CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
2.3 Cổ tức trong công ty cổ phần
2.3.3 Lập quỹ chuyển lỗ trong công ty cổ phần
Các điều khoản hạn chế việc trả cổ tức ở mục 2.3.1 đã đề cập phát sinh từ việc các CTCP phát hành trái phiếu, đi vay của các ngân hàng, đi thuê tài sản và các
45 Linh Trang (2018), Chi trả cổ tức: cân đối để hài hòa lợi ích, Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 20/06/2018, Nguồn: https://www.thesaigontimes.vn/273817/Chi-tra-co-tuc-can-doi-de-hai-hoa-loi-ich.html.
36
thỏa thuận cổ phần ưu đãi. Về cơ bản các điều khoản này giới hạn tổng mức cổ tức mà các doanh nghiệp có thể chi trả cho cổ đông. Đôi khi các điều khoản này còn quy định không trả cổ tức cho đến khi doanh nghiệp đạt tới một mức lợi nhuận ấn định nào đó.
Ngoài ra các yêu cầu về quỹ dự trữ để thanh toán nợ, quy định rằng một phần nào đó dòng tiền của doanh nghiệp dành để trả nợ, nó làm hạn chế việc chi trả cổ tức. Việc chi trả cổ tức cũng bị ngăn cấm nếu nguồn vốn luân chuyển không cao hơn một mức định sẵn nào đó. Nếu CTCP do một số đại cổ đông nắm giữ, thông thường họ có khuynh hướng muốn chia lợi tức cổ phần với tỷ lệ thấp để tránh phải nộp thuế thu nhập cá nhân ở mức cao. Ngược lại, nếu CTCP do số đông các cổ đông nắm giữ lại có khuynh hướng muốn dành phần lớn lợi nhuận sau thuế để chia lợi tức cổ phần, nhằm tăng thu nhập cho việc tiêu dùng của cổ đông. Một công ty có mức lợi nhuận tương đối ổn định thì công ty có thể dành phần nhiều hơn từ lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Ngược lại, những công ty có mức lợi nhuận dao động lớn qua các năm thường có xu hướng giữ lại tỷ lệ cao lợi nhuận sau thuế để đảm bảo duy trì khả năng trả cổ tức bình thường vào những năm mà lợi nhuận bị giảm sút.
Mỗi công ty tuỳ thuộc vào quy mô, thời gian hoạt động, uy tín trong kinh doanh, giai đoạn phát triển trong chu kỳ sống của sản phẩm và doanh nghiệp mà có khả năng thâm nhập vào thị trường vốn hay khả năng huy động vốn của các công ty trên thị trường là không giống nhau. Những công ty lớn, có thời gian hoạt động lâu, có sự ổn định về lợi nhuận, có uy tín cao trong kinh doanh, mức độ rủi ro thấp thường có khả năng dễ dàng huy động vốn trên thị trường. Vì vậy, các công ty này có thể dành tỷ lệ cao hơn lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức. Ngược lại, những công ty nhỏ, mới thành lập, mức độ rủi ro trong kinh doanh là cao, khó có thể huy động vốn trên thị trường mặc dù có nhu cầu rất lớn về vốn kinh doanh. Những công ty này thường có xu hướng dành lợi nhuận để lại tái đầu tư nhiều hơn.
Khi phát sinh nhu cầu về vốn, công ty có thể phải huy động vốn từ những nguồn bên ngoài bằng nhiều cách, trong đó có thể phát hành thêm cổ phiếu mới.
Phương thức này tuy làm tăng vốn chủ sở hữu, nhưng sẽ làm tăng số cổ đông của công ty, điều này đồng nghĩa với việc làm loãng quyền của các cổ đông hiện hữu.
Do vậy, nếu như các cổ đông hiện hữu của công ty muốn duy trì quyền quản lý và kiểm soát công ty, tức là cổ đông không chấp nhận chia sẻ quyền quản lý và kiểm soát công ty, thì công ty thường giữ lại phần nhiều lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư.
37
Về lý thuyết, khi hoạt động kinh doanh có lãi, sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ cần thiết với các chủ thể kinh tế – xã hội khác, các CTCP đều có thể sử dụng lợi nhuận sau thuế để trả cổ tức, hoặc giữ lại để tái đầu tư. Tuy nhiên trên thực tế, việc công ty kinh doanh có lãi lại không đồng nhất với việc công ty có đủ nguồn tiền để trả cổ tức cho các cổ đông. Do vậy, một yếu tố cần được xem xét khi quyết định trả cổ tức bằng tiền cho các cổ đông là phải xem xét khả năng cân đối về luồng tiền của công ty.
38
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Tài chính CTCP mang đầy đủ những đặc điểm của tài chính doanh nghiệp, đồng thời cũng mang trong mình những đặc trưng riêng. CTCP vì có những nét riêng về đặc điểm của công ty nên vấn đề tài chính của CTCP cũng mang những nét đặc trưng. Nhìn ở một góc độ khác, tài chính của CTCP mang nhiều nét đặc trưng mà các doanh nghiệp khác không có như: vốn của CTCP thể hiện ở một dạng đặc biệt – cổ phần và cách huy động vốn của CTCP linh động hơn các doanh nghiệp khác bao gồm: chuyển nhượng cổ phần, phát hành cổ phiếu, phát hành trái phiếu.
Việc tăng, gảm vốn điều lệ phải tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Trước khi thực hiện điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ, các CTCP phải thực hiện quyết toán thuế và kiểm toán Báo cáo tài chính theo quy định hiện hành của Nhà nước và HĐQT phải xây dựng phương án điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ để trình ĐHĐCĐ phê duyệt. Việc tăng vốn điều lệ có thể bằng nhiều cách, nhưng đa số là đều làm tăng thêm lượng cổ phiếu mà mỗi cổ đông đang nắm giữ, và cũng là cách được nhiều công ty áp dụng nhất. Đồng thời trách nhiệm của các cổ đông sẽ được nhận phần cổ tức cho lượng cổ phiếu chia thêm.
Bên cạnh đó, cổ tức của CTCP là vấn đề tài chính rất quan trọng và cũng rất phức tạp, nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà kinh tế trên thế giới và đã hình thành các trường phái lý thuyết về chính sách cổ tức.
39