nhân viên và các phòng ban trong công ty đều chấp hành mệnh lệnh chỉ thị của Giám đốc. Giám đốc có quyền hạn và trách nhiệm cao nhất trong Công ty. Các phòng ban có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc, chuẩn bị quyết định, theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các bộ phận thực hiện quyết định của Giám đốc theo đúng chức năng của mình. Mối quan hệ giữa các phòng ban là mối quan hệ ngang cấp.
Hình 2.1: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức của Công ty
(Nguồn: Phòng tổ chức, hành chính – Công ty) Phó GĐ kinh doanh
(Kế toán trưởng)
GIÁM ĐỐC
Phó GĐ sản xuất, kỹ thuật
Phòng tổ chức,
hành chính
Phòng kế toán
tài chính
Phòng kế hoạch vật tƣ và
đầu tƣ XDCB
Phòng kỹ thuật
Phòng bảo vệ
Phòng kinh doanh
thị trường
PX bánh cao cấp PX
bánh quy kem xốp PX
kẹo
PX gia vị
thực phẩm
Chi nhánh
Việt Trì
Chi nhánh
Nghệ An
Chi nhánh
TP HCM
Chi nhánh
Hải Duơng
Chi nhánh
Đà Nẵng
Chi nhánh
Hà Nam Chi
nhánh Hà Nội
a) Giám đốc: là người lãnh đạo cao nhất, người điều hành toàn bộ Công ty một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- Giao nhiệm vụ cho các Phó giám đốc chức năng.
- Chỉ đạo công tác tài chính kế toán.
- Chỉ đạo công tác lao động tiền lương của Phòng tổ chức.
- Giao nhiệm vụ cho các phân xưởng.
b) Phó giám đốc kinh doanh:
- Phụ trách chỉ đạo công tác kế hoạch vật tƣ, điều độ sản xuất và tính theo sản phẩm của phòng kế hoạch vật tƣ.
- Chỉ đạo công tác quản lý hành chính - phục vụ (nhà ăn, y tế) của Phòng hành chính.
- Phụ trách và chỉ đạo công tác kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của cửa hàng giới thiệu sản phẩm và bán sản phẩm.
c) Phó giám đốc sản xuất, kỹ thuật:
- Phụ trách công tác kỹ thuật của Phòng kỹ thuật.
- Phụ trách công tác bồi dƣỡng và nâng cao tay nghề cho công nhân.
- Phụ trách công tác bảo hộ lao động.
- Phụ trách công tác điều hành phân xưởng, sửa chữa, lắp đặt trang thiết bị dây chuyền sản xuất, nâng cấp, đầu tƣ công nghệ mới.
- Kiểm tra và chỉ đạo công tác KCS (chất lƣợng sản phẩm và nguyên liệu đầu vào).
d) Các phòng ban:
* Phòng tổ chức, hành chính:
- Tổ chức cán bộ và lao động tiền lương, soạn thảo các nội dung và quy chế, quy định quản lý Công ty, điều động, tuyển dụng và quản lý lao động....
- Công tác hành chính quản trị.
- Công tác đời sống.
* Phòng kế toán tài chính:
- Tham mưu cho Giám đốc các công tác hạch toán kế toán thống kê, tổ chức thực hiện các nghiệp vụ tài chính, tính toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, - Thành lập các chứng từ sổ sách thu, chi với khách hàng, theo dõi lưu chuyển tiền tệ của Công ty,
- Báo cáo cho Giám đốc về tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Kết hợp cùng với Phòng Kế hoạch - Vật tƣ trong các chính sách về tiêu thụ sản phẩm để trình Giám đốc.
* Phòng kế hoạch vật tư và đầu tư XDCB:
- Kế hoạch sản xuất và điều độ sản xuất, kế hoạch về nguyên vật liệu đầu vào, soạn thảo hợp đồng kinh tế, quản lý vật tƣ, kho hàng...
* Phòng kỹ thuật:
- Kế hoạch tiến độ kỹ thuật, quản lý thiết bị công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản phẩm.
- Quản lý thiết bị công nghệ, nghiên cứu sản phẩm mới, mẫu mã, bao bì sản phẩm, quản lý và xây dựng kế hoạch sửa chữa thiết bị...
* Phòng bảo vệ:
- Tổ chức công tác bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị xã hội trong doanh nghiệp, công tác phòng chống cháy nổ, bảo vệ kinh tế, bí mật công nghệ.
- Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ và thực hiện nghĩa vụ quân sự.
* Phòng kinh doanh thị trường:
- Kinh doanh dịch vụ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ.
- Thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm thuộc khu vực Hà Nội.
- Đưa sản phẩm đến tận nơi đại lý bán lẻ, hộ bán lẻ, người tiêu dùng.
- Thực hiện công tác triển lãm, hội chợ tại địa bàn Hà Nội.
* Các phân xưởng sản xuất:
- Quản lý thiết bị công nghệ sản xuất - Quản lý công nhân
- Thực hiện các kế hoạch tác nghiệp - Ghi chép các số liệu ban đầu.
Tóm lại: Bộ máy quản lý của Công ty gọn nhẹ, linh hoạt phù hợp với tình hình SXKD của Công ty. Chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các phòng ban, mối quan hệ thống nhất, giúp đỡ lẫn nhau, điều này góp phần không nhỏ giúp cho Công ty thích ứng nhanh được với thị trường. Tuy nhiên, Phòng Kế hoạch - vật tư đảm nhiệm hầu hết công việc từ khâu chuẩn bị nguyên vật liệu, điều hành sản xuất đến tiêu thụ, bộ phận tiếp thị cũng nằm trong Phòng Kế hoạch - vật tƣ. Mặt khác, là một Công ty lớn trong nền kinh tế thị trường mà Công ty chưa có phòng Marketing riêng rẽ, điều này ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty.