Huy động vốn vay trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 32 - 35)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1 Huy động vốn trong công ty cổ phần

2.1.3 Huy động vốn vay trong công ty cổ phần

Đối với hoạt động tài chính của doanh nghiệp, các nguồn tài trợ cho tài sản có thể đến từ huy động bằng cách phát hành các mảnh giấy được gọi là nợ (thỏa thuận vay nợ) hoặc cổ phần (cổ phiếu). Đối với nợ lại được chia thành nợ ngắn hạn – nghĩa vụ nợ ngắn hạn bao gồm nợ vay ngân hàng và các nghĩa vụ nợ khác mà doanh nghiệp phải hoàn trả trong vòng 1 năm; và nợ dài hạn – là nghĩa vụ nợ doanh nghiệp không phải hoàn trả trong vòng 1 năm, thường bằng hình thức trái phiếu.

CTCP có quyền phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác34. Cùng với số cổ phiếu là công cụ huy động vốn chủ sở hữu, CTCP có thể sử dụng trái phiếu để vay vốn trung hạn và dài hạn, đáp ứng cho nhu cầu về vốn kinh doanh có lúc vượt ngoài khả năng tài chính của các cổ đông. Trái phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần vốn nợ của tổ chức phát hành35.

Như vậy, khác với cổ phiếu, trái phiếu chỉ xác nhận quyền của người sở hữu trái phiếu được trả nợ gốc và lãi suất ấn định trong trái phiếu. Quan hệ giữa người sở hữu trái phiếu với công ty là quan hệ giữa chủ nợ với con nợ. Với tư cách là một loại chứng chỉ xác nhận lợi ích tài sản, trái phiếu là phần thứ hai trong cơ cấu vốn của công ty có liên quan đến việc hình thành thị trường chứng khoán. Trái phiếu có một số điểm khác biệt cơ bản so với cổ phiếu. Về thu nhập định kỳ, lãi suất trái phiếu được ấn định ngay từ khi phát hành, trong khi cổ tức của cổ phiếu lại biến động tùy theo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành. Về mức độ rủi ro, trái phiếu thường được đánh giá có mức độ rủi ro thấp hơn, do vậy giá trái phiếu

34 Khoản 1 Điều 127 LDN 2014.

35 Khoản 3 Điều 6 Luật Chứng khoán 2010.

26

thường ít biến động hơn so với giá cổ phiếu. Đó cũng chính là lý do vì sao trái phiếu thường hấp dẫn những nhà đầu tư không thích mạo hiểm.

Trái phiếu của công ty phát hành có đặc điểm: (i) Trái phiếu có thời gian đáo hạn. Khi đến thời điểm đáo hạn, người chủ sở hữu trái phiếu được hoàn trả; (ii) Trái phiếu có lợi tức cố định, tiền lãi phải trả cho chủ sở hữu không phụ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty. Có nghĩa là kết quả sản xuất kinh doanh của công ty không ảnh hưởng đến lợi ích của người sở hữu trái phiếu. Người sở hữu trái phiếu không có quyền tham gia biểu quyết các vấn đề của công ty; (iii) Trái phiếu đem lại cho người chủ sở hữu quyền ưu tiên về phân chia lợi nhuận cũng như quyền ưu tiên về phân chia tài sản khi công ty giải thể hoặc phá sản; (iv) Trái phiếu có thể tự do chuyển nhượng trên thị trường chứng khoán; (v) Trái phiếu của CTCP có thể được mua bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác quy định tại Điều lệ công ty và phải được thanh toán đủ một lần. Đến hết tháng 9/2018, tổng giá trị phát hành trái phiếu là 79.515 tỷ đồng, tăng 83% so với năm 2015 là 43.500 tỷ đồng, và tăng 32% so với cùng kỳ năm 2017, chiếm 1,48% GDP36.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, CTCP là loại hình doanh nghiệp được phép phát hành trái phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các loại trái phiếu khác trừ các trường hợp sau: (i) Không thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trước đó; (ii) Không thanh toán hoặc thanh toán không đầy đủ các khoản nợ của công ty đã đến hạn trong ba năm liên tiếp trước đó; (iii) Tỷ suất lợi nhuận của CTCP sau thuế bình quân của ba năm liên tiếp trước đó không cao hơn mức lãi suất dự kiến trả cho trái phiếu định phát hành; (iv) Việc CTCP phát hành trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn không bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật hiện hành. Nếu Điều lệ công ty không có quy định khác thì HĐQT có quyền quyết định loại trái phiếu, tổng giá trị trái phiếu và thời điểm phát hành, tuy nhiên phải lập biên bản bảo cáo ĐHĐCĐ trong cuộc họp gần nhất. Bên cạnh đó, phải kèm theo các tài liệu và hồ sơ giải trình quyết định của HĐQT về việc phát hành trái phiếu của CTCP.

Một cách huy động vốn vay cũng hay được sử dụng là huy động vốn thông qua hình tức tín dụng ngân hàng. Thông qua hình thức này, CTCP có thể có được

36 Châu Đình Linh (2018), Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp bùng nổ?, Nguồn: http://cafef.vn/thi- truong-trai-phieu-doanh-nghiep-sap-bung-no-20181216184450557.chn.

27

các khoản vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc huy động vốn thông qua hình thức tín dụng ngân hàng có nhiều thuận lợi hơn đối với các công ty có uy tín, có quan hệ lâu dài với ngân hàng.

Bên cạnh đó cơ chế cho vay hiện nay đang tạo cho việc huy động vốn qua ngân hàng có ưu điểm, ưu việt hơn mà huy động vốn bằng trái phiếu không có như khi vay ngân hàng nếu đến hạn trả công ty chưa có khả năng trả nợ thì có thể xin gia hạn nợ; trong khi nếu công ty phát hành trái phiếu thì phải có nghĩa vụ hoàn trả các khoản lãi và gốc khi trái phiếu đến hạn thanh toán. Để huy động vốn thông qua hình thức tín dụng ngân hàng, công ty phải đáp ứng được các điều kiện nhất định như có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sử dụng vốn khả thi và có tài sản bảo đảm cho khoản vay bằng biện pháp cầm cố, thế chấp hoặc được bên thứ ba bảo lãnh bằng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ đối với ngân hàng trừ trường hợp công ty được ngân hàng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản. Công ty vay vốn của ngân hàng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận; hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Có hai hình thức cho vay vốn là vay có bản đảm và vay không có bảo đảm.

Bên cạnh hai hình thức huy động vốn vay trên còn có huy động vốn qua hình thức cấp tín dụng là cho thuê tài chính phù hợp với doanh nghiệp nhỏ có nhu cầu đầu tư nhà xưởng, trang thiết bị. Nếu doanh nghiệp lại không có tài sản bảo đảm cần thiết cho việc vay vốn thì phương pháp tối ưu là sử dụng hình thức xin cấp tín dụng từ tổ chức tín dụng có hình thức cho thuê tài chính. Cho thuê tài chính vừa là một hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn, vừa là một dạng cho thuê tài sản mà theo đó, tổ chức tín dụng cho khách hàng quyền sử dụng tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, với điều kiện khách hàng phải trả tiền thuê. Khác với các hình thức thuê tài sản thông thường theo quy định của pháp luật dân sự, trong hoạt động cho thuê tài chính, bên cho thuê thường chỉ giữ quyền sở hữu “danh nghĩa” đối với tài sản cho thuê (quyền này cho phép tổ chức tín dụng có thể thu hồi tài sản cho thuê nếu bên thuê vi phạm hợp đồng), còn những quyền năng cụ thể đối với tài sản cho thuê được chuyển giao hầu như hoàn toàn cho bên thuê. Điều này được lý giải bởi bản chất tín dụng của hoạt động cho thuê tài chính: Tổ chức tín dụng chỉ quan tâm đến khả năng thu hồi cả gốc và lãi của khoản tín dụng, còn việc sử dụng khoản tín dụng được cấp là quyền của bên nhận tín dụng (bên thuê).

28

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)