Tình hình cạnh tranh trên thị trường Internet băng thông rộng

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 62 - 66)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN MẠNG BĂNG THÔNG RỘNG XDSL CỦA VIỄN THÔNG HÀ NỘI

2.2. Tình hình cạnh tranh trên thị trường Internet băng thông rộng

21,93%. Thị trường dịch vụ Internet sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 10% và đạt mật độ 35% vào năm 2011.

Thị trường internet băng thông rộng Việt Nam được đánh giá là phát triển rất mạnh và có tiềm năng từ khi bắt đầu xuất hiện. Số lượng thuê bao Internet tăng 77% từ năm 2004 đến năm 2005 với tổng số 3,2 triệu thuê bao, trong đó số lượng thuê bao ADSL tăng đến 136% từ năm 2004 đến năm 2005 với tổng số 354.110 thuê bao. Cuối năm 2007, mật độ Internet đạt 21,93%, số lượng người sử dụng internet là 18,5 triệu người, số lượng thuê bao internet là 5,6 triệu thuê bao, số lượng thuê bao ADSL là 1,1 triệu thuê bao.

Dịch vụ Internet băng thông rộng (xDSL) lần đầu tiên được triển khai thí điểm vào tháng 2/2002. Kế hoạch này do Công ty Điện toán và Truyền số liệu thuộc VNPT phối hợp với công ty viễn thông Korea Telecom của Hàn Quốc triển khai tại thành phố Hải Phòng. Bước đầu, chương trình thử nghiệm cung cấp đường kết nối Internet cho 100 thuê bao với tốc độ truyền 128 Kbps (upload) và từ 1 Mbps (download). Đến cuối quý 2/2008, theo số liệu thống kê của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thì Việt Nam có 20.159.615 người sử dụng Internet, quy đổi sô lượng thuê bao internet là 6.120.566 thuê bao chiếm 13,61% dân số, số lượng thuê bao ADSL là 1.577.757 thuê bao chiếm 23,97% thuê bao internet. Nhu cầu sử dụng và số lượng người dùng Internet tăng mạnh đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp dịch vụ bước vào cuộc ganh đua giành giật thị phần và bảo vệ ngôi vị của mình.

Bảng 2-7: Thống kê số lượng thuê bao ADSL trên thị trường Hà Nội từ 2004-2008

Số người sử dụng Internet

Số lượng TB Internet quy đổi

Thuê bao ADSL

Tốc độ gia tăng

Tỷ lệ dân số SD Internet

Năm 2004 7,468,686 1,836,573 150,000 8.87%

Năm 2005 10,729,927 3,257,663 463,537 209.02% 12.76%

Năm 2006 14,700,000 4,462,998 741,659 60.00% 17.48%

Năm 2007 18,450,000 5,601,518 1,213,659 63.64% 21.93%

Tháng 2/2008 20,159,615 6,120,566 1,577,757 30.00% 23.97%

(Nguồn: Phòng Phát triển thị trường – VTHN )

Tại thị trường Việt Nam hiện có 9 nhà cung cấp dịch vụ Internet, gồm VNPT, Viettel, FPT, EVN, SPT, Netnam, OCI, Tiennet và HPT. Trong đó, 3 nhà khai thác VNPT, FPT, Viettel chiếm tới 87% thị phần. 6 nhà khai thác còn lại (bao gồm EVN, SPT, Netnam, OCI, Tiennet, HPT) chỉ chiếm 13% và có sự sụt giảm lớn về thị phần trong 4 năm gần đây.

Trong năm 2004, EVN chiếm 10,06% thị phần, nhưng đến nay, thị phần của nhà khai thác này đã giảm xuống còn khoảng 4%. Tương tự, thị phần của SPT đã giảm từ gần 7% năm 2004, xuống còn 3,24% tại thời điểm tháng 2/2008. Còn đối với Netnam, thị phần đã giảm từ 7,2% vào năm 2004, xuống còn 1,41% hiện nay.

Không chỉ các nhà khai thác nhỏ sụt giảm thị phần, trong số 3 đại gia của thị trường dịch vụ Internet, FPT cũng giảm thị phần, nhường lại ngôi vị thứ hai của mình cho Viettel. Vào năm 2004, FPT chiếm khoảng 27% thị phần dịch vụ Internet, nhưng đến tháng 2/2008, con số này chỉ còn lại là 15,04%. Trong khi đó, Viettel bứt phá từ 8,76% thị phần trong năm 2004, vươn lên con số 16,4% thị phần vào tháng 2/2008.

Nếu chính sách quản lý Internet không có thay đổi theo hướng tạo điều kiện cho các nhà khai thác dịch vụ Internet không có hạ tầng trong thời gian tới, thì các nhà khai thác này sẽ khó có thể tiếp tục tồn tại. “Trong vòng 3 năm

tới, nếu vẫn với chính sách Internet hiện nay, các các nhà khai thác dịch vụ Internet không có hạ tầng mạng sẽ biết mất”(Trích lời nhận định của đại diện của Công ty Netnam trong Hội nghị Viễn thông Quốc tế Việt Nam với chủ đề

"Phổ cập kết nối băng thông rộng và thông tin di động" tại Hà Nội.).

Biểu 2-2: Thị phần cung cấp dịch vụ Internet trên thị trường viễn thông Việt Nam tháng 5/2008

7.24 7.70 10.06

27

8.76 32.24

7 55.56

16.4 15.04

4 1.41 3.24 4.35

0 10 20 30 40 50 60

VNPT Viettel FPT EVN Netnam SPT Khac

Năm 2004 Tháng 05/2008

( Nguồn Tạp chí PC Wolrd tháng 5/2008)

Tuy nhiên, theo kết quả bình chọn sản phẩm công nghệ thông tin - truyền thông được ưa chuộng trong năm 2008 do Tạp chí PC World công bố mới đây, dịch vụ Internet băng thông rộng (ADSL) của VNPT được người tiêu dùng ưa chuộng nhất (với tỷ lệ 41%), FPT đứng thứ hai (38%) và Viettel đứng thứ ba (19%).

Biểu 2-3: Đánh giá mức độ ưa chuộng dịch vụ Internet trên thị trường viễn thông Việt Nam tháng 5/2008

41%

38%

19% 2%

VNPT Viettel FPT Khác

(Nguồn Tạp chí PC Wolrd tháng 5/2008)

Hiện cả 3 nhà khai thác này đều tập trung vào thế mạnh riêng của mình để thu hút khách hàng. VNPT tập trung vào độ rộng cung cấp dịch vụ, với chủ trương nâng cao chất lượng. Con số thuê bao dự kiến của nhà khai thác này trong năm nay là 900.000 thuê bao. Còn FPT tập trung đẩy mạnh dịch vụ giá trị gia tăng trên nền Internet, đặc biệt là IPTV (dịch vụ truyền hình trên giao thức Internet). Trong khi đó, Viettel quan tâm đặc biệt đến vấn đề giá thành dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư phát triển mạng thông rộng XDSL của Viễn Thông Hà Nội (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)