CHƯƠNG 2: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
2.2 Quy định về quản lý, sử dụng vốn trong công ty cổ phần
Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty: Thông thường, một công ty có quyền mua lại không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần loại khác đã bán theo quy định sau đây37:
Thứ nhất, HĐQT nếu có quyết định mua lại cổ phần thường sẽ quyết định giá và các điều lệ sẽ không cho phép mua lại quá 10% tổng số cổ phần của từng loại đã được chào bán trong mỗi 12 tháng. Trong nhiều trường hợp khác, việc mua lại cổ phần sẽ do ĐHĐCĐ quyết định. Đối với các công ty niêm yết, việc này còn phải công bố rộng rãi trước công chúng.
Thứ hai, HĐQT bao giờ cũng quyết định giá mua lại đối với các cổ phần phổ thông và giá mua lại không được cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua lại, trừ trường hợp có các thỏa thuận đặc biệt qua các giao dịch thỏa thuận. Đối với loại cổ phần khác thì giá mua lại không được thấp hơn giá thị trường.
Thứ ba, công ty cũng có thể mua lại cổ phần của từng cổ đông tương ứng với tỷ lệ cổ phần của họ trong công ty đó. Quyết định mua lại cổ phần của công ty thường phải được thông báo bằng phương thức đảm bảo đến được tất cả các cổ đông kể từ ngày quyết định đó được thông qua. Thông báo này phải có tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty, tổng số cổ phần và loại cổ phần được mua lại, giá mua lại, hoặc nguyên tắc định giá mua lại, thủ tục và thời hạn thanh toán, thủ tục và thời hạn để cổ đông chào bán cổ phần của họ cho công ty.
Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông: “Cổ đông biểu quyết phản đối nghị quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại Điều lệ công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình”38. Yêu cầu phải bằng văn bản, trong đó nêu rõ tên, địa chỉ của cổ đông, số lượng cổ phần từng loại, giá dự định bán, lý do yêu cầu công ty mua lại. Yêu cầu phải được gửi đến công ty trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ĐHĐCĐ thông qua nghị quyết về các vấn đề quy định tại khoản này. Công ty phải mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông nêu trên với giá thị trường hoặc giá được tính theo nguyên tắc quy định tại Điều lệ công ty trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.
37 Điều 130 LDN 2014.
38 Điều 129 LDN 2014.
29
Điều kiện thanh toán và xử lý các cổ phần được mua lại: Công ty thường sẽ chỉ được quyền thanh toán cổ phần được mua lại cho cổ đông theo các quy định riêng của công ty đó và với điều kiện nếu ngay sau khi thanh toán hết số cổ phần được mua lại, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoảnn và nghĩa vụ tài chính khác. Cổ phần được mua lại theo quy định được coi là cổ phần thu về và thuộc số cổ phần được quyền chào bán. Để đảm bảo an toàn, cổ phiếu xác nhận quyền sở hữu cổ phần đã được mua lại phải được tiêu hủy ngay sau khi cổ phần tương ứng đã được thanh toán đủ. Chủ tịch HĐQT và Giám đốc, Tổng giám đốc phải liên đới chịu trách nhiệm về thiệt hại do không tiêu huỷ hoặc chậm tiêu huỷ cổ phiếu gây ra đối với công ty. Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.
2.2.2 Tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, CTCP có thể tăng vốn điều lệ trong quá trình hoạt động của mình. Theo pháp luật hiện hành, CTCP có quyền tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu. Mọi trường hợp tăng vốn đều phải làm thủ tục sửa đổi điều lệ công ty, trừ trường hợp điều chỉnh vốn điều lệ do bán thêm cổ phần mới trong phạm vi số lượng cổ phần đã được quyền chào bán quy định tại điều lệ công ty. Theo quy định tại Thông tư số 19/2003/TT-BTC39, công ty có thể tăng vốn điều lệ theo những cách sau:
Thứ nhất, tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu mới. Việc phát hành thêm cổ phiếu mới giúp công ty tăng được nguồn vốn, đồng thời cổ đông trong công ty cũng tăng theo. Điều này đồng nghĩa với việc quyền hạn trong công ty sẽ bị chia sẻ cho những cổ đông khác, làm tăng khả năng kiểm soát của các cổ đông mới gây nguy hiểm cho công ty. CTCP có thể phát hành những cổ phiếu này bằng cách phát hành tới những địa chỉ cụ thể hoặc phát hành rộng rãi ra công chúng. Khi phát hành ra công chúng, các cổ đông trong công ty được quyền hưởng ưu đãi bằng cách được quyền ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty. Các cổ đông cũ không muốn khả năng thâu tóm rơi vào những cổ đông mới nên thường thì họ sẽ cố gắng tăng phần vốn góp của mình
39 Mục A Phần II Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 28/3/2003 Hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần.
30
bằng cách mua thêm cổ phiếu mới. Nhìn chung, việc tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành cổ phiếu ít nhiều cũng ảnh hưởng tới cơ cấu quản lý công ty.
Bên cạnh việc phát hành cổ phiếu, trên thực tế CTCP còn có thể tăng vốn điều lệ bằng việc trích từ quỹ dự trữ của công ty vào vốn điều lệ. Một trong những mục đích của quỹ dự trữ là bổ sung vốn điều lệ trong trường hợp công ty có nhu cầu tăng vốn. Do đó công ty có thể chuyển một phần quỹ dự trữ vào vốn điều lệ dưới dạng cổ phần. Việc làm này được thực hiện theo một trong hai cách, đó là: phát hành cổ phiếu mới trong phạm vi nội bộ công ty và chia cho mỗi cổ đông theo tỷ lệ cổ phần của họ; hoặc công ty không phát hành cổ phần mới mà lấy quỹ dự trữ chia cho tổng số cổ phần hiện đang lưu hành của công ty, phần chia thêm là giá trị tăng thêm của cổ phần và được ghi vào từng cổ phiếu. Biện pháp tăng vốn này không làm thay đổi quyền biểu quyết của cổ đông, bởi vì tỷ lệ vốn góp của mỗi thành viên công ty là không thay đổi. Do đó nó không ảnh hưởng đến cơ cấu quyền lực trong công ty, nhưng công ty vẫn phải làm thủ tục sửa đổi điều lệ theo sự quyết định của ĐHĐCĐ.
Thứ hai, bằng việc định giá lại tài sản của công ty. Nhưng việc tăng vốn bằng cách này chỉ thể hiện trên sổ sách kế toán của công ty. Bên cạnh đó, công ty chỉ được sử dụng các khoản chênh lệch giá từ việc tự đánh giá lại tài sản để tăng vốn điều lệ khi có chủ trương của nhà nước40.
Thứ ba, vốn điều lệ của CTCP còn tăng lên khi các trái phiếu chuyển đổi do công ty phát hành được đổi thành cổ phần phổ thông, nghĩa là vốn vay được chuyển thành vốn điều lệ. Sự chuyển đổi này chỉ diễn ra khi đáp ứng đủ những điều kiện đã được xác định trước ghi trong trái phiếu và có sự ưng thuận của người chủ sở hữu trái phiếu đó41. Quyền quyết định tăng vốn điều lệ theo hình thức này cũng thuộc về ĐHĐCĐ và phải sửa Điều lệ công ty.
Thứ tư, trả cổ tức bằng cổ phiếu. Theo cách này, thay vì trả cổ tức cho cổ đông bằng tiền mặt, công ty sẽ chia thêm cho các cổ đông một lượng cổ phiếu theo tỷ lệ nhất định. Trên thực tế mục tiêu cơ bản của bất kỳ công việc kinh doanh nào là tạo ra lợi nhuận cho những chủ sở hữu của nó, và cổ tức là cách thức quan trọng nhất để việc kinh doanh của công ty tạo ra lợi nhuận, một phần lợi nhuận được tái
40 Khoản 4 Mục B phần II Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 28/3/2003.
41 Khoản 9 Mục III Thông tư 02/2001/TT-UBCK ngày 28 tháng 9 năm 2001 về việc hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng.
31
đầu tư vào việc kinh doanh và lập các quỹ dự phòng, gọi là lợi nhuận giữ lại, phần lợi nhuận còn lại được chi trả cho các cổ đông, gọi là cổ tức. Trả cổ tức bằng cổ phiếu là việc CTCP sử dụng nguồn lợi nhuận sau thuế được tích lũy để bổ sung tăng vốn điều lệ, đồng thời tăng thêm cổ phần cho các cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của từng cổ đông trong công ty. Việc trả cổ tức bằng cổ phiếu phải được ĐHĐCĐ biểu quyết thông qua.
Thứ năm, kết chuyển nguồn thặng dư vốn cổ phần để bổ sung tăng vốn điều lệ. Thặng dư vốn cổ phần bao gồm khoản chênh lệch giữa giá trị thu được với mệnh giá của toàn bộ số cổ phần phát hành; khoản chênh lệch giữa giá trị thu được với giá mua thực tế và các chi phí trực tiếp liên quan đến toàn bộ số cổ phiếu quỹ bán ra tại một thời điểm. Ví dụ: CTCP BM muốn tăng vốn điều lệ thêm 10 tỷ nên đã phát hành 1.000.000 cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/ cổ phần). Thực tế giá CTCP BM bán trên thị trường là 30.000 đồng/cổ phần. Do vậy, số tiền mà CTCP BM thu về là 30 tỷ, vậy thặng dư vốn cổ phần là 20 tỷ. Việc kết chuyển thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ phải tuân thủ các điều kiện như: (i) Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu quỹ, công ty được sử dụng toàn bộ chênh lệch này để tăng vốn điều lệ. Trường hợp chưa bán hết cổ phiếu quỹ thì công ty chưa được điều chỉnh tăng vốn điều lệ bằng nguồn vốn này; (ii) Đối với khoản chênh lệch giữa giá trị thu được với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để thực hiện dự án đầu tư thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau khi dự án đã hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng. Trường hợp thặng dư vốn do chênh lệch giữa giá trị thu được với mệnh giá cổ phiếu phát hành thêm để cơ cấu lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh thì công ty chỉ được sử dụng để bổ sung vốn điều lệ sau một năm kể từ thời điểm kết thúc đợt phát hành42.
Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi của cổ đông, chủ nợ và các đối tác của công ty, việc tăng vốn điều lệ phải tuân thủ các điều kiện và những quy định hạn chế sau đây: (i) CTCP không được tăng vốn điều lệ bằng việc phát hành cổ phần mới nếu số cổ phần được quyền chào bán chưa được bán hết. Quy định này sẽ hạn chế tình trạng các CTCP phát hành cổ phần mới tràn lan, từ đó làm gia tăng lượng cổ phần ảo trong công ty và có thể gây ra sự nhầm lẫn cho các đối tác của công ty về quy mô vốn thực tế; (ii) CTCP không được sử dụng các khoản chênh lệch giá từ việc tự đánh giá lại tài sản để tăng vốn điều lệ.
42 Từ Thanh Thảo (2011), Những vấn đề pháp lý về vốn điều lệ công ty cổ phần, Luận văn Thạc sỹ luật học, trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.55.
32
2.2.3 Giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần
CTCP là một trong những loại hình doanh nghiệp được nhiều người ưa chuộng bởi tính chất của nó. Thời hạn góp vốn vào CTCP tối đa là 90 ngày theo quy định của LDN 2014. Trên thực tế Việt Nam hiện nay rất nhiều công ty sử dụng vốn ảo (tức là không góp vốn thực tế) mà chỉ ghi nhận trên sổ sách, điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều nếu hoạt động kinh doanh của công ty không có vấn đề gì.
Vốn điều lệ của CTCP được điều chỉnh giảm trong các trường hợp sau: (i) Giảm vốn điều lệ khi nhu cầu về vốn của công ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước hoặc bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ; (ii) Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ 3 năm liên tiếp và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn43; (iii) Theo quyết định của ĐHĐCĐ, công ty hoàn trả một phần vốn góp cho cổ đông theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty nếu công ty đã hoạt động kinh doanh liên tục trong hơn 02 năm, kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp và bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác sau khi đã hoàn trả cho cổ đông; (iv)Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông và mua lại cổ phần theo quyết định của công ty; (v) Vốn điều lệ không được các cổ đông thanh toán đầy đủ và đúng hạn theo quy định tại Điều 112 của LDN 201444.
Sau khi thanh toán hết số cổ phần mua lại, nếu tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty giảm hơn 10% thì công ty phải thông báo cho tất cả các chủ nợ biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thanh toán hết số cổ phần mua lại.
Sau trào lưu tăng vốn khủng của các doanh nghiệp niêm yết vài năm trước, một xu hướng mới đang xuất hiện trên thị trường chứng khoán là nhiều doanh nghiệp có nhu cầu giảm vốn điều lệ, để giảm áp lực chia cổ tức sau quá trình dài tái cấu trúc, thu gọn hoạt động kinh doanh.