Giải pháp về tài chính

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 125 - 130)

CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ

3.2 Một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

3.2.5 Giải pháp về tài chính

3.2.5.1 Giải pháp về huy động vốn:

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất xã hội. Trong quá trình hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật, đổi mới thiết bị của công ty thì vốn càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Sự hiện đại hoá đòi hỏi một lượng vốn rất lớn, vì vậy chính sách huy động vốn có vị trí quan trọng hàng đầu.

Nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty (nguồn vốn tự có) được hình thành theo các hướng chủ yếu sau:

- Nguồn vốn dược hình thành từ lợi nhuận của công ty sau thuế và sau khi trích lập quỹ xí nghiệp: Nguồn vốn này hoàn toàn phụ thuộc kết quả kinh doanh hàng năm. Trong ba năm 2002-2004 kinh doanh xăng dầu toàn ngành nói chung và của công ty nói riêng gặp nhiều khó khăn, thị trường cạnh tranh gay gắt, giá xăng dầu trên thế giới tăng cao nên lợi nhuận đạt được không đáng kể.

- Nguồn vốn được hình thành từ khấu hao cơ bản tài sản cố định:

Nguồn vốn tự có của công ty trong ba năm 2002-2004 chủ yếu được hình thành từ nguồn khấu hao tài sản cố định, với mức hàng năm từ 7- 8 tỷ đồng.

Trong khi nhu cầu về phục vụ cho nhu cầu đầu tư phát triển hàng năm của công ty trung bình (2002-2004) từ 12 đến 13 tỷ đồng/năm. Mặt khác công ty phải trả nguồn vốn vay của Tổng công ty những năm trước để phát triển mạng lưới. Trong những năm tới công ty tiếp tục đầu tư hoàn thiện dàn xuất ôtô tự động, đầu tư thiết bị chữa cháy đồng bộ và mở rộng mạng lưới, nguồn vốn cần đáp ứng vào khoảng 17-18 tỷ đồng/năm, như vậy nguồn vốn của công ty mới đáp ứng được 50% yêu cầu; Vì vậy cần phải có những giải pháp về vốn thích hợp, huy động được mọi nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu. Để làm được điều này cần có những giải pháp sau:

Thứ nhất: Tăng nguồn vốn tự có

Về quan điểm phải coi nguồn vốn tự có của Công ty là yếu tố chính trong nguồn vốn đầu tư, có như vậy mới đảm bảo tính ổn định, lâu dài sự phát triển của Công ty.

Để tăng nguồn vốn tự có, Công ty cần quan tâm đến những vấn đề sau:

+ Trước hết phải tăng hiệu quả kinh doanh, tạo ra lợi nhuận lớn để từ đó tăng nguồn vốn cho phát triển sản xuất. Để tăng hiệu quả lại phải tăng chi phí đầu tư, đổi mới thiết bị, điều này dường như mâu thuẫn là tăng chi phí, nhưng chúng ta có thể giải quyết được vấn đề nếu tìm ra những khâu chính, cơ bản để tập trung đầu tư có trọng điểm, không dàn trải. Mặt khác, phải kết

hợp nhiều biện pháp giảm chi phí như tăng cường quản lý, tổ chức lại sản xuất, bố trí lao động hợp lý để giảm các chi phí bất hợp lý về tiền lương, giảm chi phí hao hụt và giảm chi phí hành chính…

+ Hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện khấu hao theo quy định của Nhà nước, trong khi đó một số thiết bị hao mòn vô hình rất lớn do sự tiến bộ khoa học kỹ thuật như máy tính, các thiết bị điện tử, cột bơm,…đề nghị Nhà nước tăng tỉ lệ khấu hao. Việc tăng tỉ lệ khấu hao tài sản cố định cần phải tính cân đối giữa những thiết bị hao mòn nhanh và những thiết bị có giá trị lớn để không tăng chi phí tạo điều kiện có giá cạnh tranh đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.

+ Giảm chi phí lưu thông: Để có hiệu quả kinh doanh công ty xác định phải giảm chi phí lưu thông ở tất cả các mặt hoạt động. Có biện pháp quản lý hàng hóa, quản lý tài sản tránh hao hụt mất mát, tăng thời gian sử dụng tài sản. Bố trí lao động hợp lý để vừa tăng năng suất lao động vừa tổ chức các dịch vụ kỹ thuật chuyên ngành tăng doanh thu. Bám sát tình hình giá thị trường để nhập hàng vào kỳ giá hạ để giảm giá vốn. Thực hiện luân chuyển hàng hóa vừa tăng doanh thu, tăng lượng bán ra, giảm chi phí. Có chính sách bán hàng, thu tiền hợp lý để giảm lãi vay. Đây là các giải pháp cơ bản để giảm chi phí lưu thông nhằm kinh doanh đạt hiệu quả cao tạo ra lợi nhuận có vốn để đầu tư phát triển sản xuất.

Thứ hai: Huy động từ nguồn vốn bên ngoài

Huy động từ nguồn vốn bên ngoài Công ty là một giải pháp cần thiết để góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho việc thực hiện hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật. Tuy nhiên, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng lựa chọn những hình thức thích hợp có lợi nhất.

+ Vay vốn đầu tư: Nguồn vay của công ty có thể có hai nguồn vốn cơ bản sau:

- Vay từ Tổng Công ty: Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam có nguồn vốn khá tập trung và có thể cho các công ty thành viên vay thực hiện các dự án phát triển sản xuất có hiệu quả. Với hình thức vay này lãi suất rất thấp, gần

như cho vay không tính lãi. Vì vậy, đây là hình thức vay có lợi nhất đối với Công ty, tuy nhiên nguồn vay này có hạn chỉ tập trung vào những dự án quan trọng do Tổng Công ty phải cân đối toàn ngành.

- Vay từ ngân hàng đầu tư phát triển: Vay vốn từ ngân hàng đầu tư để đổi mới trang thiết bị phải hết sức thận trọng vì kèm theo đó phải trả lãi suất ngân hàng; trong khi đó hiệu quả đầu tư không phải một sớm một chiều đem lại ngay hiệu quả, không kể những rủi ro trong kinh doanh và đầu tư có thể xảy ra, nó đem lại gánh nặng rất lớn cho doanh nghiệp.

Việc vay vốn nước ngoài lại càng phải thận trọng hơn và phức tạp hơn nên để Tổng Công ty vận dụng hình thức vay vốn này.

+ Hình thức liên doanh liên kết: Với những hạng mục công trình có tính tương đối độc lập nhu cầu vốn ít như các cửa hàng bán lẻ có thể sử dụng hình thức liên doanh cùng góp vốn đầu tư với các doanh nghiệp kinh tế khác để cùng hưởng lợi nhuận. Hình thức huy động vốn này có thể đỡ gánh nặng về vốn cho công ty về việc mở rộng mạng lưới bán lẻ. Tuy nhiên, phải chọn đối tác liên doanh thực sự có tiềm lực và phải có hợp đồng chặt chẽ tránh những liên doanh nửa vời, thời gian ngắn không hiệu quả.

+ Thực hiện cổ phần hoá: Cổ phần hoá là chủ trương của Nhà nước nhằm thu hút vốn từ bên ngoài. Hình thức này có hiệu quả nếu triển khai đúng hướng. Đối với Công ty, một số Cửa hàng, Đội xe, Trạm dịch vụ và kinh doanh xăng dầu đường thuỷ có thể tiến hành cổ phần hoá. Việc cổ phần hoá các Cửa hàng, Đội xe, Trạm có thể đem lại số vốn khá lớn có điều kiện hiện đại hoá cơ sở vật chất của Công ty.

Tạo nguồn vốn là một yếu tố cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của chương trình hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty. Việc lựa chọn hình thức tạo vốn nào phải tuỳ thuộc tình hình cụ thể ở từng thời điểm, từng vị trí để quyết định tránh gây lên những gánh nặng lâu dài cho Công ty.

3.2.5.2 Giải pháp về việc sử dụng vốn có hiệu quả:

Song song với công tác huy động vốn, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, công ty phải thực hiện các giải pháp để sử dụng nguồn vốn huy động được một cách có hiệu quả, hợp lý, tránh lãng phí. Để sử dụng vốn có hiệu quả thì việc tăng được số vòng quay của vốn lưu động là việc rất cần thiết.

Thứ nhất: Tăng số vòng quay của vốn lưu động

Số vòng quay của vốn lưu động biểu hiện khả năng tạo luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ kinh doanh. Hiện tại, lượng vốn lưu động chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn của công ty, nếu tăng được số vòng quay của vốn có nghĩa là tăng được lượng vốn luân chuyển trong sản xuất kinh doanh mà không phải huy động thêm từ bên ngoài. Vấn đề đặt ra là công ty cần đẩy nhanh số vòng quay của vốn lưu động để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, muốn vậy công ty cần phải thắt chặt công tác quản lý, tiếp thị với khách hàng để giảm số ngày nợ so với mức Tổng công ty giao. Cần phải chủ động nguồn hàng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, nhưng phải giảm được lượng hàng tồn kho, từ đó tăng nhanh vòng quay của đồng vốn. Muốn vậy công ty cần áp dụng chế độ khoán nợ và khoán chi phí cho các đơn vị. Thực hiện chính sách cấm các cửa hàng bán chịu cho các khách hàng khi chưa có sự chỉ đạo của công ty.

Để tăng số vòng quay của vốn, công ty cần quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, việc quản lý chặt chẽ các khoản phải thu và tăng cưởng thu hồi các khoản nợ đọng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, tăng số vòng quay vốn lưu động nói riêng và số vòng quay tổng vốn kinh doanh nói chung.

Thứ hai: Thực hiện nghiêm túc chế độ kế toán thống kê, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát tính trung thực của các số liệu thống kê, báo cáo, tăng cường thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí quản lý.

Các giải pháp huy động và tăng cường hiệu quả sử dụng vốn sẽ làm cho công ty có một cơ cấu vốn tối ưu, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi

phí huy động vốn, góp phần cơ bản vào việc tăng hiệu quả kinh doanh của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích và đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty xăng dầu khu vực III (Trang 125 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)