Bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng Công ước Vienna 1980

Một phần của tài liệu Phạm vi áp dụng công ước vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 64 - 72)

CHƯƠNG II: THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG ƯỚC VIENNA 1980

2.3. Bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng Công ước Vienna 1980

Từ những phân tích nêu trên và những kinh nghiệm từ thực tiễn nêu trên người viết đưa ra một số bài học cho các bên tham gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khi CISG làm luật điều chỉnh:

Đầu tiên, thực tiễn vận dụng CISG 1980 bởi các thành viên CISG rất phong phú, phức tạp và đa dạng, cần được nghiên cứu, tìm hiểu một cách hệ thống, nghiêm túc và chi tiết. Như về khái niệm “địa điểm kinh doanh” giữa các quốc gia chưa được thống nhất với khái niệm của Công ước Vienna 1980 cần khắc phục được điều này. Với quốc gia này địa điểm được xem là địa điểm kinh doanh nhưng với Công ước Vienna 1980 thì địa điểm đó lại không được xem là địa điểm kinh doanh, hay ngược lại. Dẫn tới khi áp dụng CISG vào trong hợp đồng nhưng đối tượng địa điểm kinh doanh lại không đáp ứng được căn cứ về phạm vi áp dụng là địa điểm kinh doanh và ngược lại.

Ngoài ra, về “địa điểm kinh doanh” các bên nên chú ý đến việc Quốc gia thành viên có nhiều đơn vị lãnh thổ, trong đó theo hiến pháp của Quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau có bị tuyên bố rằng Công ước này sẽ áp dụng cho tất cả các đơn vị lãnh thổ hay chỉ cho một hay nhiều đơn vị theo Điều 93 hay không. Ví dụ như Trung Quốc có Hồng Kông và Macao là đặc khu hành chính của Trung Quốc và là các đơn vị hành chính có quyền tự trị cao theo thể chế Một quốc gia hai chế độ, chịu sự quản lý trực tiếp của Chính quyền Nhân dân Trung ương như nêu trong Điều 12 của Bộ luật cơ bản của cả hai đặc khu hành chính.92 Nhưng khi gia nhập Công ước Vienna 1980 Trung Quốc tuyên bố CISG không có hiệu lực tại Hồng Kông và Macao. Điển hình như vụ kiện “TV broadband network products case” giữa người bán là Hồng Kông và người mua là Trung Quốc thì các bên lựa chọn CISG làm luật áp dụng nhưng phán quyết của Tòa án thì “Hồng Kông là Khu hành chính đặc biệt của Trung Quốc có hệ thống pháp lý khác (so với có hiệu lực ở Trung Quốc ). Hồng Kông không phải là Quốc gia ký kết của CISG. Do đó, CISG

92https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BA%B7c_khu_h%C3%A0nh_ch%C3%ADnh_(Trung_Qu%

E1%BB%91c)

không được áp dụng”.93 Đây là một bài học thực tiễn các bên cần lưu ý khi tham gia ký kết hợp đồng.

Thứ hai, về quy tắc tư pháp quốc tế dẫn chiếu đến việc áp dụng luật của một Quốc gia thành viên Công ước theo Điều 1.1.b. Thực tiễn cũng như phân tích cho thấy, việc áp dung quy tắc này để chọn CISG làm luật điều chỉnh hợp đồng của mình của các bên tham gia ký kết hợp đồng còn nhiều vội vàng và bấp cập. Các bên thường áp dụng quy tắc này dẫn chiếu đến Quốc gia thành viên nhưng lại không để ý đến việc Quốc gia đó tuyên bố bảo lưu Điều 1.1.b theo Điều 95 CISG. Dẫn đến việc chọn CISG làm luật điều chỉnh không được áp dụng trong hợp đồng. Khi có xảy ra tranh chấp việc lựa chọn luật giải quyết cũng mang lạ khó khăn. Vì vậy, các bên khi tham gia ký kết trong đó có một hoặc các bên không phải là Quốc gia thành viên Công ước muốn CISG làm luật điều chỉnh khi muốn dẫn chiếu theo Điều 1.1.b CISG cần chú ý xem Quốc gia thành viên dẫn chiếu có tuyên bố bảo lưu theo Điều 95 CISG hay không. Ngoài ra các bên tham gia ký kết có thể thỏa thuận luật áp dụng cho hợp đồng là CISG dựa trên nguyên tắc “tự do hợp đồng” nguyên tắc cơ bản trong thương mại quốc tế.

Thứ ba, các quy định của CISG không bao trùm mọi vấn đề pháp lý có liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Như theo Điều 4 CISG thì: “Công ước này chỉ điều chỉnh việc ký kết hợp đồng mua bán và các quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua phát sinh từ hợp đồng đó. Trừ trường hợp có quy định khác được nêu trong Công ước, Công ước không liên quan tới: Tính hiệu lực của hợp đồng, hoặc bất cứ điều khoản nào của hợp đồng, hoặc bất kỳ tập quán nào;

Hậu quả mà hợp đồng có thể đối với quyền sở hữu các hàng hóa đã bán”. Dù rất hữu ích, với phạm vi hiện tại của mình, CISG không giải quyết tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Vì vậy, để những hợp đồng như thế này được ký kết và triển khai thuận lợi và an Tòan về pháp lý, các bên ký kết hợp đồng vẫn đồng thời phải quan tâm đến các nguồn luật khác.

Ví dụ CISG không điều chỉnh các vấn đề sau: trách nhiệm của các bên trong giai đoạn đàm phán, điều kiện hiệu lực của hợp đồng, vấn đề ủy quyền, vấn đề thời hiệu, vấn đề chuyển quyền sở hữu của hàng hóa. Vì thế, bên cạnh Công ước Vienna 1980, vẫn cần một nguồn luật khác (thường là luật quốc gia) để điều chỉnh các vấn

93 China 19 March 2003 Hubei High People's Court [Appellate Court] (TV broadband network products case) , Nguồn:http://cisgw3.law.pace.edu/cases/030319c1.html, download ngày: 20/06/2019.

đề mà Công ước Vienna 1980 không đề cập đến. Vì thế, trong Hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế mẫu của phòng thương mại quốc tế ICC (ấn bản của ICC số 556 năm 1997) gợi ý quy định điều khoản “Luật áp dụng” trong hợp đồng như sau:

“Bất kỳ vấn đề nào liên quan đến hợp đồng này mà không được qui định một cách rõ ràng hay ngầm hiểu trong các điều khoản của hợp đồng thì sẽ được điều chỉnh bởi Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc về mua bán hàng hoá quốc tế, và nếu những vấn đề đó cũng không thuộc phạm vi điều chỉnh của Công ước thì sẽ tham chiếu tới Luật của quốc gia nơi người bán đặt trụ sở kinh doanh”. Ngoài ra, một xu hướng hiện nay của các Trọng tài quốc tế là áp dụng Bộ Nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) và các Nguyên tắc về luật hợp đồng Châu Âu (PECL) để bổ sung cho các vấn đề mà CISG không điều chỉnh.94

Điều này nếu không làm rõ có thể dẫn tới những lầm tưởng ở cả doanh nghiệp lẫn người làm luật, khiến các chủ thể này lơ là trong việc tìm hiểu và áp dụng các văn bản pháp luật cần thiết khác, và kết quả là có thể bị động khi xảy ra tranh chấp liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ngay cả khi đã có CISG.

Thứ tư, về căn cứ loại trừ phạm vi áp dụng Công ước Vienna 1980 hoặc có thể loại trừ bất cứ điều khoản nào của Công ước hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản đó theo Điều 6 CISG. Qua những thực tiễn từ những án lệ có thể thấy việc áp dụng Điều 6 CISG này gần như không có hiệu quả hầu như các bên không loại bỏ trừ việc áp dụng Công ước, thường là do các bên không đưa ra được điều khoản cụ thể rõ ràng và không tuân thủ Điều 12 CISG. Còn việc loại trừ bất cứ điều khoản hay sửa đổi hiệu lực của các điều khoản thực tế cho thấy việc áp dụng điều khoản này còn rất hạn chế và bỡ ngỡ cụ thể thực tiễn nêu trên. Khi các bên muốn loại trừ việc áp dụng Công ước này theo Điều 6 CISG cần áp dụng các bài học kinh nghiệm này để hạn chế giảm thiểu những rắc rối không đáng có nhất khi ký kết hợp đồng cũng như giải quyết tranh chấp.

Cuối cùng, về các căn cứ áp dụng Công ước Vienna tại các Quốc gia cụ thể tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Dù rất phổ biến trong thương mại quốc tế và nhiều nguyên tắc quan trọng đã được đưa vào pháp luật Việt Nam, nội dung Công ước

94 Những điểm bất cập của Công ước Vienna 1980 mà Việt Nam cần lưu ý, Nguồn:

http://www.trungtamwto.vn/chuyen-de/1171-nhung-diem-bat-cap-cua-cong-uoc-vien-1980-ma-viet-nam-can -luu-y, download ngày: 20/06/2019.

Vienna 1980 nhìn chung còn khá mới mẻ đối với hệ thống pháp luật, tư pháp và Trọng tài Việt Nam. Từ những bài học thực tiễn cụ thể các án lệ Việt Nam có tham gia, có thể rút ra bài học rằng các doanh nghiệp, Tòa án, Trọng tài ở Việt Nam cần có nhiều thời gian hơn để nghiên cứu, hiểu rõ khi áp dụng CISG trong các quan hệ giao dịch thương mại quốc tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG II

Chương hai đã đưa ra thực tiễn áp dụng áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số Quốc gia cụ thể là Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam. Từ đó giúp người đọc thấy được việc áp dụng Công ước Vienna 1980 của từng Quốc gia rất đa dạng;

và sự khác biệt trong việc áp dụng Công ước Vienna của Quốc gia từ lúc chưa là thành viên Công ước đến khi Quốc gia là thành viên của Công ước này. Bên cạnh đó, chương này cho thấy thực tiễn việc áp dụng việc loại trừ phạm vi áp dụng Công ước Vienna 1980.

Cuối cùng, qua những phân tích và thực tiễn rút ra bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng Công ước Vienna 1980. Từ những bài học đó có thể rút ra kinh nghiệm cho việc áp dụng Công ước này vào trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của mình.

KẾT LUẬN CHUNG

Nội dung chương I tập trung làm rõ các vấn đề tổng quan về phạm vi áp dụng Công ước Vienna 1980 về các vấn đề như khái niệm, đặc điểm của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, các căn cứ áp dụng Công ước Vienna 1980 (địa điểm kinh doanh, đối tượng hàng hóa, nội dung hợp đồng) và những vấn đề mà Công ước không điều chỉnh. Nội dung trọng tâm của chương này là căn cứ áp dụng Công ước Vienna 1980 giúp người đọc có cái nhìn bao quát nhất về phạm vi áp dụng, cũng như những căn cứ cụ thể giúp người đọc hiểu rõ hơn về phạm vi áp dụng áp dụng cho từng trường hợp cụ thể.

Chương 2 tập chung nói về thực tiễn việc áp dụng Công ước Vienna 1980 tại một số nước trong đó có Việt Nam. Với từng phân tích bình luận một số vụ kiện tiêu biểu của từng Quốc gia, được các Tòa án, Trọng tài trên thế giới áp dụng Công ước để xét xử đưa ra phán quyết. Trong đó tiêu biểu là thực tiễn áp dụng Công ước tại Hoa Kỳ và Pháp lần lượt đại diện cho hai hệ thống pháp luật Common Law và Civil Law. Bên cạnh đó, cũng đề cập đến thực tiễn loại trừ việc áp dụng Công ước Vienna 1980, một trong những loại trừ gây ra nhiều tranh cãi trong phạm vi áp dụng Công ước Vienna 1980./.

DANH MỤC THAM KHẢO I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

2. Luật Thương mại số 36/2005/QH11.

3. Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, Hồ Chí Minh.

4. PGS.TS Mai Hồng Quỳ - ThS. Trần Việt Dũng (2005), Luật Thương mại Quốc Tế, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

5. PGS.TS Nguyễn Văn Luyện – TS Lê Thị Bích Thọ - TS Dương Anh Sơn (2004), Hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà xuát bản Công an nhân dân, tr 30.

6. Phạm Quang Huy (2014),“Bình luận về hợp đồng chuyển nhượng bất động sản hình thành trong tương lai”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 06 (262), kì 2 tháng 3/2014.

7. Tài liệu lưu hành tại HUTECH, Luật Thương mại Quốc tế.

8. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội.

9. VCCL, Báo cáo nghiên cứu: Đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 2010

10. Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt (Từ điển Hoàng Phê, năm 2003), Nxb.

Đà Nẵng.

11. Các nước với CISG – Bức tranh nhiều màu sắc, Nguồn:

https://wordpress.com/log-in/vi?redirect_to=https%3A%2F%2Fcisgvn.wordpre ss.com%2Fwp-admin%2Fpost-new.php%3Fpost_type%3Dpage#_ftn11.

12. Danh sách các Quốc gia thành viên (2011), Nguồn:

https://cisgvn.wordpress.com/2011/01/18/danh-sach-cac-qu%E1%BB%91c-gia- thanh-vien/.

13. Đỗ Minh Anh (2016), Vấn đề sửa đổi khái niệm mua bán hàng hóa quốc tế trong Luật Thương mại về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, nguồn:

https://cisgvn.wordpress.com/2016/01/13/van-de-sua-doi-khai-niem-mua-ban-h ang-hoa-quoc-te-trong-luat-thuong-mai-de-gia-nhap-cong-uoc-cua-lien-hop-quo c-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-tế .

14. Luật sư Đặng Bá K (2014), Tổng quan về hợp đồng mua bán quốc tế, Nguồn:

http://www.luatyenxuan.com/tong-quan-ve-hop-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc- te.html.

15. Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 84 của CISG, nguồn:

https://cisgvn.wordpress.com/2015/12/31/viet-nam-chinh-thuc-tro-thanh-thanh- vien-thu-84-cua-cisg/.

II. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

16. John O Honnold, UNIFORM LAW FOR INTERNATIONAL SALES UNDER THE 1980s UNITED NATIONS CONVENTION, 3rd ed. (1999)

17. Judith L. Holdsworth, Practical Applications of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods ("CISG").

18. Monica Kilian, ‘CISG and the Problem with Common Law Jurisdictions’ (2001) 10 J. Transnational Law & Policy 217, 227. Xem thêm James P. Quinn, ‘The Interpretation and Application of the United Nations Convention on Contracts for the International Sale of Goods’ (2005) 9 Int’l Trade & Bus. L. Rev. 221, 224.

19. Peter Schlechtriem (2005), Requirements of Application and Sphere of Applicability of the CISG, Victoria University of Wellington Law Review, p.781-794.

20. Zheng Xie, LL.M. Washington University in St. Louis, LL.M., BA in Economics, University of International Business and Economics, Beijing.

21. Austria 11 February 1997 Supreme Court (Automobile case), Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/970211a3.html.

22. Austria 6 February 1996 Supreme Court (Propane case), Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/960206a3.html.

23. China 20 July 1999 Supreme Court of the People's Republic of China (Zheng Hong Li Ltd. Hong Kong v. Jill Bert Ltd. Swiss), Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/990720c1.html.

24. China 2000 CIETAC Arbitration proceeding (Souvenir coins case), Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/000000c1.html.

25. China 24 December 2004 CIETAC Arbitration proceeding (Medical equipment case, Nguồn:http://cisgw3.law.pace.edu/cases/041224c1.html.

26. France 17 December 1996 Supreme Court (Ceramique Culinaire v. Musgrave).

Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/961217f1.html.

27. Herbert Bernstein& Joseph M. Lookofsky(2003), Understanding the CISG in Europe

28. Hungary 25 September 1992 Supreme Court (Pratt & Whitney v. Malev), Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/920925h1.html.

29. ICC Arbitration Case No. 7585 of 1992 (Foamed board machinery), Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/927585i1.html.

30. ICC Arbitration Case No. 8502 of November 1996 (Rice case), Nguồn:

https://www.trans-lex.org/208502/_/icc-award-no-8502-10-icc-bull-no-2-1999- at-72-et-seq/?fbclid=IwAR3MjKP_ikjxhcbcZ9y5nlCk07ERFTWm2W2uirOpw WYycIAzFI6kX7kuinE.

31. Japan 19 March 1998 Tokyo District Court (Nippon Systemware Kabushikigaisha) Nguồn:http://cisgw3.law.pace.edu/cases/980319j1.html.

32. Oberster Gerichtshof, Austria, 2 Ob 191/98x, Oct.15, 1998, Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/981015a3.html.

33. Spain 7 June 2003 Appellate Court Valencia (Cherubino Valsangiacomo, S.A. v.

American), Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/030607s4.html.

34. Switzerland 3 November 2004 Appellate Court Jura (Building materials case), Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/041103s1.html.

35. Switzerland 3 November 2004 Appellate Court Jura (Building materials case), Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/041103s1.html.

36. Switzerland 9 September 1993 Commercial Court Zürich, Nguồn:

http://cisgw3.law.pace.edu/cases/930909s1.html.

37. Thống kê vụ kiện từ năm 1988 đến năm 1998 của Trung Quốc, Nguồn:

http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/casecit.html#china.

38. United States 12 April 1995 State Appellate Court [Oregon] (GPL Treatment v.

Louisiana-Pacific) Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950412u1.html.

39. United States 28 February 2005 Superior Court of Massachusetts (Vision Systems), Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/050228u1.html

40. Vietnam 5 April 1996 Appellate Court (Ng Nam Bee Pte Ltd. v. Tay Ninh Trade Co.), Nguồn: http://cisgw3.law.pace.edu/cases/960405v1.html.

Một phần của tài liệu Phạm vi áp dụng công ước vienna 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)