CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THÀNH LẬP VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP
1.2. Thành lập doanh nghiệp, đăng ký doanh nghiệp
1.2.1 Khái niệm, nguyên tắc thành lập doanh nghiệp, quản lý nhà nước về thành lập
Khái niệm thành lập doanh nghiệp
Thế giới đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại diễn ra một cách mạnh mẽ, kéo theo đó là sự thay đổi và hội nhập của các quốc gia theo hướng mở cửa thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bắt nhịp với xu hướng toàn cầu, Việt Nam bước đầu đã đạt được một số thành tựu trong cải cách môi trường kinh doanh, đặc biệt là những tiến bộ trong lĩnh . Hay nói cách khác là những tiến bộ về thành lập doanh nghiệp của pháp luật Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Thành lập doanh nghiệp là việc chủ thể thành lập doanh nghiệp thực hiện những công việc cần thiết để ghi nhận sự ra đời của một doanh nghiệp từ khâu lựa chọn loại hình doanh nghiệp, tên doanh nghiêp, trụ sở làm việc, danh sách thành viên hay cổ đông của công ty, thực hiện hồ sơ đăng doanh nghiệp, đăng ký con dấu, đây là quy trình tất cả công việc mà một chủ thể thành lập doanh nghiệp phải thực hiện nhằm đảm bảo tất cả yêu cầu của pháp luật .
Có nhiều loại hình doanh nghiệp cho chủ thể đăng ký lựa chọn tùy vào quy mô, đặc điểm loại hình doanh nghiệp mà chủ thể đăng ký xét thấy phù hợp với doanh nghiệp mình và mức vốn mình bỏ ra.
Nguyên tắc thành lập doanh nghiệp
Thứ nhất: Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì phải chịu trách nhiệm tính hợp lệ về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và tính chính xác của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hoặc có thể người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp khit thực hiện những bước trên thì sẽ phải chịu trách nhiệm về tính kê khai những thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đều có giá trị pháp lý như nhau;
Thứ hai: Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ về hồ sơ của doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm về tính sai phạm của người thành lập doanh nghiệp và doanh nghiệp: nghĩa là cơ quan đăng ký kinh doanh đó chỉ
22
chịu trách nhiệm về những hồ sơ kê khai mà doanh nghiệp đã đăng ký tại cơ quan đăng ký kinh doanh, chứ cơ quan đăng ký kinh doanh không chịu trách nhiệm những hành động sai trái của doanh nghiệp và của người thành lập doanh nghiệp. Ở đây chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh mà thôi, chứ những việc làm sai trái của doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp không thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký kinh doanh;
Thứ ba: Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên trong công ty, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức cá nhân khác theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của cơ quan đăng ký kinh doanh thuộc chỉ phải thực hiện việc đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp hay khi tiến hành thủ tục giải thể công ty chứ cơ quan đăng ký kinh doanh không có nghĩa vụ giải quyết các thủ tục phát sinh của doanh nghiệp, mà những việc này trách nhiệm thuộc về do doanh nghiệp tự giải quyết.
Quản lý nhà nước về thành lập doanh nghiệp
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch, đầu tư phát triển và thống kê; quy hoạch phát triển, cơ chế, chính sách quản lý kinh tế chung và một số lĩnh vực cụ thể; đầu tư trong nước, đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài; khu kinh tế, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu, khu công nghệ cao và các loại hình khu kinh tế khác; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ phi chính phủ nước ngoài; đấu thầu;
thành lập, phát triển doanh nghiệp và khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm: Trình cấp có thẩm quyền ban hành, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, biểu mẫu, chế độ báo cáo phục vụ công tác đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh và việc đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử; Hướng dẫn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ đăng ký doanh nghiệp cho cán bộ làm công tác đăng ký doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có yêu cầu; đôn đốc, chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện đăng ký doanh nghiệp; Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp; cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp, tình trạng pháp lý và báo cáo tài chính của doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho các cơ quan có liên quan của Chính phủ, cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu; Hướng dẫn Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện
23
việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương sang Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; Tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
hướng dẫn việc xây dựng kinh phí phục vụ vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp tại địa phương; Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế; Phát hành ấn phẩm thông tin doanh nghiệp để thực hiện đăng thông tin về đăng ký doanh nghiệp, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp trên toàn quốc; Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp.32
Trong lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp cũng cần sự phối hợp của Bộ Tài chính trong việc kết nối giữa Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và Hệ thống thông tin đăng ký thuế nhằm cung cấp mã số doanh nghiệp, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, mã số địa điểm kinh doanh phục vụ đăng ký doanh nghiệp và trao đổi thông tin về doanh nghiệp; Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, phí cung cấp thông tin và công bố nội dung về đăng ký doanh nghiệp.33
Ý nghĩa của việc thành lập doanh nghiệp
Đối với chủ thể đăng ký thành lập doanh nghiệp: Được Nhà nước công nhận, đảm bảo bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế, được pháp luật bảo vệ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp. Có quyền kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
Đối với nền kinh tế: Đóng góp vào ngân sách nhà nước là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của doanh nghiệp. Với mục tiêu hoạt động là tìm kiếm lợi nhuận nên một doanh nghiệp được thành lập thì chủ thể thành lập đã góp phần vào việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
Đối với xã hội: Muốn hoạt động kinh doanh được phát triển thì chiến lược quản bá, tiếp thị là một yêu cầu tất yếu để thu hút được sự quan tâm của khách hàng. Một doanh nghiệp tồn tại hợp pháp, được toàn xã hội biết đến
32 Khoản 1, Điều 16, Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
33 Khoản 2, Điều 16, Nghị định 78/2015/NĐ-CP.
24
thông qua việc quảng bá thương hiệu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
Đối với cơ quan quản lý nhà nước: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một trong những phương thức để Nhà nước kiểm tra và giám sát hoạt động kinh doanh của chủ thể kinh doanh.