Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 21 - 25)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

1.2. Quản lý đầu tư

1.2.1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý đầu tư

Quản lý theo nghĩa chung là sự tác động có mục đích của chủ thể quản lý vào các đối tượng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý đề ra.

Quản lý đầu tư là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng mục tiêu vào quá trình đầu tư (bao gồm công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư) và các yếu tố đầu tư, bằng một hệ thống đồng bộ các biện pháp kinh tế - xã hội, tổ chức kỹ thuật và các biện pháp khác nhằm đạt được hiệu quả đầu tư và hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất, trong điều kiện cụ thể xác định và trên cơ sở vận dụng sáng tạo những quy luật khách quan và quy luật đặc thù của đầu tư.

Quản lý đầu tư là thực hiện các chức năng của quản lý (kế hoạch; tổ chức; kiểm tra; điều chỉnh) đối với đối tượng cụ thể là đầu tư.

1.2.1.2. Các giai đoạn đầu tư

Các bước công việc của các giai đoạn hình thành và thực hiện một dự án đầu tư viễn thông có thể được minh họa tóm tắt theo Hình 1-1.

Hình 1-1: Mô hình các giai đoạn đầu tư

* Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Trong giai đoạn này cần giải quyết các công việc như nghiên cứu sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong và ngoài nước để xác định nguồn tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng vật tư, thiết bị, vật tư cho sản xuất, xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư. Tiến hành điều tra, khảo sát và lựa chọn địa điểm xây dựng ; Lập dự án đầu tư. Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư. Giai đoạn này kết thúc khi nhận được văn bản quyết định đầu tư nếu đây là đầu tư của nhà nước hoặc văn bản Giấy phép đầu tư nếu đây là của các thành phần kinh tế khác.

Kết thúc xây dựng và Khai thác sử dụng

Thực hiện đầu tư

Hoàn tất các thủ tục để triển khai thực hiện đầu tư ( đấu thầu, mua sắm vật tư, thiết bị.)

Thi công xây lắp công trình

Chạy thử, nghiệm thu bàn giao công trình Vận hành, hướng dẫn sử dụng, bảo hành công

trình

Quyết toán, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành

Nghiên cứu cơ hội đầu tư / phát triển thị trường - Lập quy hoạch

Khảo sát - lập dự án đầu tư/báo cáo kinh tế kỹ thuật

Thiết kế và lập tổng dự toán, dự toán công trình Chuẩn bị đầu tư

* Giai đoạn thực hiện đầu tư: Giai đoạn này gồm các công việc như xin giao đất hoặc thuê đất (đối với các dự án có sử dụng đất); Xin giấy phép xây dựng nếu yêu cầu phải có giáy phép xây dựng và giấy phép khai thác tài nguyên (nếu có khai thác tài nguyên); Thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, thực hiện kế hoạch tái định cư và phục hồi (đối với dự án có yêu cầu tái định cư và phục hồi); Chuẩn bị mặt bằng xây dựng; Mua sắm thiết bị, công nghệ;

Thực hiện việc khảo sát thiết kế xây dựng; Thẩm định phê duyệt thiết kế và tổng dự toán, dự toán công trình; Tiến hành thi công xây lắp; Kiểm tra và thực hiện các hợp đồng; Quản lý kỹ thuật, chất lượng thiết bị và chất lượng xây dựng; Vận hành thử; Nghiệm thu, bàn giao công trình.

* Giai đoạn kết thúc xây dựng và đưa dự án vào khai thác sử dụng:

Giai đoạn này gồm các công việc như: Thực hiện việc kết thúc xây dựng công trình; Vận hành công trình và hướng dẫn sử dụng công trình; Bảo hành công trình; Quyết toán vốn đầu tư; Phê duyệt quyết toán.

1.2.1.3. Mục tiêu của quản lý đầu tư

* Mục tiêu chung của quản lý đầu tư:

- Đáp ứng tốt nhất việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của quốc gia.

- Huy động tối đa, sử dụng với hiệu quả cao nhất các nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, tận dụng và khai thác tốt các tiềm năng và tài nguyên thiên nhiên, đất đai, lao động và các tiềm năng khác, bảo vệ môi trường sinh thái, chống mọi hành vi tham ô, lãng phí trong sử dụng nguồn vốn đầu tư và khai thác các kết quả của các dự án đầu tư.

- Đảm bảo quá trình thực hiện đầu tư, xây dựng công trình theo quy hoạch kiến trúc và thiết kế kỹ thuật được duyệt, đảm bảo sự bền vững và mỹ quan, áp dụng công nghệ xây dựng tiên tiến, đảm bảo chất lượng và thời hạn xây dựng với chi phí hợp lý.

* Trên giác độ từng cơ sở:

Doanh nghiệp có vốn đầu tư, mục tiêu của quản lý đầu tư suy cho cùng là nhằm đạt được hiệu quả kinh tế tài chính cao nhất với chi phí vốn đầu tư thấp nhất trong một thời gian nhất định, trên cơ sở đạt được các mục tiêu quản lý của từng giai đoạn của từng dự án đầu tư.

- Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư: mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo chất lượng và mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu, dự toán.

- Đối với giai đoạn thực hiện đầu tư: mục tiêu chủ yếu của quản lý là đảm bảo tiến độ, chất lượng với chi phí thấp nhất.

- Đối với giai đoạn vận hành các kết quả đầu tư: là nhanh chóng thu hồi đủ vốn đã bỏ ra và có lãi đối với các công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, hoặc đạt được hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất với chi phí thấp nhất đối với các hoạt động đầu tư khác.

Quản lý đầu tư là thực hiện các chức năng quản lý với đối tượng là các dự án đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu: Chất lượng - Thời gian - Chi phí (Hình 1-2)

Hình 1-2: Các mục tiêu chủ yếu trong quản lý đầu tư tại doanh nghiệp

Các mục tiêu này không phải lúc nào cũng có thứ tự ưu tiên ngang bằng nhau. Trong những trường hợp cụ thể thứ tự ưu tiên có thể khác nhau. Trong ngành viễn thông: mục tiêu về chất lượng (đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật) và thời gian (tính kịp thời) luôn là ưu tiên số một. Có thể vì những mục tiêu này

Mục tiêu

QLĐT Thời gian

Chất lượng

Chi phí

mà chúng ta phải chấp nhận những hy sinh nhất định về mục tiêu chi phí (có thể chấp nhận giá bị tăng lên).

1.2.1.4. Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư

- Thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hoà giữa hai mặt kinh tế và xã hội. Thể hiện ở vai trò quản lý của nhà nước (về chính sách, cơ chế quản lý đầu tư, bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh quốc phòng…), vai trò của cơ sở (đảm bảo quyền lợi người lao động, hiệu quả kinh doanh, thực hiên các nghĩa vụ đối với nhà nước và xã hội).

- Tập trung dân chủ, tuân theo sự lãnh đạo thống nhất từ một trung tâm, đồng thời phát huy cao độ chủ động sáng tạo của địa phương, các ngành và cơ sở trên cơ sở dựa vào ý kiến nguyện vọng, lực lượng và tinh thần chủ động sáng tạo của các đối tượng quản lý nhằm phát huy dân chủ, kích thích sáng tạo.

- Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ, nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển, tận dụng năng lực dư thừa của nhau, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư.

- Kết hợp hài hoà các loại lợi ích trong đầu tư, nhằm tạo động lực quan trọng thúc đẩy mọi hoạt động kinh tế.

- Tiết kiệm và hiệu quả (Hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất với Chi phí đầu tư thấp nhất).

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 21 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)