CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
2.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số quốc gia và tại Việt Nam
2.1.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số Quốc gia
2.1.1.3. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là cường quốc lớn nhất thế giới về kinh tế và thương mại quốc tế, là đại diện tiêu biểu cho hệ thống thông luật (Common Law), một trong những nước đầu tiên tham gia Công ước Vienna 1980 từ năm 11/12/1986 nhưng quá trình thực thi Công ước tại Hoa Kỳ lại cho một bức tranh hoàn toàn trái ngược với Trung Quốc và Đức, Pháp. Trong suốt 12 năm đầu kể từ khi Công ước này có hiệu lực tại Hoa Kỳ (01/01/1988) thì Hoa Kỳ chỉ đóng góp vào thư viện án lệ CISG khoản 18 án lệ.74
Đáng chú ý, trong số đó có nhiều trường hợp xét xử Tòa án Hoa Kỳ đều viện dẫn Điều 6 CISG để từ chối áp dụng Công ước vào xét xử. Tương tự, hầu hết các luật sự và nhà tư vấn pháp lý tại Hoa Kỳ đều khuyến khích khách hàng mình quy định điều khoản loại trừ áp dụng CISG trong các hợp đồng mua bán hàng hóa của mình.75
Ngoài ra, trong những trường hợp khác khi CISG được áp dụng đi nữa thì các thẩm phán Hoa Kỳ thường có xu hướng sử dụng các khái niệm của UCC (Uniform Commercial Code) để diễn giải Công ước trái với yêu cầu về tính quốc tế của nó. Các chuyên gia giải thích việc sử dụng này với các lý do sau:
74 Xem chi tiết tại, Nguồn: http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/casecit.html#us, download ngày:
20/06/2019.
75 Xem Monica Kilian, ‘CISG and the Problem with Common Law Jurisdictions’ (2001) 10 J. Transnational Law & Policy 217, 227. Xem thêm James P. Quinn, ‘The Interpretation and Application of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods’ (2005) 9 Int’l Trade & Bus. L. Rev.
221, 224.
Thứ nhất, Bộ Luật Thương mại thống nhất (UCC) năm 1952 của Hoa Kỳ là một bộ luật hết sức rõ ràng và cụ thể về hợp đồng mua bán hàng hóa, được sử dụng rộng rãi tại 50 tiểu bang của Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, chính phủ Hoa Kỳ đã mất một thời gian rất dài để thống nhất được luật pháp về thương mại theo UCC, vì vậy việc áp dụng CISG cho hợp đồng mua bán hàng quốc tế song song với UCC đã gây ra sự xáo trộn không hề nhỏ. Các thương nhân Hoa Kỳ trước khi CISG có hiệu lực tại Hoa Kỳ thì đã quen với việc áp dụng UCC 1952, nếu áp dụng CISG thì họ phải thay đổi một số cách thức và thói quen đã xây dựng từ lâu giữa thương nhân Hoa Kỳ với thương nhân nước ngoài - đây là điều họ không mong muốn. Vì vậy, trong các kiện giao dịch chung (điều kiện chung về mua bán hàng hóa), họ đều loại trừ việc áp dụng Công ước Vienna 1980. Họ thường quy định áp dụng UCC hoặc pháp luật của một bang nào đó của Hoa Kỳ thay vì áp dụng CISG.
Thứ hai, CISG dường như không giành được sự quan tâm của giới nghiên cứu học thuật cũng như giới luật sư ở Hoa Kỳ. Trên thực tế, các luật sư Hoa Kỳ cũng thấy khó khăn trong việc tư vấn cho khách hàng áp dụng CISG và ở Hoa Kỳ hiện chưa có nhiều án lệ áp dụng CISG. Bên cạnh đó, số lượng sinh viên, luật sư và thậm chí các thẩm phán hiểu biết về CISG rất ít nếu so với các nước thuộc EU như Pháp, Đức, Ý. Nghiên cứu của học giả Hoa Kỳ, Sukurs cho thấy CISG không được giảng dạy trong các khóa học về hợp đồng thương mại, chỉ có khoảng 30% thẩm phán tại Bang Florida có kiến thức vừa phải về CISG. Trong số 10 luật sư Hoa Kỳ được hỏi về CISG có tới 8 đến 9 người trả lời rằng họ thực sự không biết CISG là gì, một số người còn cho rằng CISG là một loại hiệp ước quốc tế không liên quan đến các quan hệ giao dịch có Hoa Kỳ tham gia vì UCC luôn là nguồn luật được áp dụng.
Trong một nghiên cứu khác của Ubartaite tại Tòa Quốc tế Giả định Hoa Kỳ - Jessup, ông nhận thấy có sự phân biệt rất rõ ràng giữa nhận thức của nhóm các sinh viên đến từ châu Âu như Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh và Nam Phi, và nhóm sinh viên Hoa Kỳ. Các sinh viên đến từ Châu Âu đều rất quen thuộc với Công ước Vienna 1980 và coi nó là một phần quan trọng trong kiến thức pháp lý của mình. Ngược lại các sinh viên Hoa Kỳ hầu như không biết về sự tồn tại của CISG, và ít hơn 20%
trong số các sinh viên này từng được học về CISG.76
76 Xem chit tiết tại Các nước với CISG – Bức tranh nhiều màu sắc, Nguồn:
https://cisgvn.wordpress.com/2010/11/03/cac-n%c6%b0%e1%bb%9bc-v%e1%bb%9bi-cong-%c6%b0%e1%
bb%9bc-vien-1980-b%e1%bb%a9c-tranh-nhi%e1%bb%81u-mau-s%e1%ba%afc/, download ngày:
20/06/2019.
Cuối cùng, một số quy định và khái niệm cơ bản của CISG khác với các quy định tương ứng của Hoa Kỳ, điều này khiến cho việc xét xử trở nên khó khăn. Vì vậy ngay cả các thẩm phán cũng“lưỡng lự”trong việc áp dụng CISG và thường có xu hướng né tránh áp dụng.
Có thể thấy thực tiễn của việc áp dụng CISG của Hoa Kỳ qua án lệ “United States 12 April 1995 State Appellate Court [Oregon] (GPL Treatment v.
Louisiana-Pacific)”. Vụ kiện “Wood products (cedar shakes)” diễn ra tại Tòa phúc thẩm Oregon (Hoa Kỳ) vào ngày 12/04/1995, giữa nguyên đơn (người bán) là Canada đã kiện bị đơn (người mua) là Hoa Kỳ, hợp đồng mua bán hàng hóa là sản phẩm từ gỗ (gỗ tuyết tùng). Liên quan đến cáo buộc bán gỗ tuyết tùng của một doanh nghiệp sản phẩm gỗ gia đình Canada cho một khách hàng là doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.77
Nội dung: Người bán đã nhận một lời chào hàng cho một thương nhân tại Hoa Kỳ, người bán đã đồng ý qua điện thoại vào tháng 5 năm 1992 - trong thời gian giá tăng - để mua một số lượng lớn từ người bán. Người bán khẳng định rằng sau này, khi giá trị thị thường bắt đầu giảm, các bên đã đàm phán lại một số điều khoản nhất định. Người bán bị cáo buộc đã xác nhận cả việc bán ban đầu và thỏa thuận thương lượng lại bằng các gửi đến các biểu mẫu “xác nhận” hướng dẫn người mua ký và trả lại một bản sao của biểu mẫu, nhưng người mua đã không trả lại và cho người bán một câu trả lời xác nhận khác. Người mua, mặt khác, tuyên bố rằng họ đã không cam kết mua bất kỳ cái vòng tay nào, và từ chối nhận bất kỳ hình thức xác nhận nào khác. Sau khi chấp nhận một số lô hàng vòng tay trong tháng 7, người mua đã từ chối nhận hàng tiếp và người bán đã kiện tại Tòa án Oregon. Tại phiên tòa, người mua đã lập luận, giữa các bên rằng yêu cầu bồi thường của người bán không hợp lý theo Đoạn 2 - 201 (1) của UCC về “Đạo luật gian lận” được ban hành tại Oregon ngăn cản việc thực thi hợp đồng bán hàng hóa với mức giá $ 500 hoặc nhiều hơn trừ khi thỏa thuận được chứng minh bằng một văn bản được ký bởi
“bên chống lại việc thực thi được yêu cầu”.78 Bởi vì người mua chưa bao giờ ký
77 Xem chi tiết vụ kiện United States 12 April 1995 State Appellate Court [Oregon] (GPL Treatment v.
Louisiana-Pacific) Nguồn:http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950412u1.html, download ngày: 20/06/2019.
78 Trừ khi có quy định khác trong phần này, hợp đồng bán hàng hóa có giá từ 500 đô la trở lên không được thực thi bằng cách hành động hoặc biện hộ trừ khi có một văn bản đủ để chỉ ra rằng hợp đồng mua bán đã được thực hiện giữa các bên và được ký bởi bên chống lại việc thực thi được tìm kiếm hoặc bởi đại lý ủy quyền hoặc người môi giới của mình. Một văn bản là không đủ bởi vì nó bỏ qua hoặc nêu không chính xác
bất kỳ văn bản nào như vậy, người mua lập luận đơn kiện của người bán nên bị hủy bỏ. Người bán, trả lời rằng hợp đồng có thể được thi hành theo Mục 2-201.2 UCC, một ngoại lệ đối với yêu cầu bằng văn bản đã ký. Ngoại lệ áp dụng nếu, trong giao dịch của người bán đối với người bán, bên chống lại việc thực thi đưuọc yêu cầu đã không trả lời trong vòng mười ngày đối với văn bản xác nhận hợp đồng nhận được từ phía bên kia.79 Vấn đề được đưa ra là liệu tuyên bố trên các mẫu xác nhận của người bán có hướng dẫn người mua ký kết và trả lại các bản sao của các mẫu đó có thỏa mãn yêu cầu Mục 2-201.2 UCC về“văn bản xác nhận hợp hay không”.
Trong phiên tòa, luật sư của người bán đã phản biện rằng tranh chấp giữa người bán và người mua được điều chỉnh bởi CISG chứ không phải bởi UCC của Oregon, nhưng thẩm phán xét xử đã phán quyết rằng phản biện này không hợp lý.
Và Tòa án quyết định chọn luật UCC ở Oregon làm luật điều chỉnh cho vụ kiện này.
Tranh cãi xảy ra rằng việc Tòa án lựa chọn luật UCC thay vì CISG là đúng hay không?
Mặc khác, những lập luận đưa ra bởi người bán bán chắn chắn đúng nếu CISG được áp dụng vào vụ kiện này. Điều 11 CISG quy định rằng:“Hợp đồng mua bán không cần phải được giao kết hoặc xác nhận bằng văn bản hay phải tuân thủ một yêu cầu nào khác về hình thức. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng nhân chứng”.Chỉ có một ngoại lệ cho quy tắc này Điều 12 CISG quy định rằng các điều khoản CISG không cần phải có văn bản nếu một bên tham gia giao dịch đặt tại Quốc gia thành viên Công ước mà Quốc gia đó tuyên bố bảo lưu theo Điều 96 CISG. Một tuyên bố theo Điều 96 CISG là tuyên bố bảo lưu phổ biến nhất của các Quốc gia thành viên, nhưng cả hai bên tham gia ký kết Hoa Kỳ và Canada đều là thành viên của Công ước Vienna 1980 và không tuyên bố bảo lưu theo Điều 96 CISG. Do đó, nếu Tòa án áp dụng CISG cho vụ kiện này thì việc thiếu chữ ký của người mua không gây trở ngại cho yêu cầu của người bán.
Bỏ sang một bên (như tòa đã áp dụng Luật tranh tụng) người bán đã lập luận này, hợp đồng mua bán hàng hóa này được điều chỉnh bởi Công ước Vienna 1980
một điều khoản đã thỏa thuận nhưng hợp đồng không được thực thi theo đoạn này ngoài số lượng hàng hóa được thể hiện trong văn bản đó.
79 Giữa các thương nhân nếu trong một thời gian hợp lý, một văn bản xác nhận hợp đồng và đủ đối với người gửi được nhận và bên nhận được có lý do để biết nội dung của nó, nó đáp ứng các yêu cầu của tiểu mục (1) đối với bên đó trừ khi có thông báo bằng văn bản phản đối nội dung của nó được đưa ra trong vòng 10 ngày sau khi nhận được.
thay vì Điều 2 của Luật UCC, Điều 1.1a CISG quy định rằng “Công ước áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có địa điểm kinh doanh tại các Quốc gia khác nhau”.Các giao dịch trong hợp đồng rõ ràng là bán hàng có yếu tố quốc tế giữa các bên ở các Quốc gia thành viên khác nhau (giữa người bán Canada và người mua Hoa Kỳ). Hoa Kỳ và Canada đều là thành viên của CISG và các giao dịch đều xảy ra vào lúc Công ước này có hiệu lực ở hai quốc gia. Do đó, dựa trên các sự kiện được Tòa phúc thẩm Oregon tuyên bố thì CISG phải được áp dụng theo Điều 1.1a CISG.
Những điều đã nói ở trên nhấn mạnh một bài học quan trọng, người bán đã bị bất lợi khi bị hủy đơn kiện và có thể bị thua trước Tòa án tối cao Oregon khi kháng cáo - bởi vì người bán trì hoãn đưa ra lập luận rằng CISG điều chỉnh các giao dịch của mình với người mua. Tại phiên tòa và khi kháng cáo, Đạo luật về gian lận của UCC vẫn được áp dụng là một trở ngại đối với người bán. Dù Tòa án tối cao Oregon phán quyết rằng người bán thắng kiện nhưng có thể thấy việc bỏ qua phạm vi áp dụng của CISG vào thời điểm này là một hạn chế, có thể gây bất lợi đến các bên. Đến cuối cùng CISG chỉ được đề cập trong phần chú thích cuối cùng về ý kiến bất đồng quan điểm.
Tranh cãi đặt ra trong án lệ này rằng liệu phạm vi áp dụng của Công ước có bị loại trừ hay không nếu các bên tố tụng tranh chấp chỉ dựa trên luật pháp trong nước, mặc dù thực tế là tất cả tất cả các yêu cầu áp dụng Công ước đều được thỏa mãn. Có thể thấy rõ vào thời điểm này, dù Công ước Vienna 1980 đã có hiệu lực tại Hoa Kỳ nhưng việc áp dụng nó vào trong tố tụng hay các hợp đồng ký kết còn rất hạn chế; Tòa án hay các bên tham gia ký kết và ngay cả luật sư hầu như đều bỏ qua phạm vi áp dụng của CISG và đều lựa chọn luật của Quốc gia mình làm luật điều chỉnh như một thói quen.
Trong đó, Hoa Kỳ là một nước theo hệ thống pháp luật Common Law, là một luật pháp chủ yếu phát triển dựa trên án lệ. Nếu các vụ kiện sau này đều lấy phán quyết của Tòa án trong vụ kiện trên làm án lệ để dựa vào thì đây là một lỗ hổng lớn trong việc phát triển Công ước Vienna 1980 tại Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây, trước áp lực rất lớn của cộng đồng quốc tế, tình hình áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Hoa Kỳ đã được cải thiện ít nhiều.
Chỉ trong 10 năm từ 2001-2010, số lượng án lệ CISG của Hoa Kỳ được báo cáo tại
UNILEX đã tăng gấp hơn 3 lần so với 12 năm trước đó (từ 1998-2000), nhiều học giả và nhà hành nghề luật tại Hoa Kỳ đã nêu lên nhu cầu phải thống nhất hóa luật quốc tế về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế theo khuôn khổ CISG do khối lượng giao dịch thương mại ngày càng tăng giữa các Quốc gia thành viên của Công ước.