Một số kiến nghị khác

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 57 - 64)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ CHẾ ĐỘ TÀI CHÍNH

3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật cụ thể về chế độ tài chính trong công ty cổ phần

3.2.3 Một số kiến nghị khác

Thứ nhất, từ những sự phân tích trên, ta có thể thấy được rằng, CTCP có thể lựa chọn rất nhiều biện pháp, cách thức để làm tăng nguồn vốn của mình, có khả năng huy động được nguồn vốn đầu tư rất lớn. Đây là một lợi thế rất quan trọng của CTCP. Nhưng nếu công ty tăng vốn điều lệ để giải quyết tình trạng giá trị nợ thực tế lớn hơn giá trị tài sản thực có hoặc để che dấu các khoản lỗ, thì đối với công ty đó cũng chỉ là một giải pháp tạm thời, hiệu quả hoạt động kinh doanh chưa chắc tăng lên. Còn đối với các cổ đông họ sẽ phải chịu trách nhiệm trên phần cổ phiếu được chia thêm. Vô hình chung công ty đã chia sẻ phần trách nhiệm của mình với các cổ đông. Do đó có thể xảy ra trường hợp công ty buộc các cổ đông phải tăng vốn góp của mình để che dấu các khoản lỗ. Việc này hoàn toàn bất lợi đối với các cổ đông.

Các cổ đông nắm quyền kiểm soát trong công ty có thể lợi dụng sơ hở của pháp luật để chiếm dụng vốn của các cổ đông nhỏ để duy trì sự tồn tại của CTCP. Các cổ đông lớn sẽ đá bay những cổ đông nhỏ hơn về tài chính, khi công ty cố tình kinh doanh lỗ để buộc các cổ đông tăng vốn góp. Do đó, theo tác giả, Luật nên có quy

51

định cấm các công ty không được phép tăng vốn nhằm mục đích che giấu khoản lỗ.qua đó, quyền và lợi ích của các cổ đông sẽ được đảm bảo, góp phần đảm bảo sự an toàn và trật tự của môi trường kinh doanh.

Thứ hai, theo quy định của pháp luật, việc chi trả cổ tức do ĐHCĐ quyết định và qua hình thức ủy quyền cho HĐQT, nhưng việc ủy quyền này thường không chi tiết và cụ thể. Thời gian chi trả cổ tức được quy định là trong vòng 2 tháng kể từ ngày họp ĐHĐCĐ. Trong trường hợp chậm chi trả thì có tính lãi phạt.

Tuy nhiên, do không có chế tài cụ thể đối với việc chậm trả hoặc chế tài không đủ mạnh nên vẫn xảy ra hiện tượng này. Theo quan điểm của tác giả, cần quy rõ trách nhiệm cá nhân trong HĐQT về việc chậm chi trả cổ tức, khi đó mới có thể buộc HĐQT thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Nếu chậm trả cổ tức khi đã được ủy quyền thì mỗi thành viên trong HĐQT phải chịu trách nhiệm cá nhân.

Thứ ba, việc chứng minh vi phạm định giá tài sản góp vốn trên thực tế rất khó khăn. Việc góp vốn là vấn đề giữa các thành viên công ty, người ngoài rất khó biết được thực tế các thành viên góp vốn như thế nào. Nếu sau khi góp vốn một thời gian công ty lâm vào nợ nần thì tài sản thay đổi rất nhiều so với khi góp vốn, sự gia tăng hay giảm sút giá trị tài sản là yếu tố cản trở cho việc chứng minh sự gian dối trong việc định giá tài sản của các cổ đông sáng lập khi thành lập công ty. LDN 2014 nên bổ sung quy định chủ thể nào có quyền lựa chọn tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp và quy trình lựa chọn tổ chức này để đảm bảo sự nghiêm túc cũng như tính khách quan khi tiến hành định giá tài sản góp vốn.

Thứ tư, LDN 2014 quy định thành viên, cổ đông sáng lập phải liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.

Theo tác giả, pháp luật cần quy định cụ thể hơn giới hạn trách nhiệm liên đới đối với từng chủ thể, xác định phạm vi, giới hạn của từng thiệt hại để làm cơ sở cho việc chịu trách nhiệm khi định giá tài sản góp vốn không đúng với quy định của pháp luật. Thiết nghĩ, nếu LDN 2014 ghi nhận nguyên tắc nhất trí khi định giá tài sản góp vốn tại thời điểm thành lập doanh nghiệp thì ý kiến của các chủ thể có quyền định giá tài sản góp vốn có giá trị như nhau, không phân biệt người góp ít hay góp nhiều vốn, mua ít hay nhiều cổ phần nên họ phải chịu trách nhiệm liên đới ngang nhau có như thế mới tạo ra sự công bằng giữa các chủ thể. Bên cạnh đó, LDN 2014 quy định mức chịu trách nhiệm cùng liên đới góp thêm bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại thời điểm kết thúc định giá nhưng không đặt ra thời hạn nào phải thanh toán số chênh lệch này.

52

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để trả nợ. Thông thường, chỉ khi công ty lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán hoặc chấm dứt hoạt động thì mới xác định được việc định giá tài sản góp vốn của công ty có phù hợp với quy định của pháp luật hay không? Liệu rằng lúc này, trách nhiệm của chủ thể định giá sai có còn được nhớ đến để yêu cầu thực hiện khi mà thời điểm góp vốn đã trôi qua quá lâu? Vì vậy, tác giả ủng hộ quan điểm cho rằng trách nhiệm này phải thực hiện ngay ở thời điểm phát hiện vi phạm.

Thứ ba, LDN 2014 không quy định cụ thể về hình thức của cam kết góp vốn.

Trên thực tế, cam kết góp vốn có thể được ghi nhận bằng văn bản hoặc thể hiện bằng lời nói. Cam kết góp vốn dưới hình thức văn bản thường được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau như: cam kết góp vốn, thỏa thuận góp vốn, hợp đồng góp vốn.

Cam kết góp vốn là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ người góp vốn khi có tranh chấp xảy ra vì thế một cam kết góp vốn được ghi nhận bằng văn bản sẽ đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch hơn so với một cam kết thể hiện bằng lời nói. Cho nên, khi thỏa thuận về việc thực hiện nghĩa vụ góp vốn, các bên có liên quan nên thiết lập cam kết góp vốn bằng văn bản.

Thứ tư, nếu các nhà quản lý công ty e ngại về khả năng mất quyền kiểm soát công ty thì họ sẽ rất ngại phát hành thêm cổ phiếu mới. Trong trường hợp này thì giữ lại thu nhập để phục vụ nhu cầu đầu tư và do đó, duy trì mức cổ tức thấp, là chính sách hợp lý, đặc biệt khi tỷ lệ nợ trên vốn cổ phần của công ty đã ở mức tối đa cho phép55.

55 Phùng Tất Hữu (2015), Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tac-dong-cua-chinh-sach-co- tuc-len-gia-co-phieu-cua-doanh-nghiep-97519.html.

53

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

LDN 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2015, tới nay đã được 3 năm và được đánh giá là một đạo luật có nhiều cải cách quan trọng theo hướng tăng cường tính linh hoạt, chủ động trong quản lý, điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên về mặt lập pháp cũng như nội dung, LDN 2014 vẫn bộc lộ rất nhiều hạn chế, bất cập và đã được đề cập tới trong nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.

Thông qua đề tài này mà đã làm rõ được những vấn đề lý luận chung về chế độ tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp và các CTCP hiện nay qua đó đưa ra các giải pháp thích hợp nhất áp dụng cho các CTCP. Và thông qua đề tài cũng thấy được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và thực trạng huy động vốn, chào bán cổ phần, hạn chế chuyển nhượng cổ phần,...tìm ra những khó khăn hạn chế trong chế độ tài chính của CTCP ở Việt Nam hiện nay.

Từ đó đưa ra những kiến nghị về giải pháp khắc phục cho LDN 2014 trở nên hoàn thiện hơn. Qua quá trình làm bài thì người viết thấy rằng để CTCP Việt Nam có thể đạt được những mục tiêu đề ra trong tương lai thì công ty nắm rõ kiến thức về pháp luật để có thể thông qua đó mà hướng công ty phát triển hơn, đồng thời phục vụ cho việc phát triển các văn bản pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn, tránh sơ hở để bất lợi về nền kinh tế thị trường trên đất nước Việt Nam nói chung và để đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng.

54

KẾT LUẬN ĐỀ TÀI

Pháp luật về chế độ tài chính trong CTCP là một mảng kiến thức hay cả về lý luận và thực tiễn. CTCP là loại hình doanh nghiệp đã, đang và sẽ chiếm ưu thế trên thị trường bởi những thế mạnh mà pháp luật đã dành cho nó. Qua quá trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn về chế độ tài chính trong CTCP để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, người viết xin đưa ra một vài kết luận sau:

Chế độ tài chính cũng là một vấn đề tồn tại song song với CTCP. Pháp luật đã có những quy định khá chi tiết về chế độ tài chính trong CTCP về các vấn đề:

chào bán cô phần, chuyển nhượng cổ phần, tăng giảm vốn điều lệ, trả cổ tức,...Một số quy định trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành còn chưa đầy đủ, có những hạn chế nhất định. Khóa luận đã tìm ra và phân tích những mặt được và chưa được đó đồng thời kiến nghị hướng hoàn thiện pháp luật cho từng hạn chế cụ thể tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho CTCP trong quá trình hoạt động kinh doanh. Ngoài ra bài viết còn đưa ra nhận xét thực tế thực hiện pháp luật về chế độ tài chính và đưa ra một vài tranh chấp về tài chính mới xảy ra gần đây. CTCP có cấu trúc vốn linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người đầu tư. Cấu trúc vốn của CTCP bao gồm vốn chủ sở hữu và vốn vay. Một đặc điểm quan trọng trong cấu trúc vốn điều lệ của công ty là vốn điều lệ có thể chia thành nhiều loại cổ phần có tính chất pháp lý khác nhau.Theo LDN, CTCP phải có cổ phần phổ thông, có thể có cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức và các cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định. Mỗi loại cổ phần đem lại lợi ích nhất định, đáp ứng yêu cầu đa dạng của nhà đầu tư. Cổ phần có mệnh giá nhỏ kết hợp với tính thanh khoản và chuyển nhượng được đã khuyến khích mọi tầng lớp dân chúng đầu tư. Về nguyên tắc, một người sở hữu một cổ phiếu trở lên có thể trở thành cổ đông của công ty. Nhờ khả năng chuyển nhượng tự do, cổ đông có thể rút vốn ra bất kỳ lúc nào bằng cách bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Các cổ đông hy vọng tìm kiếm lợi nhuận không những ở khoản cổ tức cao mà còn ở khả năng giá trị cổ phần đó sẽ tăng lên khi công ty hoạt động kinh doanh tốt, họ có thể chuyển nhượng cổ phần với giá cao hơn khoản tiền đã bỏ ra.

Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp cùng với những hạn chế về kiến thức, sự mới mẻ của văn bản pháp luật nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô để khóa luận của mình thêm hoàn thiện.

55

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/06/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư hướng dẫn một số nội dung về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 43/2010/NĐ-CP.

2. Bộ Tài Chính (2003), Thông tư số 19/2003/TT-BTC ngày 28/3/2003, Thông tư Hướng dẫn điều chỉnh tăng, giảm vốn điều lệ và quản lý cổ phiếu quỹ trong công ty cổ phần.

3. Bộ Tài chính (2015), Thông tư 162/2015/TT-BTC ngày 26/10/2015, Thông tư hướng dẫn việc chào bán chứng khoán ra công chúng, chào bán cổ phiếu để hoán đổi, phát hành thêm cổ phiếu, mua lại cổ phiếu, bán cổ phiếu quỹ và chào mua công khai cổ phiếu.

4. Bộ Tài chính (2016), Thông tư 302/2016/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2016, Thông tư hướng dẫn về lệ phí môn bài.

5. Chính phủ (1997), Nghị định 115/CP của Chính phủ ngày 18/4/1977, Ban hành điều lệ về đầu tư của nước ngoài ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

6. Chính phủ (2012), Nghị định 58/2012/NĐ-CP ngày 20/07/2012, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật chứng khoán và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật chứng khoán.

7. Chính phủ (2015), Nghị định 96/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 19/10/2015, Nghị định quy định chi tiết một số điều của luật doanh nghiệp.

8. Chính phủ (2016), Nghị định 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016, Nghị định quy định về lệ phí môn bài.

9. Quốc hội (2010), Luật Chứng khoán năm 2010, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

10. Quốc hội (2014), Luật Doanh nghiệp năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

11. Quốc hội (2014), Luật phá sản năm 2014, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Quốc hội (2015), Bộ luật dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội.

56

13. Ủy ban chứng khoán (2001), Thông tư 02/2001/TT-UBCK ngày 28 tháng 9 năm 2001, Thông tư hướng dẫn Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11/7/1998 về phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng.

GIÁO TRÌNH, SÁCH CHUYÊN KHẢO, LUẬN VĂN, TẠP CHÍ,…

14. Anh Vũ (2018), Cổ đông bức xúc việc doanh nghiệp chậm trả cổ tức, Nguồn:http://baodauthau.vn/tai-chinh/co-dong-buc-xuc-vi-doanh-nghiệp- cham-tra-co-tuc-html.

15. Công ty Cổ Phần Công Nghiệp Tung Kuang, Báo cáo tài chính Quý III - 2017, Nguồn:http://tungkuang.com.vn/userfiles/BCTC%20QUY%203- 2017.pdf.

16. Công ty cổ phần máy – thiết bị dầu khí, Báo cáo tài chính Quý IV năm 2017 Nguồn: http://vn.pvmachino.vn/attachments/article/545/Bao-Cao-Tai-Chinh- Hop-Nhat-Q4-2017.pdf.

17. Châu Đình Linh (2018), Thị trường trái phiếu doanh nghiệp sắp bùng nổ?, Nguồn:http://cafef.vn/thi-truong-trai-phieu-doanh-nghiep-sap-bung-no-

20181216184450557.chn.

18. Đỗ Thị Minh Hương (2018), Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cổ phần tại doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu tài chính, Tạp chí Tài chính kỳ 1 – tháng 03/2018 số 676, tr.59.

19. Lê Thị Châu (1997), Quyền sở hữu tài sản của công ty, NXB Lao Động, Hà Nội, tr.17.

20. Linh Trang (2018), Chi trả cổ tức: cân đối để hài hòa lợi ích, Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày20/06/2018,

Nguồn:https://www.thesaigontimes.vn/273817/Chi-tra-co-tuc-can-doi-de- hai-hoa-loi-ich.html.

21. Nguyễn Ngọc Bích (2003), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong Công ty cổ phần, NXB Trẻ, tr.18.

22. Nguyễn Ngọc Bích (2003), Luật Doanh nghiệp, vốn và quản lý trong CTCP, NXB Trẻ, tr.18.

23. Phùng Tất Hữu (2015), Tác động của chính sách cổ tức lên giá cổ phiếu của doanh nghiệp, Tạp chí Tài chính, Nguồn: http://tapchitaichinh.vn/nghien- cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tac-dong-cua-chinh-sach-co-tuc-len-gia-co- phieu-cua-doanh-nghiep-97519.html.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chế độ tài chính trong công ty cổ phần (Trang 57 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)