Những mặt tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của Công ty

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 100 - 107)

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY XĂNG DẦU KHU VỰC III

2.4.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại của Công ty

Thứ nhất: Chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật chưa cao:

Thực tế cho thấy công ty xăng dầu khu vực III có khối lượng cơ sở vật chất kỹ thuật khá lớn, nhưng chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ. Các hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty được đầu tư qua nhiều thời kỳ khác nhau, với những mục đích đầu tư ban đầu khác nhau nên quy mô và chất lượng đầu tư cũng rất khác nhau. Phần lớn hệ thống bể chứa hiện nay của công ty đã được xây dựng cách đây gần 30 năm theo tiêu chuẩn của Liên Xô (cũ) nên chi phí sửa chữa, bảo quản và vận hành hàng năm rất lớn. Hệ thống máy bơm đầu tư kèm theo đến nay cũng đã lạc hậu, công suất thấp, chi phí cho vận hành và bảo quản tương đối lớn.

Tổng giá trị tài sản cố định của Công ty có nguyên giá gần 90 tỷ đồng, nhưng giá trị còn lại không đáng kể. Số lượng cơ sở vật chất sử dụng trên 5 năm chiếm tỉ lệ trên 80%, có nhiều thiết bị đã sử dụng gần 30 năm nhưng chưa được thay thế như hệ thống bể chứa và cột bơm.

Các thiết bị đo tính tuy đã lắp đặt đồng hồ lưu lượng tại cầu tầu, dàn xuất tự động, nhưng đo tính tại bể và tại các phương tiện vẫn là thủ công và bán

thủ công, như đo nhiệt độ, đo chiều cao lượng hàng tại bể và phương tiện. Vì vậy không thể tránh khỏi những sai số lớn do chủ quan của con người gây ra.

Đối với những phương tiện vận tải bộ và thuỷ tuy Công ty đã cố gắng đổi mới, nhưng vẫn còn nhiều phương tiện có tải trọng thấp, chi phí cao dẫn đến hiệu quả thấp.

Mặt khác do thực hiện nhiệm vụ chính trị, công ty đã phải đầu tư các cửa hàng bán lẻ ở một số vùng thị trường không thuận lợi, chi phí đầu tư cao, năng suất thấp, không có hiệu quả. Hệ thống cửa hàng của công ty tuy đã được trang bị máy vi tính và được nối mạng với công ty, nhưng số liệu xuất bán hàng ngày qua cột bơm vẫn đang được cập nhật bằng tay, không chính xác, chưa kịp thời và do đầu tư sớm nên nhiều máy vi tính của Công ty đã lạc hậu không đáp ứng được với việc ứng dụng các phần mền tiên tiến.

Thứ hai: Chi phí sản xuất còn lớn:

Do các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật khá lớn, nhưng chất lượng chưa cao, chưa đồng bộ; đội ngũ lao động đông nhưng năng suất lao động còn thấp;

diện tích kho bãi quá rộng…nên chi phí sản xuất của công ty còn cao làm giảm lợi thế cạnh tranh của công ty.

Mặt khác do thị trường cạnh tranh gay gắt, từ đầu tháng 8/2004 công ty cổ phần đầu tư thương mại Nam Vinh đưa vào sử dụng kho xăng dầu 33.000 m3 và đến tháng 8/2004 Vinapco kết thúc hợp đồng dịch vụ ZetA1 với công ty, vì vậy từ tháng 9/2004 lượng xăng dầu qua kho giảm làm cho chi phí bình quân cho 01 lít xăng dầu qua kho tăng, năm 2004 chi phí bình quân là 131đ/lít,kg chiếm gần hết lãi gộp của công ty. Công nợ toàn công ty tuy có giảm so với định mức Tổng công ty giao do công ty đã thực hiện việc giao định mức ngay từ đầu năm cho các cửa hàng, Trạm và văn phòng công ty để các đơn vị chủ động tổ chức bán hàng và thu nợ, song tổng số nợ phải trả của Công ty năm sau còn cao hơn năm trước và mức độ giảm so với định mức còn thấp. Tổng số nợ phải trả bình quân năm 2004 là 59.924 triệu đồng, ngày nợ bình quân là 16/18 ngày định mức; công nợ tính đến ngày 30/11/2004 là 13/18 ngày định mức.

Thứ ba: Năng suất lao động chưa cao:

Lao động là điều kiện cơ bản và cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Năng suất lao động là yếu tố quyết định sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp, một khi năng suất lao động tăng lên sẽ làm giảm chi phí sản xuất nhờ đó mà tạo cho sản phẩm có giá cạnh tranh thuận lợi hơn. Ngược lại nếu năng suất thấp sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đẩy chi phí cho một sản phẩm lên cao từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thời gian qua công ty đã quan tâm đến việc đào tạo và đào tạo lại cho người lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty đã được đầu tư mới theo hướng hiện đại, nhưng do lịch sử để lại lực lượng lao động của công ty đông, chi phí tiền lương cao quỹ lương từ kinh doanh dịch vụ chiếm 38%

tổng quỹ lương thực hiện năm 2004. Mặt khác, việc kinh doanh của công ty lại gặp nhiều khó khăn do giá xăng dầu Thế giới diễn biến phức tạp, tăng đột biến từ đầu quý IV/2003 đến nay và đạt mức cao nhất trong vòng 15 năm qua với giá vào khoảng trên 60 USD/thùng làm cho một số mặt hàng lỗ giá vốn và lỗ chi phí. Dẫn đến năng suất lao động của Công ty thấp hơn so với kế hoạch đề ra.

Thứ tư: hao hụt xăng dầu còn cao:

Mặc dù trong thời gian qua công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tìm ra những biện pháp quản lý làm hạn chế sự hao hụt của các mặt hàng xăng dầu, song những biện pháp mà công ty hiện đang áp dụng vẫn phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của những người thực hiện, vì vậy kết quả hiện nay mà công ty có được chưa thể xem là chính xác, khách quan.

Thứ năm: kết quả đầu ra có được như sản lượng, doanh thu lợi nhuận đạt được còn thấp.

Trong thời gian qua công ty đã chú ý đến việc mở rộng mạng lưới kinh doanh để tăng thị phần của mình, song thực tế cho thấy sản lượng tiêu thụ của Công ty phát triển chưa đồng đều và tốc độ tăng còn chậm. Doanh thu và lợi

nhuận của Công ty còn bị phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan và một phần của các yếu tố chủ quan của Công ty nên kết quả đạt được còn chưa cao.

Nguyên nhân của những tồn tại:

Trong nền kinh tế thị trường, để đứng vững và tăng cường khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường, mọi hoạt động quản lý, điều hành công ty cần phải được tính toán kỹ lưỡng, đồng thời có những phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường. Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, có yếu tố tác động tích cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng cũng có yếu tố tác động tiêu cực. Do đó chúng ta cần phải tìm hiểu để phát huy những nhân tố tích cực, hạn chế bớt các nhân tố tiêu cực, điều chỉnh yếu tố chủ quan cho hợp lý đồng thời tìm cách để thích ứng với yếu tố khách quan để tạo ra những hiệu ứng tốt. Trong thời gian qua hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu khu vực III còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định, do những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Lực lượng lao động và bộ máy quản lý:

Hiện nay bộ máy tổ chức của Công ty còn cồng kềnh, tỉ lệ lao động gián tiếp còn cao; các phòng nghiệp vụ của công ty được tổ chức theo chức năng nhưng vẫn còn chồng chéo, cán bộ một số phòng nghiệp vụ chưa tinh thông nghiệp vụ và chưa năng động, sáng tạo khi giải quyết các công việc được giao; lực lượng lao động có trình độ đại học và trên đại học còn thấp so với tổng số lao động và có xu hướng giảm đi; số lao động có trình độ ngoại ngữ chưa nhiều và không có sự gia tăng về mặt số lượng cũng như chất lượng.

Chính vì vậy khi công ty thực hiện chương trình đầu tư các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, các đơn vị chưa chủ động khai thác tính ưu việt của các kỹ thuật hiện đại, chưa chủ động khai thác các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành để giải quyết số lao động dôi dư, năng suất lao động thấp.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Do cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty hầu như được đầu tư trong thời kỳ bao cấp, vì vậy để đổi mới máy móc thiết bị công ty gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác, trong thời gian qua công ty phải

tập trung vào việc phát triển mạng lưới các cửa hàng bán lẻ để đáp ứng nhu cầu thị trường và vị trí chủ đạo của doanh nghiệp nhà nước, Công ty phải tổ chức kinh doanh cả ở những vùng thị trường không thuận lợi cho doanh nghiệp với chi phí cao, năng suất lao động thấp. Nguồn vốn của Công ty bị hạn hẹp do sự khống chế phân bổ chiết khấu của ngành và cơ chế khống chế giá trần của Nhà nước. Khi thực hiện cơ chế giá giao do cạnh tranh, chi phí cao, lãi gộp thấp làm thu hẹp lợi nhuận của Công ty nên không có điều kiện để tiếp tục đầu tư thiết bị kỹ thuật mới hiện đại.

- Công tác tổ chức và quản lý : Do hệ thống quản lý và cơ chế điều hành của cấp trên: Cơ chế điều hành của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam trong suốt thời gian dài mang tính rập khuôn cứng nhắc, không tạo được thế chủ động và linh hoạt cho các công ty cấp dưới. Bằng cơ chế phân bổ chiết khấu, Tổng công ty đã khống chế lợi nhuận, vì vậy các công ty thiếu chủ động trong việc giảm chi phí. Khi thực hiện cơ chế giá giao tạo cho các công ty chủ động trong việc giảm chi phí để có giá cạnh tranh, nhưng do bộ máy của Tổng công ty quá lớn và phải tổ chức đảm bảo xăng dầu cho các vùng thị trường không thuận lợi nên giá giao của Tổng công ty không có lợi thế như giá giao của các nhà cung cấp khác được phép nhập khẩu xăng dầu.

- Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân kể trên còn có một số nguyên nhân khác như: việc quản lý thị trường còn lỏng lẻo, việc cấp giấy phép kinh doanh xăng dầu cho các doanh nghiệp quá đơn giản, làm giảm lợi ích của doanh nghiệp, giảm lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người dân.

Việc quản lý Nhà nước về phẩm chất xăng dầu và các điều kiện kinh doanh xăng dầu chưa được đầu tư thích đáng. Nhà nước chưa có quy hoạch tổng thể cho việc phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật dẫn đến việc đầu tư chưa hợp lý, tạo khó khăn trong đổi mới công nghệ và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, phát triển mạng lưới bán lẻ tràn lan không kiểm soát được gây lãng phí xã hội.

Những vấn đề đặt ra cần giải quyết: Từ việc phân tích những mặt còn tồn tại, những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tồn tại, cùng với việc xem xét

những nhiệm vụ của công ty trong giai đoạn tới, công ty cần phải quan tâm giải quyết những vấn đề đặt ra sau đây:

- Thứ nhất: Quy hoạch sắp xếp lại bộ máy tổ chức của Công ty - Thứ hai: Tiếp tục nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên.

- Thứ ba: Đổi mới thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.

- Thứ tư: Xem xét lại cơ cấu mặt hàng kinh doanh.

- Thứ năm: Nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

TÓM LƯỢC CHƯƠNG II

Chương II đã đề cập và phân tích một số nội dung cụ thể sau:

Thứ nhất: Giới thiệu khái quát về thị trường xăng dầu Việt nam và trên đại bàn Hải Phòng: ở nội dung này luận văn tập trung vào việc đánh giá nhu

cầu sử dụng xăng dầu và việc cung ứng xăng dầu trong nước và trên đại bàn Thành phố Hải Phòng.

Thứ hai: Giới thiệu khái quát về công ty xăng dầu khu vực III

Thứ ba: Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của công ty xăng dầu khu vực III trong giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2004: ở nội dung này luận văn đi sâu vào việc tính toán, đánh giá, so sánh và phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội của Công ty trong giai đoạn từ 2002-2003 để thấy được những mặt đã làm được cũng như những mặt còn tồn tại của Công ty trong thời gian qua. Từ đó tìm hiểu những nguyên nhân gây nên tình trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty còn thấp.

Thứ tư: Đánh giá chung về những thành tựu và những tồn tại của Công ty trong thời gian qua, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tồn tại: Trong thời qua kết quả đạt được của Công ty năm sau cao hơn năm trước, nhưng mới chỉ ngang băng với kết quả của trung bình ngành và kết quả thực hiện thấp hơn so với kế hoạch. Những tồn tại chủ yếu là cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty đã cũ lạc hậu về mặt kỹ thuật; chi phí sản xuất còn cao; năng suất lao động còn thấp; hao hụt xăng dầu còn lớn. Nguyên nhân chủ yếu là do trình độ quản lý, đội ngũ lao động, CSVCKT và một số mặt khác của Công ty chưa hợp lý, đồng bộ, hiệu quả thấp. Những vấn đề cần giải quyết trong thời gian tới như: Vấn đề bộ máy tổ chức của Công ty; vấn đề chất lượng của đội ngũ lao động; vấn đề nâng cấp và hàon thiện cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty;

cơ cấu mặt hàng,…

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 100 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)