Huy động vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

2.1 Huy động vốn trong công ty cổ phần

2.1.1 Huy động vốn điều lệ trong công ty cổ phần

LDN 2014 quy định rõ trách nhiệm của các cổ đông sáng lập về tính chính xác, trung thực đối với giá trị tài sản góp vốn được giới hạn trong phạm vi các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bằng số chênh lệch giữa giá trị được định và giá trị thực tế của tài sản góp vốn kết thúc định giá. Những người cam kết mua cổ phần còn phải thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn vào công ty theo đúng quy định25.

Căn cứ vào nguồn gốc hình thành vốn, vốn của CTCP được chia thành: vốn chủ sở hữu (vốn tự có) và vốn tín dụng (vốn vay).

Vốn của chủ sở hữu CTCP: Là chỉ số phản ánh khả năng tài chính thực sự của CTCP. Khi mới thành lập vốn của chủ sở hữu đồng thời là vốn điều lệ của công ty. Trong quá trình hoạt động, nguồn vốn của chủ sở hữu được bổ sung bằng cách phát hành cổ phiếu. Bộ phận chủ yếu trong vốn của chủ sở hữu là vốn điều lệ. Vốn điều lệ là số vốn, tài sản do các nhà đầu tư góp khi thành lập CTCP và được ghi vào điều lệ CTCP. Vốn điều lệ có thể được góp bằng tài sản hữu hình hoặc vô hình. Vốn góp của các cổ đông có thể là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật và các tài sản khác. Loại vốn này chiếm một vai trò quan trọng và phản ánh chính xác năng lực tài chính thực sự của công ty. Vốn điều lệ là loại vốn mà bất kỳ công ty nào cũng phải có và phản ánh khả năng tài chính thực sự của công ty, được góp từ khi công ty thành lập. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc sở hữu của công ty, được hình thành từ đóng góp của cổ đông và vốn do CTCP tự bổ sung từ lợi nhuận của công ty. CTCP máy – thiết bị dầu khí có vốn chủ sở hữu đến 31/12/2017 là 459.284.976.499 VNĐ26. Cao hơn 7.000.206.886 NNĐ so với mức vốn vào ngày 01/01/2017. Trong khi đó, CTCP công nghiệp Tung Kuang có số vốn chủ sở hữu vào đầu năm là 454.170.960.579 VNĐ và cuối năm là 434.532.918.756 VNĐ27. Ta

25 Khoản 1 Điều 36 LDN 2014.

26 Công ty cổ phần máy – thiết bị dầu khí, Báo cáo tài chính Quý IV năm 2017, Nguồn:

http://vn.pvmachino.vn/attachments/article/545/Bao-Cao-Tai-Chinh-Hop-Nhat-Q4-2017.pdf.

27 Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Tung Kuang, Báo cáo tài chính Quý III - 2017, Nguồn:

http://tungkuang.com.vn/userfiles/BCTC%20QUY%203-2017.pdf.

20

có thể thấy rằng không phải lúc nào vốn chủ sở hữu lúc nào cũng tăng theo hằng năm, nó có thể giảm hoặc tăng so với năm trước đó. Nguyên nhân là vì việc chuyển đổi các trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu, tức là biến tài sản nợ thành tài sản vốn, khi đó vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ tăng lên. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu giảm xuống có thể do phần lỗ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Vốn vay: Là khối tài sản mà CTCP huy động được thông qua các chính sách, chế độ của nhà nước hoặc các hợp đồng giữa CTCP với các tổ chức, cá nhân khác trong một thời hạn nhất định. Vốn vay của CTCP bao gồm nhiều loại: Vốn vay của ngân hàng, vay thông qua kênh phát hành trái phiếu, thông qua kênh cho thuê tài chính, vay của các tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi. Đây là một nguồn vốn quan trọng giúp công ty có thể tiến hành hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả hơn, giải quyết nhu cầu thiếu vốn của công ty. Tuy nhiên, trên thực tế việc các CTCP tiếp cận nguồn vốn vay thông qua ngân hàng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Để vay được vốn công ty phải đáp ứng những điều kiện nhất định, do đó không phải CTCP nào cũng có loại vốn này. Hơn nữa, đây là loại vốn không cố định, khi được vay vốn công ty được toàn quyền sử dụng vốn. Tuy nhiên, công ty sẽ phải trả trong một thời điểm nhất định nên không mang tính ổn định lâu dài. Vì vậy, loại vốn này không được dùng để hình thành cổ phần trong CTCP.

Tuy nhiên, cần lưu ý là mức vốn điều lệ sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của công ty đối với nhà nước. Cụ thể, mức thuế môn bài doanh nghiệp phải đóng theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP và Thông tư 302/2016/TT-BTC. Ngoài ra, những người đã cam kết góp vốn dĩ nhiên sẽ chịu trách nhiệm đối với hoạt động của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp. Do đó, vốn đăng ký càng cao thì trách nhiệm của thành viên, cổ đông hoặc chủ công ty đối với hoạt động của công ty càng lớn. Hiện nay, văn bản đang có hiệu lực hướng dẫn về cách ghi vốn điều lệ CTCP khi đăng ký doanh nghiệp được ghi trong Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

Ngoài ra, phát hành cổ phiếu cũng là một trong những cách để huy động vốn cho công ty. Phát hành cổ phiếu là việc chào bán cổ phần của CTCP cho người đầu tư nhằm đáp ứng yêu cầu về vốn của công ty. Kết quả của việc chào bán cổ phần sẽ đảm bảo huy động vốn điều lệ trong quá trình thành lập công ty hoặc sẽ làm tăng vốn điều lệ của công ty trong trường hợp công ty đang hoạt động. Việc phát hành cổ

21

phiếu có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện có trong công ty hay có thể dẫn đến thay đổi vị thế của từng cổ đông. Do vậy, việc quyết định loại cổ phần, tổng số cổ phần của từng loại được chào bán sẽ do ĐHĐCĐ quyết định còn HĐQT quyết định thời điểm, phương thức và giá chào bán cổ phần trong số cổ phần được quyền chào bán.

Mệnh giá là một quy định đặc biệt chỉ áp dụng đối với cổ phần chứ không áp dụng đối với phần vốn góp. Mệnh giá chính là giá trị danh nghĩa của một cổ phần.

Mệnh giá cổ phiếu, chứng chỉ quỹ chào bán lần đầu ra công chúng là mười nghìn đồng Việt Nam. Mệnh giá của trái phiếu chào bán ra công chúng là một trăm nghìn đồng Việt Nam và bội số của một trăm nghìn đồng Việt Nam28. Tổng mệnh giá các cổ phần do một cổ đông năm giữ thể hiện giá trị phần sở hữu của một cổ đông trong vốn điều lệ của CTCP. Có thể hiểu quy định này qua ví dụ sau: CTCP A có vốn điều lệ là 1.000.000 đồng, bao gồm 100 cổ phần. Như vậy cổ đông sở hữu 10 cổ phần có tổng mệnh giá là 100.000 đồng thì cổ đông sở hữu 10% vốn điều lệ.

Từ quá trình thành lập cũng như trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của công ty, chào bán cổ phần là một trong những hoạt động tài chính quan trọng của công ty, được LDN quy định. LDN 2014 chia ra chào bán cổ phần thành hai hình thức gồm: Chào bán cổ phần riêng lẻ và chào bán cổ phần ra công chúng. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định chào bán cổ phần riêng lẻ, công ty phải thông báo việc chào bán cổ phần riêng lẻ với Cơ quan đăng ký kinh doanh kèm theo thông báo chào bán cổ phần riêng lẻ. Công ty có quyền bán cổ phần sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày gửi thông báo mà không nhận được ý kiến phản đối của Cơ quan đăng ký kinh doanh. Công ty phải thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ với cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần29.

Chào bán cổ phần ra đại chúng trong CTCP:30

Tổ chức phát hành thực hiện chào bán chứng khoán ra công chúng phải đáp ứng các điều kiện về tổ chức phát hành cổ phiếu ra công chúng như sau: Doanh nghiệp có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ mười tỷ đồng

28 Khoản 2 Điều 10 Luật Chứng khoán 2010.

29 Điều 123 LDN 2014.

30 Luật Chứng Khoán 2010, Thông tư 162/2015/TT-BTC hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu.

22

Việt Nam trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán; Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký chào bán; Có phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán được ĐHĐCĐ thông qua31. Bên cạnh đó còn có các trường hợp đặc thù khi chào bán cổ phiếu ra công chúng được quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP. Trong đó quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán.

Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKKD, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKKD, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ32.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)