Công tác phân cấp quản lý và lập kế hoạch thực hiện và bố trí nguồn vốn ĐTXD các dự án

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH THỜI GIAN 2009-2013

2.2.2. Phân tích tình hình quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước

2.2.2.1. Công tác phân cấp quản lý và lập kế hoạch thực hiện và bố trí nguồn vốn ĐTXD các dự án

- Về phân cấp trong phê duyệt quyết định đầu tư:

Căn cứ Nghị định số 16/NĐ-CP ngày 07/02/2005; Nghị định 112/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý dự án xây dựng công trình; UBND tỉnh Nam Định đã ban hành Quyết định 02/2007/QĐ-UBND ngày 11/01/2007 về việc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định.

Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Tỉnh đã ban hành Quyết định số 933/QĐ-UBND ngày 26/6/2012 về việc phân cấp quyết định đầu tư cho TP Nam Định; ngoài ra UBND tỉnh giao cho các sở ngành của tỉnh là chủ đầu tư các dự án chủ động trong việc thực hiện thuộc lĩnh vực ngành quản lý.

Căn cứ các Quyết định về phân cấp đầu tư của tỉnh, UBND thành phố Nam Định và UBND các huyện, các sở ngành có dự án đã tăng tính chủ động trong việc phê duyệt và triển khai các dự án đầu tư để phát triển hạ tầng kinh tế xã hội dựa trên khả năng cân đối ngân sách của địa phương.

- Về phân cấp trong việc giao kế hoạch vốn đầu tư phát triển:

Trên cơ sở kế hoạch đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước được thông báo hàng năm theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, UBND tỉnh đã chủ động xây dựng nguyên tắc, lập phương án phân bổ nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí (ngân sách địa phương), trình HĐND thông qua trước khi ra quyết định và thông báo cho từng dự án cụ thể.

Đối với nguồn vốn thu từ tiền sử dụng đất, ngoài 30% để lập Quỹ phát triển đất, 70% được điều tiết cho huyện, xã được hưởng theo quy định. Trong đó 20%

điều tiết cho huyện, thành phố được hưởng (10% để chi cho công tác quy hoạch, đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các công việc liên quan đến quản lý đất đai; 10% còn lại bố trí cho XDCB, GPMB,…); 50% điều tiết cho xã và thị trấn được hưởng (10% để chi cho công tác quy hoạch, đo đạc địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các công việc liên quan đến quản lý đất đai;

40% còn lại bố trí cho XDCB, GPMB,…).

Đối với nguồn vốn cân đối theo tiêu chí cho thành phố đô thị loại I trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng, thành phố Nam Định được chủ động phân bổ cho các dự án do thành phố làm chủ đầu tư.

Đối với nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW, trên cơ sở thông báo dự kiến vốn hàng năm của Bộ KH&ĐT, UBND tỉnh dự kiến phân bổ chi tiết cho từng dự án, trình HĐND thông qua trước khi báo cáo Bộ KH&ĐT. Khi nhận được Quyết định giao vốn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND tỉnh thông

báo vốn cho các chủ đầu tư của từng chương trình, dự án theo đúng quy định.

Nhìn chung việc phân cấp quản lý một phần nguồn vốn đầu tư phát triển, cụ thể là vốn NSĐP (Theo Quyết định 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN giai đoạn 2011-2015, nguồn vốn đầu tư trong cân đối theo tiêu chí của tỉnh Nam Định là 268 tỷ, được bố trí ổn định trong giai đoạn 2011-2015) đã tạo điều kiện cho tỉnh chủ động trong việc cân đối, bố trí vốn cho các ngành, lĩnh vực, các đơn vị hành chính cấp huyện phù hợp với điều kiện và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tuy nhiên, theo Quyết định 02/2007/QĐ-UBND về việc phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Nam Định, UBND các huyện có thẩm quyền chỉ được quyết định đầu tư đối với các dự án có tổng mức đầu tư dưới 5 tỷ đồng, đến ngày ngày 26/6/2012 UBND tỉnh có Quyết định số 933/QĐ- UBND về việc phân cấp đầu tư, UBND thành phố Nam Định được quyền quyết định đầu tư dự án dưới 15 tỷ đồng, như vậy là thấp so với tình hình hiện nay gây khó khăn cho các huyện (thành phố), không tạo tính chủ động trong việc quyết định đầu tư.

Mặt khác nhu cầu đầu tư xây dựng ở các ngành và các địa phương quá lớn, ngân sách địa phương rất hạn hẹp, việc đầu tư đồng thời nhiều dự án dàn trải, trong khi đó nguồn vốn chưa được bố trí kịp thời, dẫn đến tình trạng thực hiện quá lâu, kéo dài nhiều năm, nhiều công trình hoàn thành nhưng chưa có khả năng thanh toán dẫn đến nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư từ ngân sách hàng năm cho đầu tư xây dựng còn rất hạn hẹp, chỉ đáp ứng được từ 60- 70% nhu cầu, trong khi đó số lượng các dự án đầu tư do các đơn vị trình duyệt và đề xuất ngày càng nhiều, trên thực tế số lượng dự án được duyệt đã không phù hợp với khả năng cân đối.

Bảng 5: Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư XDCB bằng vốn NSNN các năm 2009 - 2013

Đơn vị: tỷ đồng

TT Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 2013

1

Về nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý đưa vào cân đối

2209,585 2928,497 3864,601 3574,752 4980,458 2 Số công trình bố trí kế

hoạch

371 399 424 317 221

- Số công trình chuyển tiếp 173 180 204 158 121

- Số công trình khởi công mới

160 174 190 145 88

3 Số công trình hoàn thành đưa vào sử dụng còn thiếu vốn thanh toán

38 45 30 14 12

4 Giá trị khối lượng thực hiện

2518,3 3311,45 4291,84 4806,39 6125,25

5 Số vốn còn thiếu để thanh toán khối lượng HT

308,72 382,952 427,234 1231,64 1144,79

(Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Nam Định)

Nguyên nhân của tình trạng nợ đọng vốn xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách là:

Giai đoạn trước năm 2011, nhiều chủ đầu tư còn tư tưởng cho rằng cứ có dự án được duyệt sử dụng vốn NSNN thì cứ triển khai xây dựng, không quan tâm nhiều đến khả năng cân đối vốn trong kế hoạch hàng năm, nếu thi công dàn trải vượt khối lượng được giao sẽ chờ xin vốn Nhà nước để bổ sung thanh toán, làm mất cân đối giữa mục tiêu đầu tư và khả năng cân đối vốn của kế hoạch năm sau. Nhiều công trình với lượng vốn bố trí quá ít nên với lượng vốn đó sẽ không đủ để hoàn thành một hạng mục. Việc bố trí vốn cho công tác GPMB, cho xây lắp, thiết bị và kiến thiết cơ bản khác trong một dự án còn chia đều theo tỷ lệ, trong khi chi trả cho tư vấn và

GPMB cần phải thực hiện trước vì tư vấn đã hoàn thành hợp đồng, đủ điều kiện thanh toán, công tác GPMB cần chi trả toàn bộ cho các hộ bị ảnh hưởng khi thu hồi đất.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)