CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
1.3 Vai trò, ý nghĩa của chế độ tài chính trong công ty cổ phần
Từ phương diện khoa học tài chính, vốn của doanh nghiệp được quan niệm là vốn kinh doanh và là cơ sở vật chất cho hoạt động của doanh nghiệp. Có thể khái quát, vốn của công ty là giá trị của toàn bộ tài sản được đầu tư vào hoạt động của công ty, được công ty sử dụng trong kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi. Vốn là nhân tố cơ bản không thể thiếu của tất cả các doanh nghiệp. Cũng như các chủ thể kinh doanh khác, để tiến hành các hoạt động kinh doanh, CTCP phải có vốn. Là loại hình công ty đối vốn điển hình nên vấn đề vốn của CTCP là vấn đề hết sức phức tạp. Vốn của CTCP có thể được tiếp cận dưới nhiều góc độ, dựa trên những tiêu chí khác nhau.
Mỗi doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng khi muốn thành lập thì điều kiện đầu tiên là doanh nghiệp đó phải có một lượng vốn điều lệ nhất định, lượng vốn đó tối thiểu phải bằng lượng vốn pháp định nếu đăng ký kinh doanh các ngành nghề có vốn pháp định, khi đó địa vị pháp lý của doanh nghiệp mới được xác lập.
Trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn điều lệ của doanh nghiệp không đạt điều kiện mà pháp luật quy định, doanh nghiệp sẽ bị chấm dứt hoạt động như phá sản, giải thể, sáp nhập...Vốn điều lệ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và xác lập vị
22 Đỗ Thị Minh Hương (2018), Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần tại doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu tài chính, tạp chí tài chính kỳ 1 – tháng 03/2018 số 676, tr.59.
23 Đỗ Thị Minh Hương (2018), Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần tại doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu tài chính, tạp chí tài chính kỳ 1 – tháng 03/2018 số 676, tr.59.
16
trí của doanh nghiệp trên thị trường. Điều này thể hiện càng rõ khi ngày nay với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt về công nghệ thiết bị hiện đại cũng như các mặt hàng ngày càng đa dạng, công ty phải không ngừng cải tiến và cập nhật, và để làm được điều đó thì điều quan trọng nhất chính là vốn điều lệ.
Vốn điều lệ có ý nghĩa trong việc xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần công ty. Thông qua đó làm cơ sở cho việc phân chia quyền, lợi ích và nghĩa vụ giữa các nhà đầu tư trong công ty. Tuy nhiên, cần phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định. Theo đó, vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.
1.3.2 Vai trò phát hành cổ phiếu, trái phiếu của công ty cổ phần
Đối với Công ty phát hành: Việc phát hành cổ phiếu sẽ giúp cho công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh. Nguồn vốn huy động này không cấu thành một khoản nợ mà công ty phải có trách nhiệm hoàn trả cũng như áp lực về khả năng cân đối thanh khoản của công ty sẽ giảm rất nhiều, trong khi sử dụng các phương thức khác như phát hành trái phiếu công ty, vay nợ từ các tổ chức tín dụng thì hoàn toàn ngược lại. Tuy nhiên, mỗi phương thức huy động đều có những ưu nhược điểm riêng và nhà quản lý công ty phải cân nhắc, lựa chọn tùy từng thời điểm và dựa trên những đặc thù cũng như chiến lược kinh doanh của công ty để quyết định phương thức áp dụng thích hợp.
Đối với nhà đầu tư cổ phiếu: Các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng mua cổ phiếu được công ty phát hành. Giấy chứng nhận sở hữu cổ phần được phát hành dưới dạng chứng thư có giá và được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người mua cổ phiếu nghĩ rằng đồng vốn họ đầu tư được các nhà quản lý công ty sử dụng có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hoặc đánh giá hoạt động cũng như tiềm năng phát triển, sinh lợi của công ty dự định đầu tư là cao, và đương nhiên họ sẽ được hưởng một phần từ những thành quả đó thông qua việc thanh toán cổ tức cho các cổ đông, đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng phát triển của công ty mình đã chọn. Thông thường, khả năng sinh lợi, thu hồi vốn đầu tư cổ phiếu tỷ lệ thuận với giá cả giao dịch cổ phiếu trên thị trường.
17
Bên cạnh đó, việc phát hành trái phiếu cũng giúp được một số lợi ích cho các cổ đông. Dù làm ăn thua lỗ, công ty vẫn phải trả đủ tiền lãi, không cắt giảm hoặc bỏ như cổ phiếu. Nếu công ty ngừng hoạt động, thanh lý tài sản, trái chủ được trả tiền trước người có cổ phần ưu đãi và cổ phần thông thường. Nhưng nếu công ty có lợi nhuận cao, công ty có thể chia thêm cổ tức cho người có cổ phần, thì trái chủ vẫn chỉ được hưởng ở mức đã định.
1.3.3 Vai trò của chính sách cổ tức trong công ty cổ phần
Sự phát triển của một doanh nghiệp luôn gắn liền với các chính sách, định hướng của ban quản trị doanh nghiệp. Trong một doanh nghiệp thường có ba chính sách quan trọng: chính sách đầu tư, chính sách tài trợ và chính sách cổ tức, chính sách cổ tức tuy đứng ở vị trí ưu tiên thứ ba nhưng tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của doanh nghiệp thì không thể phủ nhận, nhất là đối với các doanh nghiệp lớn trên thế giới. Vì chính sách cổ tức được ban quản trị doanh nghiệp sử dụng như là một công cụ để phát tín hiệu ra thị trường cho các nhà đầu tư. Đối với nhiều nhà đầu tư, cổ tức được xem như một nguồn thu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng nhu cầu vốn trong một khoảng thời gian cố định nên đối tượng này đặc biệt phản ứng với chính sách cổ tức của doanh nghiệp. Vì vậy, chính sách cổ tức sẽ tác động không nhỏ đến lợi ích của cổ đông doanh nghiệp, nhất là các cổ đông lớn. Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang trên đà phát triển thì sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán cần được quan tâm, vì đây là nơi các đa dạng các dòng tiền chảy vào và là nơi để các doanh nghiệp huy động vốn một cách an toàn và hiệu quả. Thị trường chứng khoán sẽ phát triển khi các doanh nghiệp niêm yết hoạt động hiệu quả và ngày càng phát triển. Để phát triển cần có tổng hợp nhiều nguồn lực thúc đẩy các doanh nghiệp, chính sách cổ tức là một trong những chính sách thúc đẩy tốt cho thị trường. Trong thời gian tới các doanh nghiệp nên chú trọng hơn về công tác xây dựng chính sách cổ tức để phát triển doanh nghiệp hơn nữa cũng như nâng cao giá trị doanh nghiệp trên thị trường.
18
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
CTCP là một loại hình kinh doanh phổ biến hiện nay, được xem là phương thức phát triển cao nhất cho đến nay của loài người để huy động vốn cho kinh doanh và qua đó làm nền kinh tế của mỗi quốc gia phát triển24.
CTCP là một hình thức doanh nghiệp được pháp luật công nhận. Từ khái niệm tài chính, tài chính doanh nghiệp nói chung đã bao quát khái niệm tài chính CTCP. Tài chính CTCP là sự hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của CTCP trong khuôn khổ pháp luật cho phép.
CTCP là loại hình đặc trưng của công ty đối vốn. Các công ty đối vốn có rất nhiều ưu điểm sao với công ty đối nhân, được người kinh doanh ưa chuộng vì chế độ TNHH về tài sản, hơn nữa nó còn có khả năng huy động vốn khổng lồ để tăng quy mô hoạt động của công ty.
Ta có thể thấy rằng, LDN đã quy định tương đối cụ thể cơ cấu tổ chức công ty nhằm tạo nên một nền tảng pháp lý vững chắc cho quá trình quản lý sử dụng vốn của công ty cũng như cho sự tồn tại và phát triển của CTCP.
Quyền được hưởng lợi nhuận từ thành quả kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những quyền căn bản của người đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Đối với cổ đông CTCP điều đó thể hiện ở quyền được hưởng cổ tức. Do mỗi loại cổ đông hưởng một quy chế pháp lý khác nhau, nên LDN cũng quy định điều kiện trả cổ tức khác nhau đối với mỗi loại cổ đông đó.
24 Nguyễn Ngọc Bích (2003), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong CTCP, NXB Trẻ, tr.18.
19