CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
2.1 Huy động vốn trong công ty cổ phần
2.1.2 Mối quan hệ giữa cổ đông với nghĩa vụ tài chính trong CTCP
Như đã trình bày, CĐPT là cổ đông sở hữu cổ phần phổ thông của CTCP.
Quyền của CĐPT được quy định tại Điều 114 LDN 2014. Cụ thể gồm 2 nhóm quyền cơ bản sau:
Đầu tiên là nhóm quyền về tài sản:
Thứ nhất, được nhận cổ tức theo quy định của ĐHĐCĐ. Có thể nói trong nhóm quyền về tài sản của CĐPT thì quyền được trả cổ tức là quyền liên quan trực tiếp nhất đến lợi ích vật chất của cổ đông. Nhìn chung, quyền được trả cổ tức của cổ đông không chỉ phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nguyên tắc phân chia lợi nhuận, định hướng phát triển của công ty, tình hình nội bộ cổ đông trong công ty... Có những CTCP ít quan tâm đến việc mở rộng quy mô của công ty, vì vậy, khi có lợi nhuận thường đem tất cả chia cho cổ đông, nhưng ngược lại cũng có những CTCP quan tâm đến việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, khi đó công ty thường sử dụng lợi nhuận để tái
31 Khoản 1 Điều 12 Luật chứng khoán 2010.
32 Khoản 3 và khoản 4 Điều 119 LDN 2014.
23
đầu tư bằng cách phát hành thêm cổ phần mới, phần lợi nhuận còn lại mới chia cho cổ đông.
Thứ hai, được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần của từng cổ đông trong công ty. Quyền ưu tiên mua cổ phần mới được đặt ra để bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, họ là những người đã gắn bó với công ty, và khi công ty kinh doanh có hiệu quả họ cũng phải là những người đầu tiên được hưởng lợi từ kết quả hoạt động kinh doanh này.
Thứ ba, quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Như đã phân tích đặc điểm của CTCP, tạo sự linh hoạt trong đầu tư vốn cho các cổ đông.
Việc mua bán cổ phiếu là một trong những hình thức thể hiện của quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông, bởi vì để chuyển nhượng cổ phần của mình, cổ đông còn nhiều cách khác như chuyển nhượng trực tiếp cho người khác, hoặc bán lại cho chính công ty.
Thứ tư, quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần.
Thứ năm, quyền được nhận lại một phần tài sản còn lại của công ty tương ứng với số cổ phần vốn góp vào công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản. Phần tài sản mà cổ đông được nhận trong trường hợp này phụ thuộc vào hai yếu tố: số tài sản còn lại của công ty sau khi công ty đã thực hiện xong các nghĩa vụ và tỷ lệ phần vốn góp cổ phần của mỗi cổ đông trong công ty. Theo quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật Phá sản 2014 thì các cổ đông CTCP kể cả chủ doanh nghiệp tư nhân, xã viên hợp tác xã, thành viên công ty TNHH, công ty hợp danh chỉ được chia tài sản của công ty trong trường hợp công ty phá sản khi giá trị tài sản của công ty đã thanh toán đủ theo thứ tự phân chia tài sản quy định tại khoản 1 Điều 54 mà vẫn còn. Như vậy, cổ đông CTCP được xếp vào hàng được phân chia tài sản cuối cùng và đương nhiên chỉ là trong trường hợp công ty còn tài sản như đã nói.
Ngoài nhóm quyền tài sản ra, cổ đông còn có quyền về nhân thân bao gồm quyền về quản trị công ty và quyền kiểm soát thông tin:
Thứ nhất, tham dự và phát biểu trong các ĐHĐCĐ và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện được ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định; mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. Xuất phát từ quyền sở hữu một phần tài sản của công ty, với tư cách là thành
24
viên công ty, các CĐPT được quyền tham gia quyết định về các vấn đề quan trọng của công ty. Để thực hiện quyền này, pháp luật quy định cho CĐPT nhiều quyền năng khác nhau mà một trong những quyền quan trọng nhất là tham dự và biểu quyết tại ĐHĐCĐ. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết, do đó việc biểu quyết của CĐPT phụ thuộc vào số lượng cổ phần mà họ nắm giữ.
Thứ hai, quyền đề cử người vào HĐQT, BKS. HĐQT và BKS là hai cơ quan quan trọng trong cơ cấu tổ chức, quản lý CTCP. Cổ đông với tư cách là chủ sở hữu sẽ có quyền đề cử người vào các cơ quan quản lý và giám sát của CTCP.
Thứ ba, quyền yêu cầu triệu tập họp ĐHĐCĐ. Thẩm quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ trước hết thuộc về HĐQT. Trong trường hợp HĐQT không triệu tập họp theo quy định thì BKS sẽ thay thế HĐQT triệu tập họp ĐHĐCĐ. Nếu cả BKS cũng không triệu tập họp theo quy định thì cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 10%
tổng số cổ phần phổ thông trở lên trong thời hạn liên tục ít nhất 06 tháng (hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty) có quyền triệu tập họp ĐHĐCĐ theo quy định của pháp luật33.
Thứ tư, quyền yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành công ty. BKS là cơ quan do ĐHĐCĐ lập ra, có chức năng thay mặt cổ đông giám sát các chức danh quản lý như thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Do đó, cổ đông còn có quyền yêu cầu BKS kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến quản lý, điều hành công ty mà mình thấy cần thiết.
Cổ đông ưu đãi biểu quyết là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết của CTCP. Cổ đông ưu đãi biểu quyết sẽ có số phiếu biểu quyết nhiều hơn so với CĐPT. Đổi lại với ưu đãi trên, cổ đông ưu đãi biểu quyết sẽ bị hạn chế quyền chuyển nhượng. Họ không được chuyển nhượng cổ phần ưu đãi biểu quyết cho người khác trong mọi trường hợp.
Cổ đông ưu đãi cổ tức là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi cổ tức của CTCP.
Cổ đông ưu đãi cổ tức được nhận cổ tức với mức cao hơn so với mức cổ tức của CĐPT hoặc mức độ ổn định hằng năm. Ngoài ra, cổ đông ưu đãi cổ tức còn được nhận lại một phần tài sản còn lại tương ứng với số cổ phần góp vốn vào công ty, sau khi công ty đã thanh toán hết các khoản nợ, cổ phần ưu đãi hoàn lại khi công ty giải
33 Khoản 6 Điều 136 LDN 2014.
25
thể hoặc phá sản. Về hạn chế quyền, cổ đông ưu đãi cổ tức không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ cũng như không có quyền đề cử người vào HĐQT, BKS.
Cổ đông ưu đãi hoàn lại là cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại của CTCP. Cổ đông ưu đãi hoàn lại được công ty hoàn lại vốn góp bất cứ khi nào theo yêu cầu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại.
Về hạn chế quyền, cổ đông ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp ĐHĐCĐ cũng như không có quyền đề cử người vào HĐQT, BKS.