Thực trạng pháp luật về hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH

3.1 Thực trạng pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần

3.1.1 Thực trạng pháp luật về hạn chế chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần

LDN 2014 quy định: “Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ”46. Các hạn chế này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty theo khoản 4 Điều 119 LDN 2014. Xét về mặt từ ngữ, theo khoản 3 và khoản 4 điều này thì quy định hạn chế chuyển nhượng được áp dụng cho toàn bộ cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp.

Trong thực tiễn xét xử, Tòa án cũng hiểu và áp dụng quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập theo hướng này, cụ thể trong bản án số 408/2007/KDTM-ST ngày 07-03-2007 của Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, nguyên đơn ông Đỗ Bá Sơn yêu cầu bị đơn ông Nguyễn Nhật Thanh hoàn trả 1,5 tỷ đồng là số tiền chuyển nhượng cổ phần cho mình. Theo lời khai của ông Đỗ Bá Sơn thì trước đó ông và ông Nguyễn Nhật Thanh – Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc CTCP ĐB Gas có ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 8.500 cổ phần của ông Nguyễn Nhật Thanh trong CTCP ĐB Gas. Ngược lại, ông Thanh khai rằng thực tế không có ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mà ông chỉ xác nhận vào tờ giấy trắng để ông Sơn sử dụng vào việc liên hệ mua gas tại Hà Nội. Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan là ông Nguyễn Văn Tuấn và bà Lê Thị Thu Hồng – các cổ đông sáng lập còn lại – không chấp nhận việc chuyển nhượng này vì ông Nguyễn Nhật Thanh không thông qua ĐHĐCĐ. Mặc dù, Tòa án dựa trên căn cứ xác nhận chữ ký của ông Nguyễn Nhật Thanh là thật, không có chứng cứ nào để chứng minh việc ký đó là ký khống để nhận định rằng giữ ông Nguyễn Nhật Thanh và ông Đỗ Bá Sơn có thỏa thuận việc chuyển nhượng 8.500 cổ phần của ông Nguyễn Nhật Thanh tại CTCP ĐB Gas với giá chuyển nhượng là 1,5 tỷ đồng và bên nhận chuyển nhượng là ông Nguyễn Nhật

46 Khoản 3 Điều 119 LDN 2014.

40

Thanh đã nhận đủ số tiền chuyển nhượng nói trên, nhưng CTCP ĐB Gas mới được cấp GCNĐKKD chưa được 3 năm nên theo khoản 1 Điều 58 LDN 1999 (luật có hiệu lực tại thời điểm các bên ký hợp đồng chuyển nhượng cổ phần) thì việc chuyển nhượng cổ phần của cổ đông sáng lập cho người khác không phải là cổ đông của công ty phải được sự đồng ý của ĐHĐCĐ. Từ các căn cứ trên, Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng cổ phần vô hiệu toàn bộ, ông Nguyễn Nhật Thanh phải trả lại cho ông Đỗ Bá Sơn 1,5 tỷ đồng. Tòa án tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng trên vô hiệu toàn bộ đồng nghĩa với việc Tòa án hiểu rằng trong trường hợp này tất cả cổ phần của ông Nguyễn Nhật Thanh đăng ký mua tại thời điểm thành lập doanh nghiệp đều không được tự do chuyển nhượng.

Quy định hạn chế trong bản án 408/2007/KDTM-ST chỉ liên quan đến số cổ phần tối thiểu (20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán) mà các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 114 LDN 201447. Chỉ số cổ phần này không được tự do chuyển nhượng trong thời hạn 3 năm kể từ khi công ty được cấp GCNĐKDN để ràng buộc trách nhiệm của cổ đông sáng lập đối với công ty, đồng thời bảo vệ lợi ích cho những người mua cổ phần là người không tham gia thành lập CTCP, không biết được thực trạng công ty khi mới thành lập như thế nào. Ngoài số cổ phần tối thiểu này, cổ phần phổ thông khác mà cổ đông sáng lập đăng ký mua tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp được tự do chuyển nhượng như đối với các cổ đông khác.

Quan điểm này dung hòa được nguyên tắc hạn chế chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập xuất phát từ mục đích của nhà làm luật muốn gắn kết cổ đông sáng lập với công ty, bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư khác với việc bảo vệ quyền lợi chính đáng trong việc tự do định đoạt tài sản, tự do kinh doanh của cổ đông sáng lập CTCP.

Trong bản án trên, phán quyết của Tòa án tuy đúng theo quy định về hạn chế chuyển nhượng cổ phần nhưng chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bên nhận chuyển nhượng và mục đích ban đầu của giao dịch chuyển nhượng không được bảo vệ. Tinh thần của quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần được tiếp tục kế thừa tại khoản 3 Điều 119 LDN 2014: “trong thời hạn 03 năm kể từ ngày công ty được cấp GCNĐKDN, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần của mình

47 Trần Thị Hết (2018), Chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần theo LDN 2014, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh, tr.34.

41

cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của ĐHĐCĐ”, có nghĩa là nếu đặt vụ việc dưới hiệu lực của LDN 2014 thì Tòa án cũng sẽ xử lý tương tự, quyền lợi chính đáng của bên nhận chuyển nhượng cũng sẽ không được bảo vệ. Từ các phân tích trên, có thể thấy quy định hạn chế chuyển nhượng đối với toàn bộ cổ phần mà cổ đông sáng lập mua tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là chưa phù hợp, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên trong quan hệ chuyển nhượng và không bảo vệ được quyền tự do kinh doanh của cổ đông sáng lập CTCP, sẽ làm ảnh hưởng đến sự lựa chọn của các nhà đầu tư khi quyết định thành lập CTCP.

Bên cạnh đó, về quy định khái quát các trường hợp hạn chế chuyển nhượng cổ phần thì ở Điều 126 LDN 2014 quy định cổ phần được “tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần”48. Khoản 3 Điều 119 chỉ quy định những hạn chế đối với cổ phần của cổ đông sáng lập. Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 116 Luật này thì cổ phần ưu đãi biểu quyết cũng không được phép chuyển nhượng.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 9 Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của LDN 2014 lại quy định cổ phần của cổ đông doanh nghiệp xã hội, ngoài việc không thuộc trường hợp hạn chế chuyển nhượng quy định tại khoản 3 Điều 119 LDN 2014, thì chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân khác khi tổ chức, cá nhân đó cam kết tiếp tục thực hiện các mục tiêu xã hội. Khoản 2 Điều này quy định cổ phần của cổ đông đã ký tên trong cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại khoản 3 Điều 119 LDN 2014 trong thời hạn cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường.

Cũng liệt kê các trường hợp cổ phần bị hạn chế chuyển nhượng nhưng khoản 5 Điều 87 LDN 2005 lại liệt kê một cách đầy đủ và thống nhất: cổ đông được tự do chuyển nhượng cổ phần, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 và khoản 5 Điều 84, hai điều khoản này quy định về hạn chế đối với cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập, ngoài ra không còn trường hợp hạn chế nào được quy định tại các điều luật khác nhưng không được liệt kê. Như vậy so với LDN 2005, LDN 2014 không liệt kê đầy đủ các trường hợp cổ phần không được tự do chuyển nhượng đã được ghi tại các điều khoản khác, tạo ra một sự thiếu sót của các nhà làm luật.

48 Khoản 1 Điều 126 LDN 2014

42

Thêm vào đó, về thời điểm xác lập tư cách cổ đông cho bên nhận chuyển nhượng thì ở khoản 7 Điều 126 LDN 2014 quy định “người nhận chuyển nhượng trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông”. Quy định này là sự kế thừa hướng quy định về thời điểm xác lập quyền của bên mua cổ phần được ghi nhận tại khoản 3 và khoản 5 Điều 87 LDN 2005, theo đó người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty kể từ thời điểm thông tin của người này được ghi đúng, ghi đủ vào sổ đăng ký cổ đông và bên bán vẫn là người sở hữu cổ phần có liên quan cho đến khi tên của bên mua được đăng ký vào sổ đăng ký cổ đông.

Trên thực tế, có một số trường hợp việc chuyển nhượng đã hoàn thành nhưng vì một lý do nào đó CTCP chưa cập nhật thông tin của người nhận chuyển nhượng vào sổ đăng ký cổ đông thì với quy định như trên quyền lợi của người nhận chuyển nhượng sẽ không được bảo vệ. Cụ thể vụ việc dân sự được Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh giải quyết theo Quyết định số 1664/2008/KDTM-ST ngày 30/09/2008 về việc hủy quyết định tăng vốn điều lệ. Theo đó ông Nguyễn N. C là cổ đông của CTCP 565 có nhận chuyển nhượng 242.580 cổ phần của các cổ đông khác, ông đã nộp các bản hợp đồng chuyển nhượng cũng như phí chuyển nhượng cho CTCP 565 và công ty này cũng đã nộp lại cho Công ty TNHH chứng khoán Ngân hàng công thương Việt Nam, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh là đơn vị quản lý sổ đăng ký cổ đông của công ty. Nhưng tại cuộc họp ĐHĐCĐ, Chủ tịch cuộc họp và các cổ đông biểu quyết không thừa nhận tư cách cổ đông của ông Nguyễn N. C đối với các cổ phần mới nhận chuyển nhượng vì tại thời điểm này ông Nguyễn N. C chưa được ghi tên sở hữu cổ phần này vào sổ đăng ký cổ đông. Điều đó có nghĩa là ông Nguyễn N. C không có quyền tham dự và biểu quyết đối với số cổ phần mới mua. Về phía mình, Tòa án căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 101 LDN 2005: “Trường hợp cổ phần được chuyển nhượng trong thời gian từ ngày lập xong danh sách cổ đông đến ngày khai mạc cuộc họp ĐHĐCĐ thì người nhận chuyển nhượng có quyền thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng” để công nhận quyền dự họp và biểu quyết của ông Nguyễn N. C đối với số cổ phần mới chuyển nhượng49. Như vậy, Tòa án đã công nhận quyền dự họp và biểu quyết của ông Nguyễn N. C đối với số cổ phần mới nhận chuyển nhượng dù ông Nguyễn N. C chưa được ghi tên sở hữu vào sổ đăng ký cổ đông, đây là quyết định đúng đắn, vừa

49 Quyết định số 1664/2008/KDTM-ST ngày 30/09/2008 của Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh về việc hủy quyết định tăng vốn điều lệ Nghị quyết Đại hội cổ đông ngày 17/05/2008.

43

phù hợp với quy định của pháp luật, vừa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bên nhận chuyển nhượng.

Quy định tương tự như khoản 5 Điều 101 LDN 2005 đã không còn được ghi nhận trong LDN 2014, do đó dưới hiệu lực của LDN 2014 thì trong trường hợp anfy người nhận chuyển nhượng không được dự họp ĐHĐCĐ, không có quyền biểu quyết thay thế cho người chuyển nhượng đối với số cổ phần đã chuyển nhượng. Nói cách khác, tư cách cổ đông của bên nhận chuyển nhượng không được xác nhận, bên nhận chuyển nhượng mặc dù đã thực hiện xong toàn bộ nghĩa vụ thanh toán trong quan hệ giao dịch mua bán nhưng không có quyền tham gia quyết định những vấn đề của công ty, không có quyền sở hữu, định đoạt và hưởng lợi từ cổ phần nhận chuyển nhượng, do đó quyền lợi của bên nhận chuyển nhượng đã không được bảo vệ.

Từ phân tích trên ta có thể thấy quy định về thời điểm xác lập tư cách cổ đông đối với số cổ phần được chuyển nhượng chưa phù hợp và cũng chưa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của bên nhận chuyển nhượng. Hơn nữa, việc không tiếp tục ghi nhận quyền của bên nhận chuyển nhượng thay thế bên bên chuyển nhượng tham dự cuộc họp ĐHĐCĐ để thực hiện quyền biểu quyết đối với số cổ phần được chuyển nhượng như quy định tại khoản 5 Điều 101 LDN 2005 đã làm mất đi công cụ để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận chuyển nhượng không có quyền biểu quyết, quản lý cũng như tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của công ty.

Sự không phù hợp của quy định về thời điểm xác lập tư cách cổ đông của bên nhận chuyển nhượng còn được thể hiện ở một quy định liên quan được ghi nhận tại khoản 4 Điều 124 LDN 2014 khi định nghĩa cổ phần được coi là đã bán, theo đó

cổ phần được coi là đã bán khi đã được thanh toán đủ và những thông tin về người mua đã được quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông; kể từ thời điểm đó, người mua cổ phần trở thành cổ đông của công ty”. Như vậy, theo quy định này, chỉ khi thỏa mãn cả hai điều kiện đó là: thanh toán đủ và thông tin người mua được ghi vào sổ đăng ký cổ đông thì cổ phần mới được xem là đã bán. Ở đây đã có sựu nhầm lẫn giữa khái niệm cổ phần được coi là đã bán với thời điểm người mua cổ phần chính thức trở thành cổ đông của công ty.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, một giao dịch được xem là đã hoàn thành khi các bên đã hoàn thành mọi nghĩa vụ của mình liên quan đến việc mua bán. Việc ghi sổ đăng ký cổ đông chỉ là việc xác nhận người mua cổ phần chính thức trở thành cổ đông của CTCP và không thể xem là điều kiện để xác nhận giao dịch mua bán cổ

44

phần đã hoàn tất hay chưa. Như phân tích ở trên thì có không ít các trường hợp việc mua, bán đã hoàn thành vì một lý do mà CTCP chưa cập nhật người mua vào sổ đăng ký cổ đông, như vậy mặc dù bên mua dù đã hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nhưng cổ phần vẫn thuộc sở hữu của bên bán, do đó, quyền lợi của họ sẽ không được bảo vệ. Do đó, quy định tại khoản 4 Điều 124 về cổ phần được coi là đã bán chưa phù hợp với quy định chung của Bộ luật Dân sự về giao dịch đã hoàn thành, đồng thời chưa bảo vệ được quyền lợi chính đáng của bên mua cổ phần.

Ngoài ra, quy định về thời điểm xác lập tư cách cổ đông của bên nhận chuyển nhượng cổ phần quy định tại khoản 7 Điều 126 LDN 2014 còn gặp phải một điểm bất cập. Cụ thể hơn, trong trường hợp cổ đông là cá nhân đã chết thì theo khoản 3 Điều này người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó sẽ trở thành cổ đông của công ty, nhưng theo khoản 7 thì tư cách cổ đông của họ chỉ được xác lập từ khi thông tin được cập nhật trong sổ đăng ký cổ đông. Như vậy trong khoảng thời gian từ khi cổ đông có cổ phần tại công ty chết đến khi thông tin của người thừa kế được ghi nhận vào sổ đăng ký cổ đông thì số cổ phần này thuộc về ai? Ai là người thực hiện các quyền tương úng với số cổ phần này tại công ty?

LDN 2014 không có quy định giải quyết vấn đề này. Trong khi đó Bộ luật Dân sự 2015 tại Điều 611 và Điều 614 quy định về thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của người thừa kế thì kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại, thời điểm này được xác định là thời điểm người có tài sản chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết. Như vậy quy định của LDN 2014 về thời điểm xác lập tư cách cổ đông của người được thừa kế có phần không giống với quy định của pháp luật dân sự về thời điểm xác lập quyền và nghĩa vụ của người được thừa kế. Thiết nghĩ ta nên có một ngoại lệ riêng trong quy định về thời điểm xác lập tư cách cổ đông của bên nhận chuyển nhượng cổ phần đối với trường hợp để lại phần thừa kế là cổ phần, ngoại lệ này có thể được quy định thống nhất với quy định tại Điều 614 và 611 Bộ luật Dân sự 2015, theo đó người nhận cổ phần trong trường hợp được để lại thừa kế theo quy định tại khoản 3 Điều 126 LDN 2014 trở thành cổ đông của công ty từ thời điểm mở thừa kế, thời điểm này được xác định là thời điểm cổ đông có cổ phần chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)