Phục hồi chi tiết bằng phương pháp kích thước sửa chữa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi và xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, chẩn đoán, vận hành kỹ thuật động cơ KIA bằng hình ảnh dữ liệu tại xưởng thực tập bộ môn kỹ thuật ô tô (Trang 26 - 29)

Đây là phương pháp s ửa chữa nhằm phục hồi hình dạng hình học đúng đắn và độ bóng bề mặt chi tiết mà không cần phải đảm bảo kích th ước ban đầu, hay nói

khác kích thước danh nghĩa của nó. Nhờ gia công cơ khí, lớp bề mặtbị mòn của chi

tiết được phá bỏ và chi tiết nhận được một kích thước mới, lớn hơn, hoặc nhỏ hơn kích thước danh nghĩa. Khi gia công cơ khí, kích thước danh nghĩa bị thay đổi (về phía thịt của chi tiết) do đó không thể lắp ghép chúng với những chi tiết mới có kích thước danh nghĩa. Vì vậy, khi lắp ráp phải dùng những chi tiết phụ tùng có kích thước sửa chữa tương ứng đã được chế tạo sẵn hoặc phải phục hồi chi tiết lắp ghép sao cho chúng có kích thư ớc tương ứng với những chi tiết c ơ bản.

Trong sửa chữa thường dùng hai loại kích thước sửa chữa: kích thước sửachữa quy chuẩn (định trước) và kích thước sửa chữa tự do (không định tr ước). Kích thước sửa chữa quy chuẩn sử dụng rộng rãi đối với các chi tiết như piston, xéc măng, chốt piston, con đội, các bạc lót. Những chi tiết có kích thước sửa chữa như trên được chế tạo hàng loạt ở các nhà máy chế tạo phụ tùng và được sử dụng rộng rãi trong các xí nghiệp sửa chữa.

Ngoài ra, các nhà máy còn tiến hành phục hồi theo kích thước sửa chữa các chi tiết khác như blốc xylanh (sơ mi xylanh), trục khuỷu, lỗ dẫn hướng trục cam và bạc lót, xu páp vàống dẫn hướng của chúng, v.v...

Ưu điểm của phương pháp phục hồi theo kích thước sửa chữa quy chuẩn so với

kích thước sửa chữa tự do là nó cho phép chế tạo sẵn các chi tiết và tiến hành sửa chữa bằng phương pháp lắp lẫn, do đó giảm thời gian sửa chữa một cách đáng kể. Khi gia công chi tiết theo kích thước sửa chữa quy chuẩn, không những chỉ phải phá bỏ lớp bề mặt bị hao mòn của chi tiết để phục hồi hình dạng hình học đúng đắn, mà còn phải tiếp tục gia công cho tới khi nào đạt được kích thước sửa chữa mới thôi.

Đối với loại kích thước sửa chữa không quy chuẩn (tự do) việc gia công đ ược tiến

hành cho tới khi đạt được hình dạng hình học đúng đắn và độ bóng cần thiết của bề mặt làm việc của chi tiết; tùy thuộc vào đặc tính và trị số hao mòn của chúng mà chi tiết có thể nhận những kích thước khác nhau. Chi tiết lắp ráp với chi tiết được phục

hồi cũng phải có kích th ước tương ứng. Như vậy, lắp ráp các mối ghép có kích thước sửa chữa tự do có liên quan tới phương pháp sửa lắp và sử dụng trong sản xuất sửa chữa nhỏ và đơn chiếc. Trong phương pháp này không thể chế tạo trước những chi tiết có kích thước nhất định, tuy nhiên, có thể chế tạo chúng ở dạng bán thành phẩm với độ dư gia công nhất định để sửa lắp.

Trị số kích thước sửa chữa mới của chi tiết phụ thuộc v ào độ hao mòn của nó và lượng dư gia công. Trị số hao mòn có thể đo trực tiếp. Lượng dư gia công lắp dựa theo đặc tính gia công, kiểu loại trang thiết bị, kích th ước và vật liệu chi tiết. Khi lấy lượng dư gia công phải chú ý tới trị số biến dạng của hình dạng hình học, tới độ ô van và độ côn. Lượng dư gia công cần phải đảm bảo để nhận đ ược hình dạng hình học đúng đắn của chi tiết bị mòn sau khi gia công cơ và không để lại dấu vếtmòn nào trên bề mặt làm việc của nó.

Nếukýhiệu:

dn– đườngkính danhnghĩacủa cổ trục;

dsc1, dsc2…,dscn– kích thước sửa chữa cổ trục;

imax– trịsố độ mòn lớn nhất vềmộtphíacủa cổ trục a– lượng dư gia công về mộtphíacủa cổ trục; Khi đó kích thước sửa chữasẽ là:

dsc1 = dn– 2 (imax + a) [3. Trang 120]

dsc2 = d1– 2 (imax + a) = dn– 4 (imax + a) [3. Trang 120]

dscn = dscn-1– 2 (imax + a) = dn– 2.n (imax + a) [3. Trang 120] Kích thước sửa chữa cuối cùng xác định bởi kích thước cho phép nhỏ nhất của cổ trục, nếu nhỏ hơn kích thước đó điều kiện độ bền sẽ không đảm bảo. Các kích thước giới hạn cho phép của các chi tiết khác nhau xác định bởi độ bền của chi tiết, chiều dày của lớp thấm các bon hoặc lớp tôi v à kích thước của chi tiết lắp ghép.

Số kích thước sửa chữacủatrục (hay sốlần sửa chữa):

scn

n d d n 

[3. Trang 121]

giảm kích thước cổtrục mà không phá hoại độ bền của nó trong các lần sửa chữa. Độ giảm đường kính cổ trục sau một lần sửa chữa do mài mòn và do lượng dư gia công được ký hiệu là và gọi là khoảng sửa chữa:

ia 2 max

[3. Trang 121] Hoàn toàn tương tự như trên có thể xác định các kích th ước sửa chữa đối vớilỗ, chỉ có điều trong các công thức cần thay dấu trừ thành dấu cộng, còn số lượng các kích thước sửa chữa sẽ là:

n

D D n max

[3. Trang 121]

Trong đó: Dmax– đườngkính lớn nhất chophépcủa lỗ.

Việc chọn phương pháp gia công chi ti ết theo kích thước sửa chữa phụ thuộc vào vật liệu và gia công nhiệt luyện của chi tiết, vào trị số hao mòn, lượng dư gia công và thiết bị cắt gọt.

Phục hồi chi tiết theo kích th ước sửa chữa là phương pháp thông d ụng và phổ biến và tương đối rẻ tiền so với các ph ương pháp khác. Tuy nhiên nó còn có một số nhược điểm chẳng hạn như nó phá vỡ tính lắp lẫn của các chi tiết và tính lắp lẫn đó chỉ còn tồn tại đối với một kích th ước sửa chữa nhất định mà thôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) b)

Hình 2.1. Sơ đồtính toán kích thước sửachữacủatrụcvà lỗ a) Trục; b) Lỗ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phục hồi và xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, chẩn đoán, vận hành kỹ thuật động cơ KIA bằng hình ảnh dữ liệu tại xưởng thực tập bộ môn kỹ thuật ô tô (Trang 26 - 29)