CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
1.1. Khái quát về doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.1.3 Phân loại doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp 2014
Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh. Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Nguyên nhân của việc sử dụng thuật ngữ “Doanh nghiệp tư nhân” để mô tả loại hình doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ xuất phát từ mục đích phân biệt giữa các loại hình kinh doanh khác (Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp pháp nhân). Để phân biệt giữa hộ kinh doanh với doanh nghiệp (gồm doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp pháp nhân) Điều 49 Nghị định só 43/2010/NĐ-CP quy định hai tiêu chí sau: (i) Số lượng ao độngt hường xuyên không quá mười người; (ii) chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm.
việc sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp” là nhằm mục đích nhấn mạnh đến quy mô kinh doanh của loại hình “doanh nghiệp” lớn hơn quy mô kinh doanh của loại hình “hộ gia đình”. Thuật ngữ “tư nhân” kết hợp với thuật ngữ “doanh nghiệp” nhằm phân biệt doanh nghiệp tư nhân với doanh nghiệp pháp nhân (một nhóm nười cùng liên kết với nhau). Vì vậy thuật ngữ tư nhân ở đây phải hiểu là một cá nhân, một thể nhân hoặc một cá thể chú không phải là mộ tổ
26 Khoản 1, Điều 75, Bộ Luật Dân sự 2015.
19
chức với nhiều thành viên.27 So với Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 cũng đã kê thừa khái niệm doanh nghiệp tư nhân trước đây. Tuy nhiên, luật doanh nghiệp 2014 đã khẳng định trược tiếp rằng:
(i) Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp doanh;
(ii) Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn công ty cổ phần.28
Công ty hợp danh: loại hình công ty hợp danh chỉ là những liên kết đơn giản của các thương nhân đã quen biết nhau từ trước và họ dựa trên yếu tố nhân thân để tạo nên sự tinh tưởng, từ đó cùng nhau tiến hành các hoạt động kinh doanh, đây là đặc điểm của loại hình công ty đối nhân. Tức là loại hình công ty trong đó yếu tố con người quan trọng hơp yếu tố vốn. Ưu điểm của loại hình doanh nghiệp này là cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh khá gọn nhẹ và việc thành lập công ty cũng tương đối đơn giản, do đó loại hình công ty hợp danh chỉ thích hợp với doannh nghiệp vừa và nhỏ. Ngược lại, lại hình doanh nghiệp này là các thành viên hợp danh cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với các hoạt động của công ty. Như vậy, tài sản riêng của mỗi thành viên hợp danh có hể dung làm tài sản thanh toán cho các khoản nợ/nghĩa vụ tài chính của công ty hợp danh khi tài sản của công ty không còn đủ để thanh toán. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
(i) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh).
(ii) Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
(iii) Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân.
(iv) Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.29
27 Phạm Hoài Huấn (2015), Luật Doanh nghiệp Việt Nam tình huống – dẫn giải – bình luận, XNB Chính trị quốc gia, trg.373.
28 Khoản 3, 4 Điều 183, Luật Doanh nghiệp 2014.
29 Điều 172, Luật Doanh nghiệp 2014.
20
Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 vẫn kế thừa khái niệm công ty hợp danh như được quy định trước tại Điều 130 Luật Doanh nghiệp 2005.
Công ty trách nhiệm hữu hạn, gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần30;
Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các Điều 52, 53 và 54 của Luật Doanh nghiệp 2014. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Mặc dù có bản chất là công ty đối vốn nhưng trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên vẫn còn tồn tại một số đặc điểm của công ty đối nhân được thể hiện ở số lượng hành viên được pháp luật giới hạn, các thành viên thương có mối quan hệ bạn bè thân thiết hoặc giữa những người thân trong gia đình.
Công ty cổ phần: công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp rong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.31 Đây là loại hình doanh nghiệp duy nhất mà vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau. Vốn điều lệ được hình thành từ phần vốn góp của các thành viên. Công ty cổ phần là loại hình công ty đối vốn
30 Điều 73, Luật Doanh nghiệp 2014.
31 Điều 110, Luật Doanh nghiệp 2014.
21
điển hình, theo đó cổ đông được quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho nười khác không chịu sự hạn chế như trong công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty hợp danh. Công ty cổ phần có khả năng huy động vốn lớn nhất trong các mô hình doanh nghiệp hiện nay.