CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III
2.3 Phân tích hiệu quả hiện tại của Công ty xăng dầu khu vực III
2.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh
2.3.1.1 Phân tích khái quát các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được phải thực sự năng động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề kinh doanh cơ bản như: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?
muốn làm được điều đó phải xuất phát từ nhu cầu của thanh toán và khả năng về vốn của doanh nghiệp là phải đạt được hiệu quả kinh doanh nhất định, đứng về phía các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh chủ yếu là nói đến lợi nhuận. Đạt được kết quả cao trong quá trình sản xuất kinh doanh luôn là mục tiêu đặt ra cho mọi nhà quản lý.
Muốn cho quá trình sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và lao động hiện có của mình thì các doanh nghiệp cần phải xác định được phương hướng hoạt động kinh doanh đúng đắn, phải biết cách đầu tư có hiệu quả và có biện pháp sử dụng hợp lý các điều kiện sẵn có. Trong giai đoạn vừa qua, do có những bước đi thích hợp, có định hướng phát triển đúng đắn nên Công ty xăng dầu khu vực III đã đạt được những kết quả đáng kể. Các mục tiêu phấn đấu tiếp theo của Công ty là:
- Đảm bảo đủ công ăn việc làm cho người lao động với thu nhập bình quân trên đầu người cao.
- Đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có hiệu quả.
- Thực hiện đầy đủ mọi nghĩa vụ với Nhà nước.
Để phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế cần phải so sánh trị số của các chỉ tiêu giữa kỳ sau và kỳ trước, giữa thực hiện và kế hoạch, giữa đơn vị với trung bình ngành. Muốn vậy, cần phải dựa vào số liệu các báo cáo cơ bản sau đây: Bảng cân đối kế toán (BCĐKT); Báo cáo kết quả kinh doanh (BCKQKD); Báo cáo tình hình lao động
Biểu 2.5. Báo cáo kết quả kinh doanh (Mẫu biểu:B02-TCTY)
Phần I- Lãi lỗ Đơn vị tính: Triệu đồng
TÊN CHỈ TIÊU MÃ SỐ 2002 2003 2004
1.Doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ 01 640.466 780.400 996.254
Doanh thu bán xuất khẩu 03 3.221 2.286 4.435
2. Các khoản giảm trừ 05
3. DT thuần về BH, cung cấp DV (10=01-05) 10 640.466 780.400 996.254
4. Giá vốn hàng bán 11 614.064 750.746 960.710
5. LN gộp về BH, cung cấp DV (20=10-11) 20 26.402 29.654 35.544
6. Doanh thu hoạt động tài chính 21 72 94 75
7. Chi phí tài chính 22 1.176 874 990
Tong đó:Lãi vay phải trả 23 1.176 874 990
8. CP bán hàng và CP quản lý doanh nghiệp 24 24.953 27.041 31.521 9. LN từ HĐ kinh doanh (30=20+21-22-24) 30 345 1.833 3.108
10.Thu nhập khác 31 131 2.657 167
11. Chi phí khác 32 2.376 14
12.Lợi nhuận khác (33=31-32) 33 131 281 153
13. Tổng lợi nhuận trớc thuế (40=30+33) 40 476 2.114 3.261
14. Thuế TNDN phải nộp 41 152 676 1.044
15. Lợi nhuận sau thuế (50=40-41) 50 324 1.438 2.217
(Nguồn Phòng kinh doanh xăng dầu Công ty xăng dầu khu vực III) Biểu 2.6. Bảng cân đối kế toán rút gọn năm 2003,2004
Đơn vị tính: Triệu đồng
Tài sản Mã
số
Năm 2003 Năm 2004
Số trung bình
Tỷ trọng
(%)
Số trung bình
Tỷ trọng
(%)
A. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 100 128.148 84,35 131.624 86,09
I. Tiền 110 5.702 3,75 5..569,5 3,64
II. Các khoản đầu tư TC ngắn hạn 120
III. Các khoản phải thu 130 37.992,5 25,01 41.247,5 26,98
IV. Hàng tồn kho 140 31.595,5 20,80 33.007,5 21,59
V. Tài sản lưu động khác 150 399,5 0,26 431,5 0,28
VI. Chi sự nghiệp 160
VII. Hàng dự trữ Quốc gia 170 52.458,5 34,53 51.368 33,60 B. TSCĐ đầu tư dài hạn 200 23.784,5 15,65 21.272,5 13,91
I. Tài sản cố định 210 16.941 11,15 15.767,5 10,31
II. Các khoản đầu tư TC dài hạn 220 715 0,47 1.064 0,70
III. Chi phí XDCB dở dang 230 5.174 3,41 3.454 2,26
IV. Các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn 240 839,5 0,55 872 0,57
V. Chi phí trả trước dài hạn 241 115 0,08 115 0,08
***Tổng cộng tài sản***(250=100+200) 250 151.932,5 100 152.896,5 100
A. Nợ phải trả 300 58.655,5 38,61 59.924 39,19
I. Nợ ngắn hạn 310 58.048,5 38,21 57.929,5 37,89
II. Nợ dài hạn 320
III. Nợ khác 330 607 0,40 1.994,5 1,30
B. Nguồn vốn chủ sở hữu 400 93.277 61,39 92.972,5 60,81
I. Nguồn vốn, quỹ 410 39.597 26,06 40.573,5 26,54
II. Nguồn kinh phí, quỹ khác 420 1.221,5 0,80 1.031 0,67 III. Quỹ dự trữ Quốc gia 430 52.458,5 34,53 51.368 33,60
***Tổng cộng nguồn vốn ***
(440=300+400) 440 151.932,5 100 152.896,5 100
Căn cứ vào số liệu báo cáo, ta có kết quả kinh doanh của Công ty XDKV III từ năm 2002-2004 như sau:
Biểu 2.7. Tình hình kinh doanh xăng dầu của công ty xăng dầu khu vực III trong các năm 2002-2003
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2002
Năm 2003
Năm 2004
So sánh2003/2002 So sánh 2004/2003 Tuyệt
đối
Tương đối (%)
Tuyệt đối
Tương đối (%) 1 Nhập trong kỳ M3, Tấn 212.287 231.357 264.898 19.070 108,98 33.541 114,50
2 Xuất trong kỳ M3, Tấn 225.470 227.122 269.913 1.652 100,73 42.791 118,84
3 (Nhập+Xuất)/2 M3, Tấn 218.878,5 229.239,5 267.405,5 10.361 104,73 38.166 116,65
4 Tỉ lệ hao hụt ĐM % 0,484 0,278 0,27 -0,206 57,44 -0,008 97,12
5 DTBH, cung cấp dịch vụ tr.đồng 640.466 780.400 996.254 139.934 121,85 215.854 127,66 6 Giá vốn hàng bán tr.đồng 614.064 750.746 960.710 136.682 122,26 209.964 127,97 7 Chi phí BH và chi phí QLDN tr.đồng 24.953 27.041 31.521 2.088 108,37 4.480 116,57 8 LN từ hoạt động kinh doanh tr.đồng 345 1.833 3.108 1.488 531,30 1.275 169,56
9 Lợi nhuận khác tr.đồng 131 281 153 150 214,50 -128 54,45
10 Tổng lợi nhuận chịu thuế tr.đồng 476 2.114 3.261 1.638 444,12 1.147 154,26
11 Thuế TNDN phải nộp tr.đồng 152 676 1.044 524 444,12 368 154,26
12 Lợi nhuận sau thuế tr.đồng 324 1.438 2.217 1.113,84 444,12 779,96 154,26
13 Tổng nộp NSNN tr.đồng 4.640 45.605 55.350 40.965 982,87 9.745 121,37
Nhận xét:
Tổng doanh thu của Công ty năm 2002 đạt 640.466 triệu đồng, năm 2003 là 780400 triệu đồng, tăng hơn năm 2002 là 139.934 triệu đồng, bằng 121,85% so với năm 2002; Năm 2004 là 996254 triệu đồng, tăng 215.854 triệu đồng, bằng 127,66% so với năm 2003. Nếu so với năm 2002, thì năm 2004 doanh thu tăng được 355.788 triệu đồng, bằng 155,55%. Lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2002 chỉ đạt 324 triệu đồng, năm 2003 là 1438 triệu đồng, tăng 1114 triệu đồng, bằng 443,83% so với năm 2002; Năm 2004 là 2217 triệu đồng, tăng 779 triệu đồng, bằng 154,17% so với năm 2003. So với năm 2002, năm 2004 tăng 1893 triệu đồng,bằng 684,26%.
Từ đó cho thấy, Công ty đã có những thay đổi phù hợp về chiến lược kinh doanh dẫn đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty trong những năm qua tăng đáng kể. Kết quả, việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước của Công ty được hoàn thành với mức đóng góp ngày một tăng, cụ thể năm 2002 Công ty nộp thuế TNDN là 152 triệu đồng, năm 2003 nộp 676 triệu đồng, tăng 524 triệu đồng bằng 444,12% so với năm 2002; Năm 2004 nộp 1.044 triệu đồng, tăng 368 triệu đồng bằng 154,26% so với năm 2003. So với năm 2002 số thuế nộp của năm 2004 tăng được 892 triệu đồng, tăng 686,84%.
Ta có thể nhận thấy các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1: Kết quả kinh doanh 2002 – 2004
Kết quả kinh doanh
0 500 1000 1500 2000 2500
2002 2003 2004 N¨m
Triệu đồng
0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000
Triệu đồng
Thuế Lợi nhuận Doanh thu
Căn cứ vào hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh đã được trình bầy ở chương I, ta có thể tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III như sau:
* Tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và so sánh năm sau so với năm trước của Công ty từ 2002-2004 Biểu 2.8. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty từ năm 2002-2004
STT Chỉ tiêu Công thức ĐVT Năm
2002
Năm 2003
Năm 2004
Chênh lệch 2003/2002
Chênh lệch 2004/2003 Tuyệt đối
(+,-)
Tương đối (%)
Tuyệt đối (+,-)
Tương đối (%) 1 Nhập xuất bình quân (N+X)/2 M3,Tấn 218.878,5 229.239,5 267.405,5 10.361 104,73 38.166 116,65 2 DTBH, cung cấp dịch vụ Tr.đồng 640.466 780.400 996.254 139.934 121,85 215.854 127,66
3 Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 324 1.438 2.217 1.114 443,83 779 154,17
4 Tổng số LĐ bình quân Người 593 589 609 -4 99,33 20 103,40
5 Tổng cộng TS bình quân Tr.đồng 151.932,5 152.896,5 964 100,63
6 Nguồn VCSH bình quân Tr.đồng 93.277 92.972,5 -304,5 99,67
I Nhóm chỉ tiêu sức sinh lợi
1 Sức sinh lợi của tài sản (ROA) LN/TSBQ Lần 0,0095 0,0145 0,0050 153,20
2 Sức sinh lợi của VCSH (ROE) LN/VCSHBQ Lần 0,0154 0,0238 0,0084 154,68
3 Sức sinh lợi của lao động LN/LĐBQ Tr.đ/LĐ 2,4414 3,6404 1,2006 149,11
II Nhóm chỉ tiêu năng suất
1 Năng suất của LĐ theo s.lượng SL/LĐBQ m3,T/LĐ 369,10 389,20 439,09 20,10 105,44 49,89 112,82 2 Năng suất của LĐ theo d. thu DT/LĐBQ Tr.đ/LĐ 1.080,04 1.324,96 1.635,89 244,91 122,68 310,93 123,47
3 Năng suất của TS theo s.lượng SL/TSBQ m3,T/đồng 1,51 1,75 0,24 115,91
4 Năng suất của TS theo d.thu DT/TS BQ đồng/lần 5,14 6,52 1,38 126,85
* Tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và so sánh thực hiện so với kế hoạch của Công ty năm 2004
Biểu 2.9. So sánh các chỉ tiêu HQKD giữa TH và KH năm 2004
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2004 So sánh
KH TH Tuyệt
đối
Tương đối (%) 1.Nhập xuất bình quân M3,Tấn 267.432,2 267.406 -26,7 99,99 2.DTBH, cung cấp dịch vụ Tr.đồng 1.089.105 996.254 -92.850,9 91,47 3.Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 2.378,5 2.217,48 -161,0 93,23
4.Tổng số LĐ bình quân Người 612 609 -3,0 99,51
5.Tổng cộng TS bình quân Tr.đồng 151.398 152.897 1.498,5 100,99 6.Nguồn VCSH bình quân Tr.đồng 100.828,7 92.972,5 -7.856,2 92,21 I. NHÓM CHỈ TIÊU SỨC SINH LỢI
1.Sức sinh lợi của tài sản (ROA) Lần 0,0157 0,0145 -0,0012 92,32 2.Sức sinh lợi của VCSH (ROE) Lần 0,0236 0,0239 0,0003 101,11 3.Sức sinh lợi của lao động Tr.đ/LĐ 3,8864 3,6412 -0,2453 93,69 II. NHÓM CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT
1.Năng suất của LĐ theo sản lượng m3,Tấn/LĐ 436,98 439,09 2,11 100,48 2.Năng suất của TS theo sản lượng m3,Tấn/đồng 1,77 1,75 -0,02 99,01
Ghi chú: KH-kế hoạch ; TH- thực hiện
* Tính các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và so sánh TH của Công ty so với trung bình ngành năm 2004
Biểu 2.10 So sánh các chỉ tiêu HQKD của Công ty với trung bình ngành
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2004 So sánh
TB
Ngành TH Tuyệt
đối
Tương đối (%) 1.Nhập xuất bình quân M3,Tấn 266.432,2 267.406 973,3 100,37 2.DTBH, cung cấp dịch vụ Tr.đồng 989.109 996.254 7.145 100,72 3.Lợi nhuận sau thuế Tr.đồng 2.178 2.217,48 39,5 101,81
4.Tổng số LĐ bình quân Người 620 609 -11 98,23
5.Tổng cộng TS bình quân Tr.đồng 152.398 152.897 498,5 100,33 6.Nguồn VCSH bình quân Tr.đồng 92.828,7 92.972,5 143,8 100,15 I. NHÓM CHỈ TIÊU SỨC SINH LỢI
1.Sức sinh lợi của tài sản (ROA) Lần 0,0143 0,0145 0,0002 101,48 2.Sức sinh lợi của VCSH (ROE) Lần 0,0235 0,0239 0,0004 101,66
3.Sức sinh lợi của lao động Tr.đ/LĐ 3,5129 3,6412 0,1283 103,65 II. NHÓM CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT
1.Năng suất của LĐ theo sản lượng m3,Tấn/LĐ 429,73 439,09 9,36 102,18 2.Năng suất của TS theo sản lượng m3,Tấn/đồng 1,75 1,75 0,00 100,04
Ghi chú: TB ngành- trung bình ngành; TH- thực hiện Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả tính toán các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III, trong giai đoạn từ năm 2002 đến 2004 có thể thấy:
Trong những năm qua Công ty có xu hướng phát triển đi lên, tình hình tài chính của công ty tương đối ổn định, hoạt động kinh doanh của công ty có lãi.
So sánh hai nhóm chỉ tiêu sức sinh lợi và nhóm chỉ tiêu năng suất, ta thấy các chỉ tiêu năng suất đạt được cao hơn. Để đánh giá được chỉ tiết hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta cần phân tích cụ thể các chỉ tiêu đã tính toán ở các biểu 2.8; 2.9 và 2.10, cụ thể như sau:
* Nhóm chỉ tiêu sức sinh lợi:
- Sức sinh lợi của tài sản (ROA):
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.8 ta thấy: năm 2003 cứ 1 triệu đồng tài sản tạo ra 0,0095 triệu đồng lợi nhuận ròng, năm 2004 là 0,0145 triệu đồng. Năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,005 triệu đồng/1 triệu đồng tài sản, tương đương 153,20%. Điều đó chứng tỏ năm 2004 Công ty đã có sự sắp xếp, phân bổ và quản lý sử dụng tài sản hợp lý và có hiệu quả hơn năm 2003.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.9 ta thấy: theo kế hoạch năm 2004 cứ 1 triệu đồng tài sản tạo ra 0,0157triệu đồng lợi nhuận ròng, nhưng thực tế chỉ tạo ra được 0,0145 triệu đồng, giảm so với kế hoạch ban đầu là 0,0012 triệu đồng/1 triệu đồng tài sản bằng 92,32%. Nguyên nhân do lợi nhuận của công ty giảm so với kế hoạch là 161 triệu đồng, trong khi đó tổng tài sản của công ty lại tăng so với kế hoạch là 1.498,5 triệu đồng làm cho sức sinh lợi của tài sản (ROA) giảm đi so với kế hoạch.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.10 ta thấy: trung bình các doanh nghiệp trong ngành năm 2004 cứ 1 triệu đồng tài sản tạo ra 0,0143 triệu đồng
lợi nhuận ròng, nhưng thực tế Công ty tạo ra được 0,0145 triệu đồng, tăng so với trung bình ngành là 0,0002 triệu đồng/1 triệu đồng tài sản bằng 101,48%.
Nguyên nhân do lợi nhuận của công ty tăng so với trung bình ngành là 1,81%, trong khi đó tổng tài sản của công ty chỉ tăng so với trung bình ngành là 0,33% làm cho sức sinh lợi của tài sản (ROA) tăng hơn so với trung bình ngành.
- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE):
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.8 ta thấy: cứ 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu năm 2003 tạo ra 0,0154 triệu đồng lợi nhuận ròng, năm 2004 là 0,0238 triệu đồng. Như vậy, mức lợi nhuận tính theo vốn chủ sở hữu của năm 2004 tăng so với năm 2003 là 0,0084 triệu đồng/1 triệu đồng vốn chủ sở hữu, tương đương 154,68%. Nguyên nhân, trong năm 2004 vốn chủ sở hữu của công ty giảm hơn so với năm 2003 là 304,5 triệu đồng tương đương với 99,67%, trong khi đó lợi nhuận năm 2004 tăng hơn năm 2003 là 779 triệu đồng tương đương với 154,17%. Nói cách khác do tốc độ tăng của lợi nhuận cao hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu nên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng nhanh.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.9 ta thấy: theo kế hoạch ban đầu cứ 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu năm 2004 tạo ra 0,0236triệu đồng lợi nhuận ròng, nhưng thực tế chỉ tạo ra được là 0,0239 triệu đồng. Như vậy, mức lợi nhuận tính theo vốn chủ sở hữu của năm 2004 tăng so với kế hoạch là 0,0003 triệu đồng/1 triệu đồng vốn chủ sở hữu, tương đương 101,11%. Nguyên nhân trong năm 2004 vốn chủ sở hữu của công ty giảm hơn so với kế hoạch là 7.856,2 triệu đồng, trong khi đó lợi nhuận năm 2004 chỉ giảm so với kế hoạch là 161 triệu đồng. Nói cách khác do tốc độ giảm của lợi nhuận thấp hơn tốc độ giảm của vốn chủ sở hữu nên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng lên.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.10 ta thấy: trung bình các doanh nghiệp trong ngành cứ 1 triệu đồng vốn chủ sở hữu năm 2004 tạo ra 0,0235 triệu đồng lợi nhuận ròng, nhưng thực tế Công ty tạo ra được là 0,0239 triệu đồng. Như vậy, mức lợi nhuận tính theo vốn chủ sở hữu năm 2004 của Công ty tăng so với trung bình ngành là 0,0004 triệu đồng/1 triệu đồng vốn chủ sở
hữu, tương đương 101,66%. Nguyên nhân, trong năm 2004 vốn chủ sở hữu của công ty chỉ tăng hơn so với trung bình ngành là 0,15%, trong khi đó lợi nhuận năm 2004 tăng so với trung bình ngành là 1,81%. Nói cách khác do tốc độ tăng của lợi nhuận lớn hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu nên sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu tăng lên.
- Sức sinh lợi của lao động:
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.8 ta thấy: bình quân cứ 1 lao động năm 2003 tạo ra được 2,4414 triệu đồng lợi nhuận, năm 2004 là 3,6404 triệu đồng. Như vậy, mức lợi nhuận tính theo lao động của năm 2004 tăng so với năm 2003 là 1,2006 triệu đồng tương ứng với 149,11%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng lợi nhuận năm 2004 so với năm 2003 (154,17%) cao hơn tốc độ tăng lao động (103,40%) nên sức sinh lợi của lao động năm 2004 tăng lên.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.9 ta thấy: theo kế hoạch ban đầu bình quân cứ 1 lao động năm 2004 tạo ra được 3,8864 triệu đồng lợi nhuận, nhưng thực tế chỉ tạo được 3,6412 triệu đồng. Như vậy, mức lợi nhuận tính theo lao động của năm 2004 giảm so với kế hoạch là 0,2453triệu đồng tương ứng với 93,69%. Nguyên nhân là do tốc độ giảm lợi nhuận năm 2004 so với kế hoạch (6,77%) cao hơn tốc độ giảm lao động (0,49%) nên sức sinh lợi của lao động năm 2004 giảm đi.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.10 ta thấy: bình quân cứ 1 lao động của các doanh nghiệp trong ngành năm 2004 tạo ra được 3,5129 triệu đồng lợi nhuận, nhưng thực tế Công ty tạo ra được 3,6412 triệu đồng. Như vậy, mức lợi nhuận tính theo lao động năm 2004 của Công ty tăng so với trung bình ngành là 0,1283triệu đồng tương ứng với 103,65%. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của lợi nhuận năm 2004 so với trung bình ngành là 1,81%
trong khi đó lao động lại giảm 1,77% nên sức sinh lợi của lao động năm 2004 tăng lên.
Tóm lại: Các chỉ tiêu sức sinh lợi của công ty đều có sự biến động năm sau cao hơn năm trước, nhưng nếu so sánh giữa thực hiện và kế hoạch thì các chỉ tiêu sức sinh lợi của công ty đều có sự biến động theo hướng thực hiện
thấp hơn so với kế hoạch chỉ có chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE) là tăng lên, nếu so với trung bình ngành thì các chỉ tiêu sức sinh lợi của công ty đều có sự biến động theo hướng thực hiện cao hơn so với trung bình ngành. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian có chiều hướng phát triển đi lên, song mức độ đạt được còn hạn chế. Do vậy Công ty cần phải xem xét lại phương án kinh doanh và đầu tư của mình để đảm bảo nâng cao được hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thời gian tới.
* Nhóm chỉ tiêu năng suất:
- Các chỉ tiêu năng suất của lao động:
a) Năng suất của lao động theo sản lượng:
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.8 ta thấy: bình quân cứ 1 lao động năm 2002 thực hiện được 369,10 m3, tấn xăng dầu, năm 2003 là 389,20 m3, tấn, tăng so với năm 2002 là 20,10 m3,tấn/lao động bằng 105,44%. Năm 2004 là 439,09 m3,tấn, tăng so với năm 2003 là 49,89 m3,tấn/lao động bằng 112,82%. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động theo lượng xăng dầu nhập xuất bình quân trong thời gian qua của công ty không ngừng tăng lên.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.9 ta thấy: theo kế hoạch ban đầu bình quân cứ 1 lao động năm 2004 thực hiện được 436,98 m3, tấn xăng dầu, nhưng thực tế đạt được là 439,09 m3,tấn, tăng so với kế hoạch là 2,11 m3,tấn/lao động bằng 100,48%. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động theo sản lượng trong thời gian qua của công ty tăng lên.
+ Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.10 ta thấy: bình quân cứ 1 lao động trong ngành năm 2004 thực hiện được 429,73 m3, tấn xăng dầu, nhưng thực tế 1 lao động của Công ty đạt được là 439,09 m3,tấn, tăng so với trung bình ngành là 9,36 m3,tấn/lao động bằng 102,18%. Điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng lao động theo lượng xăng dầu nhập xuất bình quân trong thời gian qua của công ty tăng lên.
b) Năng suất lao động theo doanh thu:
Căn cứ vào số liệu tính toán biểu 2.8 ta thấy: Theo kết quả tính toán năm 2002 bình quân 1 lao động tạo ra được 1080,04 triệu đồng doanh thu,