Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phạm vi áp dụng công ước vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 56 - 59)

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

2.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số quốc gia và tại Việt Nam

2.1.2. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Việt Nam

Theo nhận định của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), số vụ tranh chấp giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài trong các giao dịch thương mại tăng lên rõ rệt vài năm trở lại đây. Từ năm 2002 đến năm 2008, VIAC đã giải quyết 198 vụ kiện, trong đó có 149 vụ tranh chấp quốc tế. Tranh chấp không chỉ tăng về số lượng mà còn tăng cả về giá trị. Số vụ có giá trị tranh chấp lớn từ 2 đến 5 triệu USD ngày càng nhiều. Đa số doanh nghiệp Việt Nam chưa có sự chuẩn bị tốt cho các tranh chấp thương mại quốc tế phát sinh vì thiếu hiểu biết về pháp luật. Do đó, khi gặp phải rủi ro, nhiều doanh nghiệp thường chấp nhận phần thua thiệt. Trong số các vụ tranh chấp về mua bán hàng hóa quốc tế được đưa ra VIAC, có tới trên 80% các vụ tranh chấp mà thỏa thuận giữa các bên không quy định luật áp dụng. Trong những trường hợp như vậy, các Trọng tài đã phải rất vất vả để xác định luật áp dụng cụ thể trong những trường hợp đó là luật nào và phải giải thích ra sao.83

Nếu như theo thống kê ở trên, rất nhiều quốc gia là bạn hàng lớn và lâu dài của Việt Nam như EU, Hoa Kỳ, Canada, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đều đã tham gia Công ước Vienna 1980, thì trong các tranh chấp thương mại quốc tế, có tới hơn 60% tổng số vụ mà bên đối tác nước ngoài là doanh nghiệp của nước đã tham gia Công ước.

Trong hợp đồng thương mại hiện nay về điều khoản giải quyết tranh chấp, các doanh nghiệp trong nước thì thường hay chọn cơ quan giải quyết tranh chấp là Tòa án nhân dân có thẩm quyền vì các doanh nghiệp chưa có thói quen sử dụng Trọng tài khi giải quyết tranh chấp hợp đồng, họ cho rằng quyết định của Tòa án có giá trị pháp lý cao hơn quyết định của Trọng tài, đồng thời chưa tin tưởng về hiệu lực thi hành các quyết định Trọng tài và chưa nhận biết được tính ưu việt hơn của phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với bằng Tòa án. Ngược lại, các doanh nghiệp nước ngoài khi ký kết hợp đồng mua bán hay cung cấp dịch vụ với các doanh nghiệp trong nước thì thường lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nhiều hơn hình thức giải quyết bằng Tòa án vì họ đã nhận thức đầy đủ các ưu thế của Trọng tài. Song, họ lại lựa chọn Trọng tài nước ngoài nhiều

83 Theo thống kê của Tòa Trọng tài thương mại Quốc tế Việt Nam VIAC.

hơn là Trọng tài Việt Nam, chỉ một số ít mới lựa chọn sử dụng Tòa án khi giải quyết tranh chấp.84

Điển hình trong vụ kiện “Monosodium glutamate” diễn ra vào ngày 05/04/1996, do Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử.

Giữa bên bán là Công ty thương mại Tây Ninh – Tanico (Việt Nam) và bên mua là Doanh nghiệp Ng Nam Bee (Singapore), đối tượng hàng hóa là bột ngọt (mì chính).

Khi xét xử vụ việc này, Tòa án đã tham chiếu Điều 29 và Điều 53, Điều 64 CISG.

Đây là một án lệ về CISG đầu tiên đối với Việt Nam. Án lệ này cho thấy, dù Việt Nam chưa phải là thành viên công ước, nhưng vẫn có những trường hợp công ước này có thể được áp dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm này Việt Nam chưa phải là thành viên của Công ước Vienna 1980, khi Việt Nam chưa là thành viên của CISG thì không thể áp dụng CISG theo điều 1.1.a CISG cho các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà một bên là bên Việt Nam. CISG sẽ có thể được áp dụng cho các hợp đồng mua bán quốc tế được ký kết giữa một bên có địa điểm kinh doanh tại một quốc gia là thành viên và một bên có địa điểm kinh doanh tại một quốc gia chưa phải là thành viên công ước, người bán Singapore (đã gia nhập CISG vào ngày 16/02/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/3/1996) và người mua Việt Nam (Việt Nam chưa gia nhập hay phê chuẩn Công ước). Hai bên không lựa chọn luật áp dụng trong hợp đồng. Khi có tranh chấp xảy ra, Tòa án (Trọng tài) sẽ phải dựa vào các qui phạm xung đột trong tư pháp quốc tế để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến luật nước người bán – tức là luật Singapore, thì luật áp dụng cho hợp đồng sẽ là luật Singapore. Nhưng vì Singapere là một Quốc gia thành viên của CISG nên đối với các tranh chấp từ hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế, Tòa án (Trọng tài) sẽ không áp dụng luật của Singapore mà sẽ áp dụng CISG để giải quyết tranh chấp. Nếu tranh chấp được giải quyết tại Việt Nam và quy phạm xung đột của Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một Quốc gia thành viên công ước thì chúng ta cũng có kết quả tương tự: đó là CISG sẽ được áp dụng cho hợp đồng áp dụng theo Điều 1.1.b CISG. Hoặc các bên trong vụ kiện này có thể thỏa thuận lựa chọn CISG áp dụng cho hợp đồng này.85 Vào thời điểm này CISG chưa có hiệu lực tại Việt Nam nhưng cơ quan giải quyết tranh chấp đã có thể áp dụng CISG vào giải quyết tranh chấp.

84 BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG VIỆT NAM GIA NHẬP Công ước Vienna 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG).

85 Xem chi tiết vụ kiện Vietnam 5 April 1996 Appellate Court (Ng Nam Bee Pte Ltd. v. Tay Ninh Trade Co.) ,Nguồn:http://cisgw3.law.pace.edu/cases/960405v1.html, download ngày: 20/06/2019.

Ngày 18/12/2015 vừa qua, Việt Nam đã chính thức phê duyệt việc gia nhập Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc (CISG) để trở thành viên thứ 84 của Công ước này. Điều đáng chú ý là Việt Nam đã đi trước nhiều nước ASEAN khác để trở thành thành viên thứ 2 sau Singapore gia nhập Công ước quan trọng này. Công ước Vienna 1980 bắt đầu có hiệu lực ràng buộc tại Việt Nam từ ngày 01/01/2017.

Các giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện ngày càng nhiều bởi cả hai nhóm doanh nghiệp của Việt Nam: doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam cũng tăng nhanh qua từng thời kỳ, cụ thể là vào năm 1995, con số này là 5,5 tỷ đô la Hoa Kỳ, đến năm 2000 là 14,5 tỷ, năm 2005 tăng lên 32,5 tỷ và đến năm 2010 đạt 72,2 tỷ đô la Hoa Kỳ. Điều này khẳng định tầm quan trọng của hoạt đồng xuất khẩu hàng hóa trong việc phát triển kinh tế của Việt Nam.86

Tính đến hết năm 2015, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam hầu hết đều là thành viên của CISG. Khi CISG có hiệu lực, lợi ích điển hình đối với doanh nghiệp là sẽ tiết kiệm được các chi phí trong đàm phán hợp đồng. Hiện nay, trong quá trình đàm phán, có tới 52% hợp đồng có đàm phán về việc sẽ áp dụng luật nào thì riêng việc chọn luật các doanh nghiệp mất khoảng 2 tiếng. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng mất khá nhiều thời gian để đàm phán chi tiết về thực hiện hợp đồng cũng như từng điều khoản trong hợp đồng…87

Các Doanh nghiệp tại Việt Nam trước khi CISG có hiệu lực ở Việt Nam còn khá dè dặt và hầu như chưa nắm rõ về quy định về Công ước này. Khi tham gia ký kết hàng hóa quốc tế với các Quốc gia thành viên Công ước và có áp dụng CISG thì các Doanh nghiệp Việt Nam thường bị chịu thiệt vì không hiểu CISG là gì và áp dụng như thế nào. Trong khi các hợp đồng ký kết giữa Việt Nam và các nước còn lại cũng chưa là thành viên CISG thì cũng gặp khó khăn về chọn luật điều chỉnh dẫn tới nhiều nước cũng e ngại ký kết với Việt Nam. Hay khi có tranh chấp, cung đột xảy ra cũng khó thống nhất được luật điều chỉnh. Nguyên nhân do khó khăn để thỏa

86 Báo cáo nghiên cứu khả năng gia nhập Công ước Vienna 1980 của Việt Nam

87 Việt Nam áp dụng Công ước Vienna 1980 về Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế từ năm 2017, Nguồn:http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/9291-viet-nam-ap-dung-cong-uoc-vien-ve-hop-dong-mua-ban -hang-hoa-quoc-te-tu-nam-2017, download ngày: 20/06/2019.

thuận với đối tác nước ngoài trong việc áp dụng luật của nước nào, hoặc không chắc chắn về luật nào áp dụng ít rủi ro, ít phát sinh tranh chấp. Nếu có chọn luật áp dụng thì gần 35% hợp đồng chọn áp dụng luật của Singapore, chưa đến 20% số hợp đồng Doanh nghiệp đàm phán được là chọn áp dụng luật Việt Nam. Điều này dẫn đến bất lợi cho Doanh nghiệp Việt Nam khi xảy ra tranh chấp. Khi Việt Nam là thành viên của Công ước thì việc ký kết hợp đồng với các nước trở nên dễ dàng hơn đặc biệt là với 84 nước thành viên còn lại vì đã thống nhất được luật điều chỉnh.88 Vì vậy, các Doanh nghiệp cũng dần dần mở cửa hội nhập, tìm hiểu rõ về CISG không còn lo sợ khi áp dụng CISG vào hợp đồng của mình nữa.

Việc gia nhập CISG đã đánh dấu một mốc mới trong quá trình tham gia vào các điều ước quốc tế đa phương về thương mại, tăng cường mức độ hội nhập của Việt Nam, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa quốc tế và cho các doanh nghiệp việt nam một khung pháp lý hiện đại, công bằng và an Tòan để thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Một phần của tài liệu Phạm vi áp dụng công ước vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)