CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIENNA 1980
2.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số quốc gia và tại Việt Nam
2.1.1. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số Quốc gia
2.1.1.4. Thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 tại Pháp
Hoa Kỳ là đại diện cho hệ thống pháp luật Common Law thì Pháp là một đại diện tiêu biểu cho hệ thống pháp luật Civil Law - là một hệ thống được hình hành dựa trên nguyên tắc các nhà lập pháp xây dựng những chế định cụ thể và tạo cơ chế để các nguyên tắc điều chỉnh các quan hệ xã hội. Bên cạnh đó, Pháp cũng là thành viên của Công ước La Haye 1964, tiền thân của Công ước Vienna 1980 vì vậy Pháp cũng là Quốc gia gia nhập Công ước sớm (27/08/1981).
Trong giai đoạn soạn thảo và xây dựng Công ước Vienna 1980, Pháp cũng tham gia đóng góp rất nhiều vào vì vậy Công ước này có ảnh hưởng rất lớn ở Pháp.
Pháp cũng có số lượng lớn về CISG là 164 án lệ.80
Thực tiễn áp dụng CISG tại Pháp cũng có nhiều thăng trầm. Trong thời gian đầu, sự khác biệt trong một số quy định của CISG và pháp luật về mua bán hàng hóa ở Pháp đã tới một số khó khăn nhất định trong việc áp dụng CISG. Do đó, trong thời gian này, nhiều phán quyết của Tòa án Pháp liên quan đến CISG đã bị chỉ trích là không hợp lý do các thẩm phán vẫn bị ảnh hưởng bởi pháp luật Quốc gia và vì thế đã diễn giải không đúng các điều khoản của Công ước. Tuy vậy, cùng với thời gian, đặc biệt là với sự lên tiếng của các học giả Pháp bình luận các bản án chưa hợp lý thì chất lượng các bản án áp dụng CISG của Tòa án Pháp ngày càng được nâng cao.
Công ước Vienna có vai trò đáng kể giúp hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng và pháp luật về hợp đồng nói chung tại Pháp. Một số quy định của CISG đã làm thay đổi quan niệm cứng nhắc của các luật gia, các thẩm phán của Pháp, ví dụ về việc chấp nhận các hợp đồng có giá mở, hay là giảm bớt Phúc thẩm Pháp (Cour de cassation) còn dẫn chiếu đến CISG để “soi sáng” cho một số điều luật trong Bộ luật dân sự của Pháp. Có thể nói,thành công của việc áp
80 Xem chi tiết tại, Nguồn:http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/casecit.html, download ngày: 20/06/2019.
dụng CISG tại Pháp có được một phần lớn là nhờ nỗ lực của các nhà nghiên cứu. Ở Pháp có một lượng khổng lồ các học thuyết (doctrines) liên quan đến CISG, các công trình nghiên cứu về CISG cũng rất nhiều. Các nhà nghiên cứu, bằng những học thuyết và công trình của mình, đã góp phần vào việc tuyên truyền, phổ biến về CISG, đồng thời cũng tác động tới quá trình áp dụng CISG của các thẩm phán và quá trình hoàn thiện pháp luật quốc gia của các nhà lập pháp.
Có thể thấy thực tiễn áp dụng Công ước Vienna 1980 qua vụ kiện “Ceramic baking dishes (cake pans, soufflé pans, etc.)”, giữa người bán là Pháp (bị đơn) và người mua là Ireland (nguyên đơn), hợp đồng mua bán hàng hóa là đĩa nướng bằng gốm.81
Nội dung tóm tắt vụ kiện: người bán là một công ty có địa điểm kinh doanh tại Pháp, đã ký kết với một người mua tại Ireland năm 1991 để bán đĩa nướng bằng gốm. Hợp đồng có điều khoản áp dụng theo luật Pháp. Người mua đã thông báo cho người bán rằng đĩa nướng không chịu được nhiệt. Sau khi không thành công trong việc tìm kiếm một thỏa thuận hòa giải, người mua Ireland đã kiện người bán Pháp về vi phạm nghĩa vụ giao hàng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Sau khi Tòa sơ thẩm của Strasbourg đưa ra phán quyết, người bán kháng cáo và yêu cầu chọn luật CISG điều chỉnh. Tòa phúc thẩm Colmar, đã bác bỏ yêu cầu của người bán với lý do trong trường hợp hợp đồng mua bán mang tính quốc tế, thì cũng phải tuân theo luật pháp của Pháp và Luật của Pháp cũng được các bên lựa chọn rõ ràng để giải quyết tranh chấp như điều khoản đã nêu. Và Tòa Phúc thẩm Colmar đã loại trừ áp dụng Công ươc Vienna 1980 theo Điều 6 Công ước này. Và theo Điều 1603 và 1641 của Bộ luật Dân sự Pháp thì Tòa án đưa ra phán quyết hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu người bán bồi thường cho người mua.82
Sau đó người bán tiếp tục kháng cáo lên Tòa Giám đốc thẩm về phán quyết này. Tòa Giám đốc thẩm đã hủy bỏ quyết định của Tòa Phúc thẩm với lý do thiếu cơ sở pháp lý của luật pháp của Pháp và đưa ra lời xin lỗi về việc không áp dụng CISG của Tòa Phúc thẩm. Tòa Giám đốc thẩm tuy nhiên bày tỏ sự dè dặt liên quan
81 France 17 December 1996 Supreme Court (Ceramique Culinaire v. Musgrave). Nguồn:
http://cisgw3.law.pace.edu/cases/961217f1.html,download ngày:
82 France 26 September 1995 Appellate Court Colmar (Ceramique Culinaire v. Musgrave), Nguồn:
http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950926f1.html, download ngày:
đến việc loại trừ áp dụng CISG bởi Tòa án cấp dưới. Tòa án tối cao Pháp đã bỏ phán quyết của Tòa Phúc thẩm vì thiếu cơ sở pháp lý và hoãn xét xử vụ án để xem xét thêm.
Bình luận vụ kiện trên: Công ước Vienna 1980 đáng lẽ phải được áp dụng trong vụ kiện này. Hợp đồng được ký kết tại Pháp và người mua có địa điểm kinh doanh tại Ireland vào tháng 5 năm 1991, có yếu tố quốc tế trong hợp đồng này.
Công ước đã có hiệu lực tại Pháp vào 01/01/1988. Bởi vì Ireland không phải là thành viên Công ước Vienna 1980 vào thời điểm này, CISG chỉ có thể dựa trên quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến luật Quốc gia thành viên. Chắc chắn rằng khi có xảy ra xung đột sẽ dẫn chiếu đến luật của Pháp mà Pháp là thành viên của CISG nên CISG sẽ là luật điều chỉnh. Rõ ràng trong hợp đồng này các bên chỉ thỏa thuận chọn luật Pháp làm luật điều chỉnh chứ không có điều khoản là loại trừ áp dụng CISG.
Tòa Phúc thẩm Colmar đã bỏ qua việc áp dụng CISG và xem điều khoản trên như là loại trừ theo Điều 6 CISG. Thật không may là người bán kháng cáo đã không chỉ trích Tòa án về điểm này, và Tòa án tối cao cũng không kiểm điểm cụ thể Tòa án Colmar về việc này.
Tuy nhiên, Tòa án tối cao đã chỉ ra điểm hạn chế của Tòa Phúc thẩm với lý do. Việc sử dụng Công ước Vienna 1980 là không bắt buộc, các bên tham gia ký kết hợp đồng có thể loại trừ nó, một phần hoặc Tòan bộ. Mặc dù Điều 6 CISG có đề cập tới vấn đề này, nhưng có thể thừa nhận có thể loại trừ ngầm. Câu hỏi cần đặt ra là liệu các bên, bằng cách chọn hợp đồng của mình chịu sự điều chỉnh của luật pháp của một Quốc gia thành viên Công ước có phải là muốn loại trừ Công ước. Tòa Phúc thẩm Colmar đã giải thích điều khoản của hợp đồng đệ trình tất cả các tranh chấp đối với luật pháp của Pháp như là một sự loại trừ của Công ước Vienna 1980 - mà không đề cập đến bất kỳ bằng chứng nào khác ngoài quy định của điều khoản này. Tính bất cẩn của phán quyết này càng thể hiện rõ khi người mua trong đơn kháng cáo rõ ràng có viện dẫn việc áp dụng CISG.
Qua vụ kiện này có thể thấy việc áp dụng CISG ở Pháp trong giai đoạn đầu còn nhiều hạn chế và khuyết điểm. Nhưng với hệ thống pháp luật tại Pháp có thể thấy các án lệ về áp dụng sai CISG không được áp dụng, điểm này khác so với hệ thống pháp luật tại Hoa Kỳ. Bên cạnh đó việc xây dựng hệ thống Tòa án các cấp cũng tác động đến việc áp dụng CISG tại Pháp.