Quản lý dự án đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 34 - 43)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐẦU TƯ, QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ MỘT SỐ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CỦA NGÀNH BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

1.3. Dự án đầu tư và quản lý dự án đầu tư

1.3.3. Quản lý dự án đầu tư

Quản lý dự án là việc áp dụng những hiểu biết, kỹ năng, công cụ kỹ thuật vào hoạt động dự án nhằm đạt được những yêu cầu và mong muốn từ dự án. Quản lý dự án còn là quá trình lập kế hoạch tổng thể, điều phối thời gian nguồn lực và giám sát quá trình phát triển của dự án từ khi bắt đầu đến khi kết thúc nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về kỹ thuật và chất lượng sản phẩm dịch vụ, bằng những phương pháp và điều kiện tốt nhất cho phép.

1.3.3.1. Quản lý công tác lập kế hoạch đầu tư

* Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư:

- Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, ngành, địa phương và quan trọng nhất là của cơ sở (doanh nghiệp).

- Lập kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung, cầu của thị trường. Tín hiệu thị trường cho biết nên đầu tư cái gì, bao nhiêu vốn, đầu tư khi nào.. Trên cơ sở nghiên cứu thị trường để quyết định phương hướng đầu tư mới nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư.

- Lập kế hoạch đầu tư phải coi trọng kế hoạch dự báo. Dự báo là một công cụ để kế hoạch, công tác dự báo phải bao gồm được cả trong ngắn hạn và trong dài hạn, dự báo cung và cầu sản phẩm - dịch vụ, dự báo vốn và nguồn vốn đầu tư, dự báo tình hình đầu tư của doanh nghiệp..

- Đẩy mạnh công tác kế hoạch đầu tư theo các chương trình, dự án. Kế hoạch đầu tư phải được lập theo chương trình phát triển và theo dự án. Thực chất của công tác kế hoạch đầu tư theo chương trình và dự án là lập kế hoạch đầu tư phát triển trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn các vấn đề vào chương trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành công kế hoạch đầu tư.

- Kế hoạch đầu tư phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạch. Kế hoạch đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu tư, tình hình cung cầu sản phẩm trên thị trường, chiến lược, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược đầu tư của ngành, địa phương và của đơn vị.. Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp, đảm bảo tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao.

- Kế hoạch đầu tư phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới lên. Để kế hoạch có tính thực thi cao, thì kế hoạch đầu tư phải được thực hiện từ dưới lên. Đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh nghiên cứu, cân đối nhu cầu trình lên đơn vị quản lý. Đơn vị quản lý xem xét trên cơ sở đảm bảo định hướng phát triển chung của doanh nghiệp. Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch đầu tư, tổng hợp các dự án đầu tư của các đơn vị sẽ là kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp.

* Trình tự lập kế hoạch đầu tư:

Lập kế hoạch đầu tư phải tuân theo trình tự sau:

Bước 1: Xác định nhu cầu thị trường về sản phẩm và dịch vụ trong thời kỳ kế hoạch;

Bước 2: Xác định khả năng cung cấp sản phẩm và dịch vụ hiện tại trên thị trường;

Bước 3: Xác định khả năng của doanh nghiệp trong việc đầu tư (vốn, công nghệ, lao động..);

Bước 4: Xây dựng chiến lược đầu tư dựa trên chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp;

Bước 5: Lập các dự án đầu tư theo từng loại sản phẩm, dịch vụ trong từng thời kỳ (tháng, quý, năm, giai đoạn)

Bước 6: Xác định tổng vốn đầu tư trên cơ sở của từng dự án, từng giai đoạn.

* Quản lý kế hoạch đầu tư:

Doanh nghiệp dựa trên kế hoạch đầu tư để quản lý công tác đầu tư tại đơn vị mình. Quá trình thực hiện đầu tư phải tuân thủ theo kế hoạch đầu tư.

Doanh nghiệp dựa vào kế hoạch đầu tư để đánh giá kết quả của quá trình đầu tư của mình theo từng giai đoạn, thời kỳ để kịp thời điều chỉnh cho hợp lý.

1.3.3.2. Quản lý công tác lập và thẩm định dự án đầu tư a) Công tác lập dự án đầu tư

- Lập dự án đầu tư phải tuân thủ các bước theo quy định của pháp luật:

lập dự án đấu tư theo 3 bước đối với các dự án lớn, có tính chất quan trọng (nghiên cứu cơ hội đầu tư, nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi) hay theo 2 bước đối với các dự án nhỏ (nghiên cứu tiền khả thi và nghiên cứu khả thi) hoặc 1 bước đối với dự án mua sắm thiết bị nhỏ lẻ (nghiên cứu khả thi - báo cáo kinh tế kỹ thuật).

- Nội dung của một dự án đầu tư phải đầy đủ các thông tin: Sự cần thiết đầu tư, dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư, công nghệ, tổng mức đầu tư, nguồn vốn đầu tư (phương án huy động vốn), hiệu quả đầu tư.

- Dự án đầu tư phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, của ngành và của doanh nghiệp (kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu

tư).

- Lập phương án thiết kế và công nghệ phải phù hợp (đồng bộ, phù hợp phương án phát triển công nghệ) với điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.

- Quá trình lập dự án đầu tư phải tính đến vấn đề an toàn trong xây dựng, vận hành, phòng chống cháy nổ

- Dự án đầu tư phải đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.

b) Thẩm định án đầu tư

* Khái niệm: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá một cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.

* Mục đích của thẩm định dự án đầu tư:

- Đánh giá được tính hợp lý của dự án: Tính hợp lý được thể hiện ở từng nội dung và cách thức tính toán của dự án. Ví dụ: Dự án có phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; công nghệ sử dụng có phù hợp, đồng bộ với công nghệ hiện đang sử dụng, có phù hợp với yêu cầu phát triển công nghệ trong thời gian tới;

- Đánh giá được hiệu quả của dự án (hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội)

- Đánh giá được khả năng thực hiện của dự án: kế hoạch tổ chức thực hiện, môi trường pháp lý của dự án..

* Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư:

Thẩm định dự án đầu tư là giai đoạn tiếp theo của quá trình lập dự án.

Kết quả của thẩm định dự án là cơ sở để ra quyết định chấp thuận hay bác bỏ dự án. Chính vì vậy, yêu cầu chung được đặt ra đối với công tác thẩm định dự án là:

- Lựa chọn được dự án đầu tư có tình khả thi cao (có khả năng thực hiện, đem lại hiệu quả chắc chắn)

- Loại bỏ được các dự án đầu tư không khả thi, nhưng không bỏ lỡ mất cơ hội đầu tư có lợi.

Để công tác thẩm định đạt chất lượng tốt, người làm công tác thẩm định cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Nắm vững chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của ngành, của địa phương, và các quy chế, luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.

- Nắm vững tình hình sản xuất kinh doanh, các số liệu tài chính của doanh nghiệp, các quan hệ tài chính - kinh tế ứng dụng của doanh nghiệp với ngân hàng và ngân sách nhà nước.

- Thường xuyên cập nhật các văn bản pháp lý đối với đầu tư xây dựng và các văn bản khác có liên quan, cập nhật các thông tin về giá cả, thị trường để phân tích hoạt động chung của doanh nghiệp. Áp dụng đúng các định mức theo quy định của nhà nước, của ngành trong quá trình thẩm định.

* Nội dung thẩm định dự án đầu tư:

- Thẩm định phần thuyết minh của dự án: Sự cần thiết và mục tiêu đầu tư; các giải pháp thực hiện như phương án thiết kế, phương án công nghệ;

tổng mức đầu tư của dự án, khả năng thu xếp vốn, nguồn vốn..

- Thẩm định nội dung thiết kế thi công của dự án: Bản vẽ thi công, khối lượng thi công, phương pháp thi công..

- Thẩm định dự toán, tổng dự toán công trình: Tính đúng đắn của việc áp dụng các định mức, đơn giá, chế độ, chính sách và các khoản mục chi phí theo quy định của Nhà nước có liên quan đến các chi phí tính trong dự toán, tổng dự toán; Sự phù hợp của khối lượng xây dựng tính từ thiết kế với khối lượng xây dựng dự tính trong dự toán, tổng dự toán;

- Thẩm định phương án phòng chống cháy nổ và bảo về môi trường

- Thẩm định hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.

1.3.3.3. Quản lý công tác đấu thầu

* Khái niệm: Đấu thầu được hiểu là một cách thức thực hiện hoạt động mua bán (hàng hóa, công trình hoặc dịch vụ) mà trong đó người mua và người bán phải tuân thủ theo các quy định do tỏ chức quản lý nguồn vốn sử dụng cho hoạt động mua bán này đề ra. Đấu thầu là bắt buộc đối với các hoạt động mua sắm sử dụng vốn do nhà nước quản lý.

* Vai trò của đấu thầu:

Đối với bên mời thầu - người mua, thì đấu thầu mang lại những lợi ích sau:

- Tiếp cận với các nhà cung cấp mới, tiềm năng. Bằng việc tổ chức cuộc thi cho nhiều nhà thầu tham gia thì bên mời thầu có cơ hội phát hiện ra những nhà cung cấp mới trên thị trường

- Chọn lựa được sản phẩm tốt nhất, phù hợp nhất qua quá trình chọn lựa đánh giá các sản phẩm do nhà thầu chào bán.

- Có được giá mua hợp lý nhất. Các nhà thầu tham gia đấu thầu đều mong muốn trúng thầu, vì vậy họ cạnh tranh với nhau về cả chất lượng sản phẩm lẫn giá bán sản phẩm. Chính sự cạnh tranh này tạo cơ hội cho bên mời thầu lựa chọn được sản phẩm hợp lý xét về mối quan hệ chất lượng/giá cả.

Đối với nhà thầu - người bán thì đấu thầu mang lại những lợi ích sau:

- Tiếp cận với khách hàng mới. Với việc tham gia đấu thầu thì nhà thầu có cơ hội gặp gỡ với khách hàng mới để tìm hiểu các nhu cầu mua sắm, đây là yếu tố quan trọng trong hoạt động nghiên cứu thị trường của nhà thầu.

- Tiếp cận với đối thủ cạnh tranh. Qua đấu thầu nhà thầu được cọ sát, được tìm hiểu nhiều nhà cung cấp là đối thủ cạnh tranh của mình trên thị trường.

- Tiếp cận với những quy định về đấu thầu của các cơ quan quản lý nhà nước và các tổ chức quản lý vốn khác.

- Hoàn thiện sản phẩm.

* Nguyên tắc của đấu thầu:

- Công bằng: Tất cả các nhà thầu đều được đối xử như nhau khi tham gia dự thầu, không có nhà thầu nào được hưởng điều kiện thuận lợi hơn những nhà thầu khác, trừ trường hợp có quy định cụ thể.

- Cạnh tranh: Bên mời thầu phải tạo điều kiện thuận lợi để nhiều nhà thầu có thể tham gia, không được đưa những quy định không hợp lý để hạn chế số lượng nhà thầu

- Minh bạch: Quy trình đấu thầu phải được tuân thủ một cách nghiêm túc, không có sự thông đồng giữa bên mời thầu và các nhà thầu cũng như giữa các nhà thầu với nhau

- Công khai: Mọi thông tin về hoạt động đấu thầu như thời gian tổ chức hay kết quả đấu thầu phải được thông báo công khai.

* Quản lý công tác đấu thầu:

- Đảm bảo công tác đấu thầu phải tuân thủ theo những quy định pháp lý của nhà nước về đấu thầu.

- Kế hoạch đấu thầu của dự án phải được người có thẩm quyền quyết định phế duyệt trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan/phòng chức năng có trách nhiệm thẩm định. Kế hoạch đấu thầu phải đảm bảo các dự án không bị chia quá nhỏ thành nhiều gói thầu để thực hiện chỉ định thầu hoặc chia quá lớn để hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.

- Trình tự đấu thầu phải tuân thủ theo quy định của nhà nước trong các văn bản pháp lý về đấu thầu. Trình tự đấu thầu cần tuân thủ theo trình tự:

Chuẩn bị đấu thầu → Tổ chức đấu thầu → Xét thầu → Thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu → Công bố kết quả đấu thầu → Hoàn thiện hợp đồng và ký hợp đồng.

- Công tác quản lý đầu thầu phải đảm bảo khâu lập hồ sơ mời thầu phải thể hiện được đầy đủ yêu cầu đặt ra, tránh tình trạng hạn chế tối đa các yêu

cầu trong HSMT dẫn đến làm tăng chi phí chào thầu hoặc làm lỡ cơ hội đối với một số nhà thầu có tiềm năng.

- Công tác quản lý đấu thầu phải đảm bảo bí mật trong khâu lập hồ sơ mời thầu, không được công khai trước thời điểm phát hành hồ sơ mời thầu.

1.3.3.4. Công tác giám sát, đánh giá dự án đầu tư

- Giám sát dự án đầu tư: Là việc theo dõi thường xuyên quá trình đầu tư của dự án nhằm đảm bảo thực hiện đúng quy định về quản lý đầu tư xây dựng cơ bản. Đảm bảo đầu tư đúng mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch và đạt hiệu quả cao.

- Đánh giá dự án đầu tư: Là việc phân tích, xác định mức độ đạt được tùy theo từng chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định tại một thời điểm nhất định.

Hình 1-4: Các nội dung giám sát, đánh giá dự án đầu tư

* Mục đích công tác quản lý giám sát, đánh giá đầu tư:

- Đảm bảo hoạt động đầu tư có hiệu quả, đúng mục tiêu, đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội, cơ cấu đầu tư của ngành.

- Giúp cơ quan quản lý cấp trên nắm sát và đánh giá đúng: Tình hình, kết quả, tiến độ thực hiện đầu tư; những tồn tại, vướng mắc; phát hiện và ngăn chặn những sai phạm, lãng phí, thất thoát trong quá trình đầu tư.

- Giúp các cơ quan hoạch định chính sách có tư liệu thực tế để nghiên cứu về cơ cấu đầu tư và chính sách thúc đẩy đầu tư cho từng thời kỳ.

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

Giám sát chuẩn bị đầu

Giám sát, đánh giá thực hiện

đầu tư

Đánh giá sau thực hiện dự án (kết thúc

đầu tư)

* Yêu cầu đối với công tác quản lý giám sát, đánh giá đầu tư :

- Giám sát thường xuyên, đảm bảo sự thống nhất và phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp.

- Phản ảnh kịp thời, đầy đủ, trung thực, khách quan các nội dung giám sát, đánh giá đầu tư.

- Đề xuất, kiến nghị phải kịp thời, cụ thể và có tính khả thi.

* Nhiệm vụ của công tác quản lý giám sát, đánh giá đầu tư :

- Theo dõi, kiểm tra thường xuyên quá trình đầu tư trên cơ sở: các dự liệu của cơ quan giám sát; các báo cáo thường kỳ; các hoạt động kiểm tra tại chỗ.

- Đánh giá đầu tư: đánh giá tổng thể về quản lý đầu tư; đánh giá việc thực hiện mục tiêu đầu tư; đánh giá mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chủ yếu; đánh giá hiệu quả đầu tư.

- Tổ chức theo dõi, tổng hợp phân tích tình hình;

- Giám sát, kiểm tra thường xuyên: kiểm tra thường xuyên qua các báo cáo, thực hiện giám sát tại chỗ.

- Tổ chức thực hiện đánh giá hoạt động đầu tư: Đánh giá định kỳ, đánh giá theo yêu cầu của cấp trên.

1.3.3.5. Công tác thanh quyết toán công trình

- Thanh quyết toán công trình phải đánh giá được chính xác khối lượng thi công thực tế so với bản thiết kế thi công và tổng dự toán. Quyết toán khối lượng công việc phải căn cứ vào biên bản nghiệm thu khối lượng A-B, không căn cứ vào khối lượng vật tư theo hoá đơn

- Thường xuyên theo dõi, đánh giá công tác thanh quyết toán công trình để đẩy nhanh tiến độ thanh quyết toán công trình. Tránh tình trạng công trình đã được đưa vào khai thác sử dụng nhưng vẫn chưa được thanh quyết toán.

- Khi thanh toán, quyết toán công trình phải căn cứ vào điều kiện thanh toán đã ký kết trong hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. Nếu trường hợp dự toán phải điều chỉnh thì phải được Người quyết định đầu tư

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)