Giới thiệu về Viễn thông Hà Nội

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 49 - 62)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG BĂNG THÔNG RỘNG XDSL CỦA VIỄN THÔNG HÀ NỘI

2.1. Những nét khái quát về Viễn thông Hà Nội

2.1.1. Giới thiệu về Viễn thông Hà Nội

Viễn thông Hà Nội (VTHN) tiền thân là Bưu điện TP Hà Nội, với bề dày lịch sử truyền thống gần 60 năm hình thành và phát triển. Thực hiện kế hoạch chia tách Bưu chính - Viễn thông của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, ngày 01/01/2008 VTHN chính thức được thành lập theo quyết định số 625/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (Bưu điện TP Hà Nội (cũ) được chia tách thành hai pháp nhân mới là Bưu điện TP Hà Nội (mới) và VTHN).

VTHN (tên giao dịch quốc tế: Hanoi Telecommunications) là đơn vị kinh tế trực thuộc, hoạch toán phụ thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. VTHN có chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh và phục vụ chuyên ngành viễn thông - công nghệ thông tin, cụ thể là:

- Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa mạng viễn thông trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố Hà Nội;

- Sản xuât, kinh doanh, cung ứng, đại lý vật tư, thiết bị viễn thông - công nghệ thông tin theo yêu cầu sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhu cầu của khách hàng;

- Khảo sát, tư vấn, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông - công nghệ thông tin;

- Kinh doanh dịch vụ quảng cáo, dịch vụ truyền thông;

- Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

- Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của cấp uỷ Đảng,

Chính quyền địa phương và cấp trên;

- Kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi được Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam cho phép và phù hợp với quy định của pháp luật.

Bảng 2-1: Cơ cấu tổ chức của Viễn thông Hà Nội

1 Ban lãnh đạo Viễn thông Hà Nội

Giám đốc, UV HĐQT Tập đoàn BC-VT Việt Nam: Ông Trần Mạnh Hùng Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Xuân Quang

Phó Giám đốc: Ông Nguyễn Quốc Cường 2 Đảng uỷ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên

Chủ tịch Công đoàn: Ông Nguyễn Xuân Quang Văn phòng Đảng uỷ

Văn phòng Đoàn thể

3 Các đơn vị Chức năng và Sự nghiệp

Văn phòng Viễn thông Hà Nội Phòng Tổ chức Cán bộ - Tiền lương Hình 1-5:

Phòng Thanh tra Phòng Phát triển thị trường Hình 1-6:

Phòng Kế toán Thống kê Tài chính Phòng Mạng và Dịch vụ Hình 1-7:

Phòng Kế hoạch Kinh doanh Phòng Đầu tư Xây dựng cơ bản Hình 1-8:

Phòng Bảo vệ BQL các dự án công trình thông tin Hình 1-9:

BQL các dự án công trình kiến trúc BQL dự án hợp tác kinh doanh với NTTV (BCC) 4 Các đơn vị trực thuộc Viễn thông Hà Nội

Công ty Điện thoại Hà Nội 1 Trung tâm Tin học

Công ty Điện thoại Hà Nội 2 Trung tâm Dịch vụ Khách hàng Công ty Viễn thông Hà Nội Trung tâm Điều hành Thông tin Công ty Dịch vụ Vật tư

(Ngày 01/01/2008 - Nguồn: Phòng TCCBTL Viễn thông Hà Nội)

(Ngày 01/01/2008 - Nguồn: Phòng TCCBTL - Viễn thông Hà Nội)

GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC VIỄN THÔNG HÀ NỘI

Công ty Điện thoại Hà Nội 1

Công ty Điện thoại Hà Nội 2

Công ty DV Viễn thông Hà Nội

Công ty Dịch vụ vật tư

Trung tâm tin học

Trung tâm dịch vụ khách hàng

Trung tâm điều hành thông tin 1.Văn phòng Viễn thông Hà Nội

2.Văn phòng Đảng uỷ 3.Văn phòng đoàn thể 4.Phòng bảo vệ

KHỐI VĂN PHÒNG

1.Phòng Tổ chức Cán bộ - Tiền lương 2.Phòng Kế hoạch Kinh doanh

3.Phòng Đầu tư Xây dựng cơ bản 4.Phòng Mạng và dịch vụ

5.Phòng Kế toán thống kê tài chính 6.Phòng Phát triển thị trường 7.Phòng Thanh tra

ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG

1.BQL các dự án công trình kiến trúc 2.BQL các dự án công trình thông tin 3.BQL dự án hợp đồng hợp tác kinh doanh với NTTV (BCC)

CÁC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC

Bảng 2-2: Thống kê CBCNV của Viễn thông Hà Nội tháng 3/2008 (Đơn vị tính: Người)

TT Nội dung Số lượng Tỷ lệ %

Tổng số Cán bộ Công nhân Viên 3513 100%

I Giới tính

1.1 Nam 1689 48.08%

1.2 Nữ 1824 51.92%

II Trình độ được đào tạo

2.1 Sau đại học 56 1.59%

2.2 Đại học 912 25.96%

2.3 Cao đẳng 410 11.67%

2.4 Trung cấp 300 8.54%

2.5 Công nhân 1754 49.93%

2.6 Đào tạo tại chỗ 81 2.31%

III Độ tuổi

3.1 Dưới 30 tuổi 957 27.24%

3.2 Từ 30 đến 55 tuổi 1378 39.23%

3.3 Từ 55 đến 60 tuổi 1174 33.42%

3.4 Trên 60 tuổi 4 0.11%

(Nguồn: Phòng TCCBLĐ – VTHN Quý 1 năm 2008)

Cơ cấu lao động của VTHN được đánh giá là ở mức độ khá. VTHN có cơ cấu lao động trẻ, nguồn nhân lực rồi rào với đội ngũ công nhân lành nghề được đào tạo chính quy tại trường Nghiệp vụ Bưu điện. Trình độ nhân viên tại các đơn vị chức năng, phòng nghiệp vụ và cán bộ quản lý đều là bậc đại học và trên đại học, đây là một điểm mạnh giúp cho VTHN có thể tiếp cận và nắm bắt kịp thời các công nghệ mới.

Nhìn chung có thể đánh giá về cơ cấu lao động của VTHN tương đối thuận lợi cho nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, VTHN cần phải chú trọng hơn nữa trong vấn đề đào tạo và đào tạo lại nhân sự, để trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu không những cần có những cán bộ quản lý giỏi mà cần phải có đội ngũ giao dịch, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp. Hiện nay không chỉ riêng VTHN mà nhìn chung các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam đội ngũ này vẫn còn yếu

kém. Do đó, trong thời gian tới VTHN cần có định hướng tích cực để nâng cao trình độ và kỹ năng giao tiếp với khách hàng cho đội ngũ giao dịch, hỗ trợ và chăm sóc khách hàng của mình.

* Một số sản phẩm dịch vụ của Viễn thông Hà Nội (bảng 2-3):

Sản phẩm dịch vụ của VTHN chia làm 2 loại: Dịch vụ Viễn thông và Dịch vụ Internet.

- Nhóm Dịch vụ Viễn thông bao gồm: dịch vụ điện thoại cố định, dịch vụ giá trị gia tăng từ tổng đài (chuyển cuộc gọi, báo thức, báo bận...), dịch vụ di động nội vùng Cityphone, bao gồm cả kênh phân phối và quản lý thu cước cho các dịch vụ điện thoại di động của Công ty Vinaphone.

Dịch vụ điện thoại cố định và các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm là các dịch vụ truyền thống của VTHN, với hệ thống mạng lưới tổng đài, nhà trạm, hệ thống cống bể, cáp ngầm rộng khắp Hà Nội và luôn được đầu tư mở rộng, nâng cấp truy tu bảo dưỡng thường xuyên, dịch vụ điện thoại cố định của VTHN có chất lượng cuộc gọi rất tốt, giá cước rẻ là lợi thế rất lớn của VTHN khi cạnh tranh với các nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông trên thị trường Việt Nam.

Dịch vụ giải đáp thông tin 116, 700, 1080, 1088 là một trong những dịch vụ duy nhất mà VTHN cung cấp, với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản, hệ thống cơ sở dữ liệu lớn giúp giải đáp thông tin yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác.

Dịch vụ điện thoại di động nội vùng Cityphone vẫn đang được đầu tư nâng cấp, mở rộng thêm nhiều trạm phát sóng và dung lượng tổng đài nhằm nâng cao chất lượng cuộc gọi và mở rộng thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng liên quan để thu hút khách hàng trong nội thành TP Hà Nội.

- Nhóm Dịch vụ Internet bao gồm: dịch vụ VNN Internet (1260, 1268, 1269) truy cập và sử dụng Internet qua mạng điện thoại cố định; dịch vụ MegaVNN truy cập internet qua mạng băng thông rộng ADSL; dịch vụ

MegaWan, MetroNet Man là nhóm dịch vụ cho đối tượng là các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Nhóm dịch vụ internet của VTHN hiện nay đang được chú trọng đầu tư phát triển không ngừng với công nghệ hiện đại tiên tiến nên có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ thông tin, phục vụ phát triển nền kinh tế của đất nước. Có thể nói về công nghệ và dịch vụ sản phẩm do VTHN đang cung cấp có thể so sánh ngang tầm với các nước phát triển trên thế giới.

Bảng 2-3: Thống kê các sản phẩm dịch vụ của Viễn thông Hà Nội TT Tên dịch vụ Chi tiết các dịch vụ Tiện ích khi sử dụng I Dịch vụ viễn thông

1 Dịch vụ điện thoại cố

định - Dịch vụ điện thoại cố định - Dịch vụ điện thoại liên tỉnh - Dịch vụ điện thoại quốc tế

- Chất lượng cuộc gọi tốt - Giá cước rẻ

2 Các dịch vụ trên nền mạng thế hệ mới NGN 1800, 1900, 1719...

- Dịch vụ miễn cước ở người gọi (1800)

- Dịch vụ thông tin, giải trí, thương mại (1900)

- Dịch vụ điện thoại trả trước (1719)

- Giá cước thu một lần khi khách hàng cài đặt dịch vụ

- Miễn cước cài đặt dịch vụ

3 Dịch vụ điện thoại

dùng thẻ - Điện thoại thẻ công cộng - Tiện lợi khi sử dụng - Giá cước thu một lần 4 Dịch vụ điện thoại

171, 1717

- Dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế theo giao thức IP (Internet Protocol) gọi 171, thẻ 1717

- Giá rẻ, chất lượng ở mức chấp nhận được

5 Dịch vụ điện thoại di động Vinaphone, VinaCard, VinaText

- Dịch điện thoại di động của Công ty Vinaphone thuộc Tập đoàn BCVT Việt Nam

- Phủ sóng 64/64 tỉnh thành - Chất lượng cuộc gọi rất tốt - Hỗ trợ 3G

6 Dịch vụ điện thoại di động nội vùng CityPhone

- Điện thoại di động CityPhone

trả sau..

- Điện thoại di động CityPhone trả trước (CityPhoneP)

- Di động, tiện lợi

- Giá rẻ, chất lượng ở mức chấp nhận được

7 Dịch vụ ISDN - Dịch vụ ISDN sử dụng đường truyền chất lượng tốt và tốc độ cao

- Dịch vụ này có thể ứng dụng vào hội nghị truyền hình, đào tạo từ xa

8 Dịch vụ Telex

9 Dịch vụ truyền số liệu, thuê kênh riêng

Kết nối giữa các mạng LAN (LAN to LAN), kết nối trực tiếp tới Internet, truy nhập mạng truyền số liệu chuyển mạch gói VietPac, X.25...

Chất lượng kênh truyền hoàn hảo, độ ổn định cao, kết nối liên tục 24h/24h.

10 Dịch vụ điện báo

11 Dịch vụ GPhone - Điện thoại vô tuyến cố định GPhone

- Sử dụng sóng di động GSM, vì vậy ở bất cứ địa phương nào có phủ sóng di động của Vinaphone

12 Dịch vụ gia tăng của tổng đài điện thoại

- Chuyển tiếp cuộc gọi tạm thời - Báo thức tự động

- Hiển thị số gọi đến

- Báo cuộc gọi đến trong khi đàm thoại

13 Các dịch vụ GTGT khác: Dịch vụ giải đáp thông tin 116, 700, 1080, 1088...

II Dịch vụ Internet 1 Dịch vụ VNN

Internet

- VNN 1260 - VNN-1260P - VNN 1268

- Truy nhập và sử dụng Internet thông qua mạng điện thoại công cộng (PSTN)

2 Dịch vụ ISDN - Truy nhập Internet qua đường ISDN với

tốc độ 64Kbps hoặc 128Kbps, trong khi truy nhập Internet vẫn có thể sử dụng điện thoại để gọi đi hoặc nhận điện thoại gọi đến 3 Dịch vụ MegaVNN -Truy cập Internet bằng công

nghệ ADSL - Truy cập Internet nhanh, dễ dàng thông qua đường truyền tốc độ cao.

4 Dịch vụ MegaWAN - Là dịch vụ mạng riêng ảo của

Tổng công ty BCVT Việt Nam - Cho phép kết nối các mạng máy tính của doanh nghiệp (như các văn phòng, chi nhánh, cộng tác viên từ xa, v.v... ) thuộc các vị trí địa lý khác nhau tạo thành một mạng duy nhất và tin cậy thông qua việc sử dụng các liên kết băng rộng xDSL

5 Dịch vụ truy nhập mạng MetroNet MAN

- Dịch vụ truy nhập mạng MetroNet là dịch vụ cho phép khách hàng sử dụng cơ sở hạ tầng của mạng đô thị băng rộng để kết nối mạng khách hàng ở các địa điểm khác

- Các ứng dụng kết nối nội hạt:

+ Cung cấp kênh thuê riêng Ethernet điểm tới điểm nội hạt.

+ Cung cấp kênh thuê riêng Ethernet điểm tới đa điểm nội hạt.

- Các ứng dụng kết nối mạng liên tỉnh - quốc tế

+ Cung cấp kết nối Internet/VNN trực tiếp.

+ Cung cấp kết nối VPN/VNN liên tỉnh, quốc tế với VDC.

+ Cung cấp kết nối MegaWAN nội hạt, liên tỉnh, quốc tế tốc độ cao.

6 Các dịch vụ khác:

Dịch vụ hỗ trợ kiểm tra tốc độ, Dịch vụ truy nhập Internet bằng máy điện thoại Cityphone, Dịch vụ Infogate

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh – VTHN)

* Một số thành tựu của Viễn thông Hà Nội (nguồn: Lịch sử Bưu điện Thành phố Hà Nội - Tập 2- NXB Bưu điện):

- Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin và phát triển mạng lưới viễn thông:

+ Hệ thống truyền dẫn và chuyển mạch được hiện đại hóa: Trong viễn thông, kỹ thuật truyền dẫn, kỹ thuật chuyển mạch, thiết bị đầu cuối, công nghệ tổ chức mạng.. là những yếu tố hết sức quan trọng, liên quan đến tốc độ và chất lượng thông tin. Nhờ hiện đại hóa hệ truyền dẫn (viba, cáp quang, vệ tinh) và hệ thống chuyển mạch (các tổng đài điện tử kỹ thuật số) nên các dịch vụ thông tin nội hạt, đường dài và quốc tế đã được tự động hóa. Đến cuối năm 1996, đã có 100% số huyện được trang bị tổng đài điện tử số và mạng truyền dẫn số. Hết năm 1999, mạng điện thoại Hà Nội có tổng dung lượng 380.000 số với 10 tổng đài trung tâm (HOST) và 92 tổng đài vệ tinh. Năm 2004, đạt 16 tổng đài HOST, 02 tổng đài Tandem, 123 tổng đài vệ tinh với tổng dung lượng lắp đặt là 813.000 số. Đây là thành tựu rất cơ bản, tạo điều kiện cho quá trình hiện đại hóa, ứng dụng và nắm bắt những tiến bộ của công nghệ thông tin trên mạng viễn thông nước ta trong hiện tại và tương lai, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

+ Phát triển mạng viễn thông quốc tế: Từ sau năm 1987 đến nay, mạng viễn thông quốc tế của VTHN đã phát triển mạnh mẽ theo chiến lược của ngành Bưu điện. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại cả về kỹ thuật truyền dẫn cũng như chuyển mạch. Công nghệ kỹ thuật số - digital được lựa chọn đầu tư phát triển. Hàng loạt công trình mạng viễn thông được hoàn thành đưa vào sử dụng đáp ứng yêu cầu cấp bách của viễn thông quốc tế trong giai đoạn đổi mới.

+ Mạng điện thoại công cộng đã phát triển rất nhanh và ngày càng mở rộng diện phục vụ: Tốc độ phát triển số máy điện thoại của VTHN rất nhanh.

Năm 1993 có 41.824 thuê bao điện thoại, mật độ điện thoại là 1,9 máy/100

dân. Năm 2000 tăng lên 482.659 thuê bao, mật độ điện thoại là 18 máy/100 dân. Năm 2004, tổng số máy điện thoại là 1,12 triệu thuê bao, mật độ là 37 máy/100 dân.

- Đổi mới quản lý và từng bước hoàn thiện công tác điều hành sản xuất kinh doanh: Công tác quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh của VTHN luôn được đổi mới để thích ứng với yêu cầu tăng tốc và phát triển mạng lưới và dịch vụ. Các quy định về quản lý nghiệp vụ viễn thông, quản lý tài chính, kế toán, thống kê, đầu tư, xây dựng cơ bản, phát triển thuê bao, in hóa đơn cước..

được xây dựng và thực hiện nghiêm túc đã đưa hoạt động sản xuất kinh doanh vào nề nếp, giảm các khâu trung gian, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng;

xây dựng được nhiều quy trình công nghệ ứng dụng vào sản xuất như: quy trình phát triển thuê bao, quy trình tính , in, thu cước, quy trình tu bổ mạng cáp..

- Thực hiện chính sách xã hội, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên: VTHN luôn luôn chủ động thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa, chính sách xã hội và các biện pháp chăm lo sức khỏe cho cán bộ công nhân viên, tích cực hưởng ứng các phong trào do Nhà nước và các cán bộ tổ chức chính trị xã hội phát động, tổ chức. Xây dựng và từng bước hoàn thiện quy chế phân phối thu nhập, động viên khuyến khích những người có năng lực, năng suất lao động cao. Thực hiện tốt công tác chăm lo sức khỏe, cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện làm việc.

- Xây dựng con người Bưu điện có phẩm chất đạo đức và trình độ khoa học kỹ thuật: Cuối năm 1999, tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 26%, gần 200 người có trình độ trên đại học, cao cấp lý luận chính trị. Năm 2003, số cán bộ công nhân viên có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 37%, phong trào nghiên cứu khoa học kỹ thuật, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đã phát triển mạnh mẽ, rộng khắp.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao tay nghề, trình độ kỹ

thuật của công nhân viên và trình độ quản lý của các cấp lãnh đạo. Từ 2002- 2005, số cán bộ công nhân viên của VTHN được cử đào tạo là rất lớn. Năm 2002 số lượng cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo là 3.135 người.

Trong đó đào tạo các lớp cử nhân trình độ đại học trên đại học là 87 người, số người được cử đi đào tạo ngắn hạn nước ngoài là 117 người, còn lại là đào tạo ngắn hạn trong nước và đào tạo tại chỗ. Đến năm 2005 số lượng cán bộ công nhân viên được cử đi đào tạo tăng lên gấp hai lần năm 2002, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn trong nước và nước ngoài trong theo các chương trình đạo tạo của nhà cung cấp thiết bị hỗ trợ qua đầu tư mua sắm thiết bị, mở rộng mạng lưới của VTHN.

Bảng 2-4: Tổng hợp số liệu đào tạo của Viễn thông Hà Nội từ 2002-2005 (Đơn vị tính: người)

(Nguồn: Phòng TCCBTL - VTHN)

2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh Viễn thông Hà Nội trong thời gian 2003-2007

Trong 5 năm qua, VTHN đã luôn hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế

TT Nội dung đào tạo 2002 2003 2004 2005

1 Sau đại học 5 10 13 11

2 Đào tạo thạc sỹ nước ngoài 1

3 Đại học - Cao đẳng kỹ thuật viễn thông 6 10 13 13

4 Cao đẳng doanh thác BC-VT 15 11 7 18

5 Đại học - Cao đẳng kinh tế 7

6 Đại học - Cao đẳng các ngành khác

(QTKD, Anh văn) 11 10 24

7 Cao cấp lý luận (hoặc cử nhân) 54 2

8 Trung cấp ngành Bưu điện 12 9 8 4

9 Công nhân Bưu điện 35 32

10 Bồi dưỡng ngắn hạn ở trong nước 1688 1807 2042 2754 11 Bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài 117 125 107 84 12 Các đơn vị cơ sở đào tạo tại chỗ 1231 1512 3245 3200

Cộng 3135 3531 5479 6108

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)