Căn cứ theo địa điểm kinh doanh

Một phần của tài liệu Phạm vi áp dụng công ước vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 24 - 30)

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ PHẠM VI ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

1.2. Tổng quan về Công ước Vienna 1980 và căn cứ áp dụng Công ước

1.2.2. Căn cứ áp dụng Công ước Vienna 1980

1.2.2.1. Căn cứ theo địa điểm kinh doanh

Căn cứ đầu tiên xác định phạm vi áp dụng CISG là căn cứ theo địa điểm kinh doanh. Theo căn cứ này CISG được áp dụng theo hai trường hợp35 được quy định tại Điều 1.1.a CISG quy định Công ước được áp dụng đối với những hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh ở các nước khác nhau và những nước này là thành viên Công ước. Dấu hiệu “lãnh thổ” của các bên ký kết (chứ không phải dấu hiệu về quốc tịch hay các dấu hiệu khác) được dùng để xác định tính quốc tế của hợp đồng. Điều 1 CISG liên quan chủ yếu đến tính quốc tế của hợp

35 Xem chi tiết tại Điều 1 Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

đồng. Tính quốc tế của việc ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa không liên quan gì đến quốc tịch của các bên ký kết.36 Mặc dù thực tế, tại Điều 1.2 CISG quy định rằng “tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này”, đặc tính thương mại của hợp đồng thực tế là một điều kiện tiên quyết cơ bản cho việc áp dụng CISG. Như được giải thích dưới đây, Công ước không được áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa vì mục đích tiêu dùng, mà chỉ áp dụng cho các hợp đồng thương mại. Một hợp đồng được coi là thương mại miễn là nó không nhằm mục đích đáp ứng cho như cầu cá nhân. Vì vậy, Công ước áp dụng cho cả cá nhân (không chỉ là thương nhân) mua hàng hóa cho mục đích hoạt động doanh nghiệp ngành nghề của họ.

Công ước Vienna 1980 không định nghĩa khái niệm “địa điểm kinh doanh”.

Tuy nhiên, Điều 10 CISG đề cập đến khái niệm này: “nếu một bên có hơn một địa điểm kinh doanh thì địa điểm kinh doanh được tính đến sẽ có mỗi liên hệ chặt chẽ nhất đối với hợp đồng và đối với việc thực hiện hợp đồng đó, có tính tới những tình huống mà các bên điều biết hoặc đều dự đoán được vào bất kỳ lúc nào trước hoặc vào thời điểm giao kết hợp đồng”. Như vậy, khi chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế có nhiều địa điểm kinh doanh thì Công ước Vienna 1980 sẽ áp dụng nếu địa điểm kinh doanh đó có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng được đặt tại quốc gia là thành viên của Công ước Vienna 1980. Trong trường hợp các bên không có địa điểm kinh doanh thì sẽ lấy nơi cư trú thường xuyên của họ làm cơ sở xác định. Theo đó, nếu nơi cư trú thường xuyên của các chủ thể nằm trên lãnh thổ của nước là thành viên Công ước Vienna 1980 thì Công ước sẽ được áp dụng. Với nội dung quy định trên đây, có thể thấy trong trường hợp nếu một bên hoặc cả hai bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế không có địa điểm kinh doanh hoặc không có nơi cư trú thường xuyên ở Quốc gia thành viên Công ước Vienna 1980 thì Công ước sẽ không áp dụng.37

Giả sử rằng tất cả các yêu cầu khác đều được đáp ứng theo Điều 1.1.a, nếu hai bên tham gia ký kết hợp đồng có trụ sở tại hai Quốc gia thành viên của CISG, thì CISG sẽ được tự động áp dụng (nghĩa là không có quy định nào của tư pháp quốc tế điều chỉnh).38 Đây là trường hợp áp dụng ngay cả khi các bên tham gia ký

36 Xem chi tiết vụ kiện Oberster Gerichtshof, Austria, 2 Ob 191/98x, Oct.15, 1998, Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/981015a3.html, download ngày: 20/05/2019.

37 John O Honnold, UNIFORM LAW FOR INTERNATIONAL SALES.

38 Xem chi tiết tại Điều 10 Công ước Vienna 1980 về hợp dồng mua bán hàng hóa quốc tế.

kết hợp đồng không biết về phạm vi áp dụng của CISG. Trong trường hợp này các bên phải có địa điểm kinh doanh đặt tại Quốc gia thành viên CISG. Theo Điều 99 CISG, một quốc gia trở thành thành viên của Công ước Vienna 1980 sau khi một Quốc gia phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này và thời hạn 12 tháng kể từ khi gửi văn bản phê chuẩn, chấp thuận, hay chuẩn y. Cũng cần được lưu ý theo Điều 100 CISG thì Công ước này áp dụng cho việc ký kết các hợp đồng trong những trường hợp khi một đề nghị ký kết hợp đồng được làm vào ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực hoặc sau ngày đó đối với các Quốc gia thành viên và Công ước này chỉ áp dụng cho các hợp đồng được ký kết vào đúng ngày hoặc sau ngày Công ước bắt đầu có hiệu lực đối với các Quốc gia thành viên nói tại Điều 1.1.a CISG hoặc đối với Quốc gia thành viên. Một quốc gia có thể đã phê chuẩn, chấp nhận hay chuẩn y Công ước này và không phải là Quốc gia thành viên.

Địa điểm kinh doanh được đặt tại Quốc gia đối chiếu theo Điều 92 hoặc Điều 93.1 CISG. Theo Điều 92 CISG, một quốc gia có thể tuyên bố không bị ràng buộc bởi phần thứ hai, hay phần thứ ba của Công ước này; Hậu quả của viện dẫn chiếu này là quốc gia này sẽ không được coi là Quốc gia thành viên của CISG. Tuy nhiên điều đó không nhất thiết có nghĩa là CISG không được áp dụng theo Điều 1.1.b CISG.39 Theo điều 93 CISG thì nếu một Quốc gia thành viên mà bao gồm hai hay nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo hiến pháp của quốc gia các hệ thống pháp luật khác nhau được áp dụng cho các vấn đề là đối tượng điều chỉnh của Công ước này thì quốc gia đó có thể tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị và có thể bất cứ lúc nào sửa đổi tuyên bố đó bằng một tuyên bố khác. Hậu quả là một bên tham gia ký kết có địa điểm kinh doanh nằm trong lãnh thổ không được áp dụng Công ước của Quốc gia thành viên.

Vì vậy, việc xác định rõ địa điểm kinh doanh của các bên tham gia ký kết theo Điều 1.1.a CISG cần được rõ ràng xem lúc ký kết quốc gia đó có phải là thành viên hay không, Công ước Vienna 1980 có hiệu lực đối với quốc gia đó hay chưa và địa điểm kinh doanh có nằm trong lãnh thổ không được áp dụng Công ước này của Quốc gia thành viên hay không.

Nếu như theo Điều 1.1.a CISG không thể áp dụng khi có một bên tham gia ký kết không phải là Quốc gia thành viên, thì CISG có thể được áp dụng như theo điều 1.1.b CISG khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của

39 Xem chi tiết vụ kiện ICC Arbitration Case No. 7585 of 1992 (Foamed board machinery), Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/927585i1.html, download ngày: 20/06/2019.

một Quốc gia thành viên. Các quy tắc của tư pháp quốc tế có thể hoàn toàn là các quy tắc nội địa hoặc một bộ quy tắc được ban hành theo các công cụ quốc tế như Công ước Hague 1955 về Luật áp dụng cho Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và Công ước Rome 1980 của EEC về Luật áp dụng đối với các nghĩa vụ theo hợp đồng.

Điều 1.1.b CISG có liên quan ngay lập tức đến nếu các quy tắc của tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của Quốc gia thành viên và không thực hiện dẫn chiếu theo Điều 95 CISG.

Nếu các quy tắc của tư pháp quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của Quốc gia thành viên Công ước thì CISG được áp dụng cho tranh chấp trong hợp đồng. Nhưng nếu các quy tắc tư pháp quốc tế của Quốc gia tham gia ký kết hợp đồng dẫn chiếu đến theo Điều 95 CISG, thì hợp đồng có được áp dụng CISG hay không? Nếu xảy ra tranh chấp thì, khi Tư pháp quốc tế của một nước (thông thường là nước có Tòa án đang giải quyết tranh chấp) đối chiếu áp dụng luật Quốc gia thành viên không bảo lưu theo Điều 95 CISG thì CISG được áp dụng cho tranh chấp đó. Các bên lựa chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật của một nước thành viên CISG, bởi vì quy tắc các bên trong hợp đồng được tự do lựa chọn luật áp dụng là nguyên tắc thông dụng và cốt lõi của Tư pháp quốc tế về hợp đồng. Trường hợp CISG áp dụng gián tiếp, việc giải thích gặp khó khăn hơn hẳn trường hợp đầu tiên. Khi một bên hoặc cả hai bên không phải là thành viên của công ước, CISG vẫn có khả năng được áp dụng nhờ vào trường hợp thứ hai này. Ví dụ: Vào ngày 01/01/2018, Người bán (Việt Nam) bán một lô cà phê cho người mua (Indonesia). Tranh chấp phát sinh và người mua kiện người bán ra Tòa án thành phố Hồ Chí Minh. Tòa án Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết tranh chấp sẽ sử dụng Tư pháp quốc tế Việt Nam. Quy phạm xung đột cho hợp đồng hiện hành là Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015. Theo điểm a khoản 2 Điều 683 Bộ luật Dân sự 2015, nếu các bên không thỏa thuận luật áp dụng thì luật của nước có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng là luật của nước nơi người bán cư trú nếu là cá nhân hoặc nơi thành lập nếu là pháp nhân (đối với hợp đồng mua bán hàng hóa). Nơi có mối liên hệ mật thiết nhất với hợp đồng là Việt Nam. Như vậy, quy tắc xung đột hợp đồng của Tư pháp quốc tế Việt Nam dẫn chiếu đến luật Việt Nam, mà Việt Nam là một Quốc gia thành viên công ước CISG nên CISG được áp dụng thay cho luật quốc gia Việt Nam (kết quả áp dụng Điều 1.1.b CISG). Qua ví dụ trên ta thấy rõ hơn ý nghĩa của

“các nguyên tắc Tư pháp quốc tế”diễn tả trong Điều 1.1.b CISG, và lưu ý rằng đó là các quy tắc xung đột của quốc gia có Tòa án giải quyết vụ việc. Còn đối với Trọng tài quốc tế, vì Trọng tài nhìn chung ít bị ràng buộc với Tư pháp quốc tế của

một quốc gia nhất định, nên các quy tắc xung đột được chọn có thể là quy tắc thông dụng hoặc theo một quốc gia nào đó mà Trọng tài thấy phù hợp, thông thường là của quốc gia nơi xét xử Trọng tài. Đặc biệt nếu nếu các bên trong hợp đồng mua bán có thỏa thuận chọn luật của một nước thành viên Công ước nhưng quốc gia này bảo lưu Điều 1.1.b CISG theo quy định tại Điều 95 CISG. Khi đó luật quốc gia này sẽ áp dụng hay CISG. Thực tế có một số quốc gia có bảo lưu như vậy vì họ không muốn CISG thay thế luật nội địa của họ trong những hợp đồng có một bên có trụ sở ở quốc gia không phải là thành viên Công ước. Trong trường hợp các bên chọn luật các nước này thì CISG sẽ không áp dụng ưu tiên so với luật quốc gia. Nói cách khác, đây là thêm một trường hợp loại trừ áp dụng Công ước.

Vậy văn phòng đại diện có được xem là “địa điểm kinh doanh” theo Điều 1.1.b CISG hay không? Tại điều khoản này quy định về các trường hợp áp dụng CISG ngay cả khi một bên hoặc cả hai bên trong hợp đồng không có địa điểm kinh doanh tại các Quốc gia thành viên. Đây là trường hợp áp dụng “gián tiếp” Công ước vậy Văn phòng đại diện có được xem là “địa điểm kinh doanh” theo CISG hay không nó phụ thuộc vào phán quyết của Tòa án về việc dẫn chiếu luật? Ví dụ như một hợp đồng lựa chọn pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp và Việt Nam là Quốc gia thành viên của Công ước thì CISG sẽ là luật điều chỉnh hợp đồng đó.

Nhưng vì CISG không có một khái niệm cụ thể về“địa điểm kinh doanh” nên Tòa án giải quyết tranh chấp có thể dựa theo pháp luật Việt Nam đã được các bên lựa chọn để định nghĩa về khái niệm này. Theo pháp luật Việt Nam, quy định tại khoản 2 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2014 thì: “Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó”. Ngoài ra, theo khoản 6 Điều 3 Luật Thương mại 2005 thì

“Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là đơn vị phụ thuộc của thương nhân nước ngoài, được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam để tìm hiểu thị trường và thực hiện một số hoạt động xúc tiến thương mại mà pháp luật Việt Nam cho phép”. Theo đó, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp có nhiệm vụ đại diện theo uỷ quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó nên văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Như vậy, theo pháp luật Việt Nam thì Văn phòng đại diện không được xem là địa điểm kinh doanh.

Hay trong vụ kiện, Floor tiles40 giữa một nhà sản xuất gạch lát sàn của Đức đã kiện một công ty tại Tây Ban Nha. Hợp đồng được ký kết giữa Văn phòng đại diện của người bán tại Tây Ban Nha với người mua. Tòa án cho rằng đây là một hợp đồng quốc tế theo CISG, Tòa án không xem Văn phòng đại diện của người bán là một “địa điểm kinh doanh” vì mặt pháp lý nó không có quyền rằng buộc với người mua. Vì vậy Tòa án coi đây là tranh chấp giữa người bán là Đức và người mua là Tây Ban Nha. Như vậy, dựa vào bản chất có thể thấy Văn phòng đại diện không được xem là“địa điểm kinh doanh”.

Trong khi đó, Điều 1.3 CISG quy định:“Quốc tịch của các bên, quy chế dân sự hoặc thương mại của họ, tính chất dân sự hay thương mại của hợp đồng không được xét tới khi xác định phạm vi áp dụng của Công ước này”. Công ước không xem xét đến yếu tố quốc tịch của các bên khi xác định phạm vi áp dụng Công ước.

Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa được ký kết giữa thương nhân quốc tịch Việt Nam và thương nhân Trung Quốc có địa điểm kinh doanh tại Việt Nam thì không được áp dụng Công ước Vienna 1980 vì CISG không xem xét yếu tố quốc tịch khi xác định phạm vi áp dung. Cụ thể trong vụ kiện “Smoke detection units” giữa nguyên đơn là Úc có địa điểm kinh doanh tại Hoa Kỳ và bị đơn là Hoa Kỳ, Tòa án đưa ra phán quyết rằng hợp đồng không thuộc phạm vi áp dụng của CISG do hai bên có cùng địa điểm kinh doanh tại một quốc gia.41 Như vậy, Công ước Vienna 1980 chỉ áp dụng trong phạm vi địa điểm kinh doanh tại các Quốc gia khác nhau và không xét tới yếu tố quốc tịch.

Ngoài ra còn trường hợp đặc biệt, các bên tham gia ký kết áp dụng CISG vào hợp đồng của mình nhưng không theo quy định theo Điều 1.1.a hay Điều 1.1.b CISG, đó là các bên tự thỏa thuận lựa chọn CISG làm luật điều chỉnh của mình. Ví dụ, trong vụ kiện Condensate crude oil mix, giữa người bán Hà Lan (nguyên đơn) và người mua là Anh (bị đơn) về hợp đồng mua bán hàng hóa là hỗn hợp dầu thô ngưng tụ. Vào thời điểm giao kết hợp đồng chỉ có Hà Lan là Quốc gia thành viên Công ước Vienna 1980, Anh thì không phải. Trong hợp đồng ký kết, có điều khoản hai bên tham gia ký kết thỏa thuận chọn CISG làm luật điều chỉnh hợp đồng.

40 Xem chi tiết vụ kiện Germany 28 February 2000 Appellate Court Stuttgart (Floor tiles case), Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/000228g1.html, download ngày: 20/06/2019.

41 Xem chi tiết vụ kiện United States 28 February 2005 Superior Court of Massachusetts (Vision Systems, Inc. v. EMC Corporation) , Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/050228u1.html,download ngày:

20/05/2019.

Hay trong trường hợp các bên tham gia ký kết đều không phải là Quốc gia thành viên Công ước Vienna 1980 và các bên không thỏa thuận chọn luật điều chỉnh. Thì khi có xảy ra tranh chấp, Tòa án sẽ dựa vào các xung đột, quy tắc tư pháp để chọn CISG làm luật áp dụng. Điển hình là dựa vào Công ước Rome 1980 và công ước Hague 1955 để dẫn chiếu đến luật áp dụng là CISG. Ví dụ, trong vụ kiện

“Shirts”42 giữa người bán là Đức (nguyên đơn) và người mua Hà Lan (bị đơn).

Vào thời điểm ký kết chỉ có người bán là Quốc gia thành viên Công ước và không có thỏa thuận chọn luật điều chỉnh. Tòa giải quyết tranh chấp là Tòa phúc thẩm ở Đức đã dựa theo Điều 4.1 của Công ước Rome 1980 Luật áp dụng đối với nghĩa vụ theo hợp đồng, nếu không có sự lựa chọn luật cho hợp đồng thì sẽ áp dụng luật“kết nối chặt chẽ nhất”và luật được chọn áp dụng là CISG.

Như vậy, dựa vào các phân tích trên có thể thấy CISG được áp dụng khi các bên có địa điểm kinh doanh tại Quốc gia thành viên Công ước (Điều 1.1.a CISG); Khi các quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật Quốc gia thành viên Công ước (Điều 1.1.b CISG). Khi các bên thỏa thuận lựa chọn CISG làm luật điều chỉnh hợp đồng mình hoặc khi cơ quan giải quyết tranh chấp lựa chọn CISG làm luật áp dụng.

Một phần của tài liệu Phạm vi áp dụng công ước vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)