CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
3.2.3 Giải pháp về mặt cơ sở vật chất kỹ thuật
Để có thể chủ động trong kinh doanh xăng dầu thì việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty là hết sức cần thiết, nhất là trong điều kiện hiện tại cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã sử dụng quá lâu năm, cần phải được nâng cấp theo hướng hiện đại hoá, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn để công ty có thể giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh và nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường. Để làm được điều đó công ty cần phải:
Thứ nhất: Xác định sức chứa (tối thiểu) cần mở rộng
Năm 2010 sức chứa tối thiểu là 68.000m3, trong đó xăng ôtô:10.000m3, DO: 22.000m3, KO: 1.000 m3, FO: 35 000m3
Khi phương án tái xuất hàng sang Vân Nam - Trung Quốc thực hiện được thì nhu cầu sức chứa sẽ được điều chỉnh tăng thêm 30.000 m3.
Để đáp ứng yêu cầu về sức chứa cần đầu tư thêm bể, công nghệ trên diện tích đất đang có tại Tổng kho Thượng Lý, tăng 15.000 – 20.000 m3 bểđể chứa DO và FO
Thứ hai: Xác định cảng cần thiết và cảng dự phòng
- Với sản lượng xăng dầu cần nhập qua cảng để tiêu thụ tại Hải Phòng thì đến năm 2010 cảng dầu Thượng Lý vẫn đáp ứng được, tuy nhiên để đáp ứng nhu cầu nhập các mặt hàng khác như LPG, dầu nhờn, hóa chất, nhựa đường thì cảng Thượng Lý cần được cải tạo mở rộng để tiếp nhận tàu có tải trọng >3.000 DWT, tiếp nhận được cả ở cầu cũ.
- Để đáp ứng nhu cầu sản lượng xăng dầu nhập, cung cấp cho các đơn vị tuyến sau, giảm chi phí vận tải, căn cứ tiến trình khảo sát, xây dựng cảng nước sâu tại Hải Phòng Công ty báo cáo Tổng công ty khảo sát xây dựng cảng dầu mới tại Hải Phòng (khu vực Lạch Huyện hoặc Đồ Sơn) để tiếp nhận tàu
trọng tải lớn. Nếu khảo sát và chọn phương án xây dựng cảng dầu tại Đồ Sơn thì vị trí xây kho tiếp nhận, trung chuyển cho các đơn vị tuyến sau có thể đặt tại huyện Kiến Thụy, gần với quốc lộ 5 mới Hà Nội- Hải Phòng sau này.
- Cảng dự phòng cho cảng Thượng Lý: Khi điều kiện hoạt động của cảng Thượng Lý không còn (do ở phía thượng nguồn cảng Hải Phòng) thì phương án xây cảng, kho dự phòng sẽ đặt tại khu công nghịêp Đình Vũ.
Thứ ba: Xác định các hình thức tiếp nhận bằng đường ống, đường sắt + Trong giai đoạn 2005 - 2010, hình thức tiếp nhận xăng dầu tại Tổng kho Thượng Lý vẫn chủ yếu bằng đường ống (với xăng ôtô, diesel) và đường thủy (với mazut, dầu hỏa, JETA1). Với lưu lượng tiếp nhận đường ống như hiện nay bình quân 100 m3/h thì nhu cầu nhập 250.000 m3 xăng và diesel/năm vào năm 2010 vẫn thực hiện được bằng bơm tuyến.
+ Nhu cầu nhập xuất bằng đường sắt: Hình thức xuất mazut và diesel cho các đơn vị, khách hàng tuyến sau vẫn được duy trì. Khi phương thức bán tái xuất (hoặc chuyển khẩu) xăng dầu sang thị trường Vân Nam - Trung Quốc thực hiện được thì phương thức vận chuyển chính sẽ là toa P đường sắt từ Tổng kho Thượng Lý liên vận sang các ga thuộc Vân Nam - Trung quốc, hoặc kho xăng dầu của Ngành tại tỉnh Lào Cai, khi đó dàn đóng Wagon phải cải tạo lại để xuất được Diesel và nâng cao năng suất đóng toa P mazut.
Thứ tư: Quy hoạch lại các cơ sở vật chất kỹ thuật hạn chế sử dụng hoặc mất chức năng trong tương lai
+ Cảng dầu Thượng Lý: Để đáp ứng nhu cầu nhập 130.000 tấn mazut, 4.500 m3 dầu hỏa vào năm 2010 bằng đường thủy, xuất diesel, mazut, dầu hỏa cho các phương tiện thủy và nhập gas, dầu nhờn, hóa chất, nhựa đường của Chi nhánh Gas, Hóa dầu và công ty PTN, cần thiết phải cải tạo cầu cảng để nâng cao sản lượng các loại hàng nhập qua cảng Thượng Lý.
Qua theo dõi tình hình sa bồi những năm gần đây của cảng Thượng Lý cho thấy, ...nếu thực hiện phương án kéo dài cầu cảng ra phía luồng quốc gia khoảng 100 m thì độ sâu vùng tàu neo đậu có thể duy trì sâu từ 4 m trở lên, việc nhập tàu tải trọng 3000 DWT- 4 000 DWT có thể thực hiện được ít phải
lợi dụng thủy triều, số tàu đến làm hàng tại cảng bằng đường sắt: Hình thức xuất mazut và diesel cho các đơn vị, khách hàng tuyến sau vẫn được duy trì và cả khi phương thức bán tái xuất xăng được thực hiện.
+ Qui hoạch lại kho II, khoIII - Tổng kho Thượng Lý: Để khai thác có hiệu quả diện tích bãi, hồ ao chưa sử dụng tại khoII và kho III, trên cơ sở nhu cầu về sức chứa các mặt hàng và dung tích 5 bể ở kho III, công ty sẽ qui hoạch lại việc sử dụng đất ở kho II và kho III theo hướng, xây dựng thêm 3- 4 bể 5.000 m3 tại kho II, không chứa xăng dầu ở kho III, dành toàn bộ mặt bằng kho III (đất và ao hồ) với diện tích 13 hecta để phát triển kinh doanh dịch vụ, tìm kiếm đối tác hợp tác kinh doanh theo phương thức công ty góp vốn bằng giá trị sử dụng đất và đường bãi, cơ sở hạ tầng. Để thực hiện phương án đó, từ 2005 - 2010 công ty cần san lấp dần các hồ kho III cải tạo, xây dựng hệ thống thoát nước kho II, kho III.
+ Đầu tư phương tiện vận tải: Năm 2004, đoàn xe xitec của Công ty gồm 23 chiếc với tổng dung tích 230 m3. Dung tích xe từ 6.500 lít đến 18.000 lít, trong đó 48 % xe có dung tích < 7 m3. Cùng với việc tăng nhu cầu sử dụng xăng dầu của khách và mạng lưới cửa hàng của công ty, đại lý phát triển, nhu cầu vận tải cũng tăng lên. Trong giai đoạn 2005 - 2010, một số xe hết hạn sử dụng cần phải thay thế, một số xe dung tích nhỏ được thay dần bằng xe có dung tích >16.000 lít để đảm bảo nguồn hàng cho các cửa hàng và hiệu quả kinh doanh vận tải.
Để đáp ứng kịp thời nhu cầu FO trong giai đoạn 2005 - 2010 công ty cần đầu tư 01 - 02 tàu trọng tải 800 - 1.200 tấn đề vận chuyển FO từ kho cảng công ty B12 - Thượng Lý và bán hàng cho các tàu biển vào làm hàng tại cảng nước sâu.
+ Đầu tư cột bơm xăng dầu: Ngoài việc trang bị cột bơm cho các cửa hàng mới, Công ty cần đầu tư thay thế dần các cột bơm cũ sử dụng >10 năm (Cột bơm Ý, Tasuno) để đáp ứng nhu cầu bán hàng và thu hút khách hàng, nâng cao uy tín cửa hàng của PETROLIMEX, số lượng dự kiến như sau:
Biểu3.2. Số lượng cột bơm dự kiến đến 2010
Loại cột Tổng số 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Cột kép 28 12 7 1 2 2 4
Cột đơn 24 3 5 3 3 5 5
Tổng số 52 15 12 4 5 7 9
+ Đầu tư máy bơm xăng dầu: Để đáp ứng yêu cầu xuất hàng tại Tổng kho Thượng Lý, tăng cường hệ số quay vòng kho bể, đến năm 2010 công ty cần trang bị thêm 1 - 2 máy bơm FO, 2 máy bơm dầu sáng.
Để thực hiện được các nhiệm vụ về quản lý, khai thác các thiết bị công nghệ đạt hiệu quả, cần phải tổ chức được hệ thống quản lý kỹ thuật từ cấp công ty đến cơ sở sản xuất.
Hệ thống quản lý kỹ thuật sẽ là bộ máy giám sát trực tiếp thực hiện các hoạt động kỹ thuật và tham mưu các vấn đề cần giải quyết cho lãnh đạo công ty về kỹ thuật và thực hiện sự chỉ đạo về kỹ thuật của cấp trên vào sản xuất kinh doanh.
Hệ thống này không tách thành một mảng riêng biệt. Tại Công ty do phòng quản lý kỹ thuật công ty đảm nhận, ở cơ sở đó là các thành viên chuyên trách kỹ thuật trong lãnh đạo cơ sở và các tổ trưởng, các kỹ thuật viên trong tổ chức sản xuất. Các thành viên trong hệ thống kỹ thuật sẽ được đào tạo chuyên sâu các lĩnh vực đảm nhận đủ khả năng lĩnh hội kỹ thuật mới và lĩnh hội những tiến bộ của khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
Để tránh những rủi ro trong đầu tư, Công ty cần dựa vào những tổng kết và chủ trương của ngành về đầu tư; Tuy vậy, không hoàn toàn thụ động mà phải có những bước đi thích hợp của riêng công ty, phù hợp với đòi hỏi thực tế và khả năng của công ty.
+ Quy hoạch lại Tổng kho xăng dầu Thượng lý, lập kế hoạch sử dụng các bể chứa chuyên chứa đựng các loại xăng dầu để chủ động trong khâu tiếp
nhận, xuất bán và tồn chứa, hạn chế tới mức thấp nhất việc dồn bể để giảm lượng hao hụt ở tất cả các khâu; giảm chi phí nhân công vệ sinh súc rửa.
+ Luôn đảm bảo chất lượng xăng dầu tiêu thụ trên thị trường đúng tiêu chuẩn quốc gia. Muốn vậy phải chú trọng tới việc đảm bảo chất lượng đồng bộ từ khâu nhập, bảo quản, vận chuyển cho khách hàng.Tăng cường công tác bảo dưỡng sửa chữa và nâng cấp hệ thống tách lẫn xăng dầu trên tuyến ống nhập xăng dầu vào bể chứa.