CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH
3.3.5 Nâng cao chất lượng công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế dự toán xây lắp công trình
Để hạn chế những sai xót bất cập trong quá trình thực hiện dự án và trong quá trình khai thác sử dụng. Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án của các cấp, các ngành là giai đoạn rất quan trọng, là cơ sở để lựa chọn phương án để thực hiện đầu tư.
Khi lập một dự án, chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn phải tính toán và đưa ra các phương án. Sau đó chọn phương án có hiệu quả kinh tế - xã hội cao nhất (gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội). Nêu rõ sự cần thiết phải đầu tư, xác định sơ bộ về đất đai, công nghệ, điều kiện cung cấp vật liệu, thiết bị; tổng vốn đầu tư, các phương án huy động vốn, phương án quản lý - khai thác và sử dụng lao động, thời gian thực hiện... Dự án khả thi phải căn cứ vào quy hoạch phát triển KT-XH của tỉnh, của các địa phương. Dự án càng chi tiết khoa học và chính xác sẽ tạo điều kiện để lựa chọn phương án có hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu tình trạng thất thoát lãng phí. Cần tăng cường và chú trọng nâng cao chất lượng công việc trong các cơ quan thẩm định dự án. Theo quy định các dự án đầu tư khi thẩm định phải đảm bảo:
Thứ nhất, đúng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ của tỉnh và các ngành. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Thứ hai, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Khuyến khích và thu hút các nguồn vốn khác. Khai thác tốt tiềm năng lao động, tài nguyên, đất đai... đồng thời bảo vệ được môi trường sinh thái, xác định rõ các nguồn vốn sử dụng cho dự án.
Thứ ba, đầu tư xây dựng phải theo quy hoạch được duyệt. Lập dự án khoa học, hợp lý, tiên tiến, tiết kiệm vốn đầu tư.
Để thực hiện tốt công tác thẩm định dự án đòi hỏi phải có những cán bộ có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Có chế độ khen thưởng với những cán bộ làm tốt. Đồng thời quy trách nhiệm và xử lý kỷ luật nghiêm minh đối với những cán bộ đưa ra những kết quả thẩm định (hoặc quyết định) đầu tư sai, gây thiệt hại lớn về nguồn vốn và tài sản.
Chính vì đây là một trong những khâu quan trọng nhất ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đồng thời tránh tình trạng "xin cho", tránh dàn trải trong đầu tư; nhất thiết
các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp phải lưu ý: chỉ khi nào ban hành chủ trương cho phép tiến hành khảo sát, lập dự án thì khi đó mới cho phép chủ đầu tư tiến hành lập dự án, tránh tình trạng "tiền trảm hậu tấu". Khi thẩm định và phê duyệt, chỉ ưu tiên những dự án đã được bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Đặc biệt, khi lập dự án phải tính toán kỹ quy mô đầu tư, lường hết mọi khả năng, có tầm nhìn chiến lược, lâu dài;
tránh tình trạng vừa đầu tư xây dựng xong lại đập đi, xây lại, hoặc nâng cấp, cải tạo... gây lãng phí vốn đầu tư, gây bất bình cho nhân dân.
Đơn vị thẩm định dự án là cơ quan đầu mối giúp việc UBND tỉnh phải tham mưu kịp thời và đỡ mất thời gian trình sữa chữa, bổ sung khi UBND tỉnh không đồng ý một số nội dung trong văn bản thẩm định dự án.
* Khâu lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế kỹ thuật - dự toán cần lưu ý:
Thứ nhất, hồ sơ thiết kế có cơ sở khoa học, vừa hiện đại, mỹ quan, chất lượng và hiệu quả, vừa tiết kiệm vốn đầu tư, đồng thời đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn..
Thứ hai, dự toán lập phải cụ thể, rõ ràng về chủng loại vật liệu, đơn giá và hệ số. Áp dụng số hiệu định mức nào? Những định mức không có trong định mức của Nhà nước thì phải trình cho các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Khối lượng phải phù hợp với hồ sơ thiết kế.
Thứ ba, việc thẩm định và phê duyệt TK-DT của các cơ quan chức năng hoặc của chủ đầu tư phải đảm bảo tính trách nhiệm, chịu trách nhiệm và có trình độ nghiệp vụ cao. Thực hiện tốt các quy định về thẩm quyền thẩm định, phê duyệt TK- DT tại Nghị định số 12/2009/ NĐ-CP về quản lý dự án xây dựng công trình, Nghị định số 112/2009/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và các Thông tư hướng dẫn khác.
Thứ tư, các đơn vị tư vấn phải chịu trách nhiệm toàn diện đối với sản phẩm của mình. Gắn chặt trách nhiệm tư vấn với quá trình thực hiện dự án. Nếu chất lượng tư vấn thấp thì phải bồi thường.
3.3.6 Hoàn thiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu xây dựng
Khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức, chống phá giá trong đấu thầu. Công tác lập hồ sơ mời thầu phải ban hành các tiêu chí chuẩn mực, rõ ràng của hồ sơ mời
thầu. Mỗi một dự án đều có những tiêu chí chấm thầu một cách cụ thể và công khai.
Tránh tình trạng để chủ đầu tư và cơ quan lập hồ sơ mời thầu chỉ có một số ít nhà thầu đáp ứng. Áp dụng thống nhất hình thức hợp đồng từ khi mời thầu đến khi quyết toán gói thầu. Cần phải xử lý kiên quyết, thích đáng đối với những trường hợp vi phạm Luật đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu.
Giảm đến mức thấp nhất hình thức chỉ định thầu. Việc phân chia dự án thành các gói thầu phải được xác định khi thiết kế được phê duyệt để vừa đảm bảo phân chia phù hợp yêu cầu, quy trình thi công phù hợp khả năng cấp vốn đồng thời đảm bảo việc thực hiện gói thầu có tính khả thi. Tránh tình trạng phân chia nhỏ gói thầu theo kế hoạch phân bổ vốn để được chỉ định thầu gây rất nhiều tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả quản lý.
Rà soát lại các nhà thầu có năng lực yếu kém từ đó có biện pháp chế tài thích hợp. Cần phải xử phạt thật nghiêm các nhà thầu có hình thức gian lận trong đấu thầu như: mượn pháp nhân, mượn các nguồn năng lực... Tuỳ theo mức độ mà xử lý, nếu nặng thì cấm tham gia hoạt động vĩnh viễn, nhẹ thì cấm tham gia từ 3 đến 5 năm.
Nhà nước và Chính phủ đã nghiên cứu sửa đổi thay thế Luật Đấu thầu và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu cũ bằng Luật số 43/2013/QH13 và Nghị định số 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu, tuy nhiên tại quy định mới này vẫn còn một số nội dung chưa thật cụ thể rõ ràng, nhiều nội dung vẫn còn bất cập với các văn bản quy định khác về đầu tư XDCB. Trong đó vẫn chưa quy định cụ thể mức "giá sàn" của từng loại hình dự án (công trình giao thông, hạ tầng kỹ thuật, công trình thuỷ lợi, công trình xây dựng dân dụng...). Tránh tình trạng các nhà thầu không tính toán cụ thể, hoặc do lý do cạnh tranh không bình đẳng mà giảm giá dự thầu quá thấp làm ảnh hưởng đến tiến độ, đến chất lượng công trình.
Tăng cường tính bảo mật của tài liệu đấu thầu; quản lý chặt chẽ quy trình thực hiện đấu thầu; tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu.
Khi thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, chủ đầu tư phải mời các chuyên gia của các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan (về kỹ thuật, tài chính, pháp lý...) tham
gia; tránh tình trạng thành lập các cá nhân, tổ chức trực thuộc hoặc có cùng quyền lợi, hoặc ở trong "tầm kiểm soát" của chủ đầu tư; từ đó làm sai lệch, điều chỉnh theo ý muốn của chủ đầu tư. Làm cho chất lượng công tác đấu thầu không cao, thiếu minh bạch, công bằng.
Để nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, chấm thầu cần quan tâm đến một số khía cạnh như sau:
Đơn giản hoá thủ tục hành chính trong đấu thầu:Ban hành các mẫu văn bản về kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu tương ứng với mỗi loại hình công tác đấu thầu để CĐT và các bên có thể nhanh chóng thực hiện các thủ tục của mình;
Quy định rõ điều kiện áp dụng từng loại hợp đồng, khuyến khích áp dụng loại hợp đồng trọn gói để hạn chế phát sinh cả về đơn giá lẫn khối lượng, nên khuyến khích thực hiện một loại hợp đồng đó là hợp đồng trọn gói theo giá khoán gọn. Tất cả các phát sinh đều phải được phân tích đánh giá của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, làm rõ nguyên nhân và đề ra giải pháp xử lý phù hợp đảm bảo tính hiệu quả. Trường hợp có phát sinh lớn phải đấu thầu lại.
Nâng cao trách nhiệm của nhà thầu trong việc thực hiện hợp đồng bằng việc tăng tỷ lệ bảo lãnh lên một mức độ nào đó trong thực hiện hợp đồng, có quy định xử phạt khi vi phạm hợp đồng một cách cụ thể.
Đổi mới thủ tục xét thầu: Đối với loại đấu thầu mua sắm hoặc xây lắp, thống nhất hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu theo mẫu chung, nhà thầu chỉ điền thông tin theo mẫu yêu cầu của bên mời thầu (bên mời thầu đã ký tên, đóng dấu), nhằm đơn giản thủ tục và chính xác hoá khi đánh giá kết quả đấu thầu, hạn chế tiêu cực, không khách quan có thể xảy ra.
Để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu, cần sớm ban hành các quy định, chế tài về chống phá giá trong đấu thầu. Cụ thể: đối với các gói thầu trúng giá với giá thấp đến 10% so với giá gói thầu thì cần có các quy định cụ thể đối với các trường hợp này, cần thiết phải nâng cao mức tiền bảo lãnh thực hiện hợp đồng cao hơn so với quy định (có thể tăng lên đến 20%) để ràng buộc và nâng cao trách nhiệm nhà thầu trúng thầu, nhằm nâng cao chất lượng công trình xây dựng;
Tổ chức chặt chẽ kiểm tra, thanh tra đấu thầu, kiểm tra kỹ hồ sơ mời thầu, kết hợp tiền kiểm và hậu kiểm trong giám sát quá trình xét thầu; phải có chế tài cụ thể để chống tiêu cực trong đấu thầu, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm quy chế đấu thầu.
Bải bỏ các nội dung không phù hợp như: bán hồ sơ mời thầu đến trước thời điểm đóng thầu. Đây là một điều không khả thi và dễ gây thông đồng, móc ngoặc trong đấu thầu...
3.3.7- Hoàn thiện công tác lập hồ sơ hoàn công quyết toán công trình.
Tình trạng các nhà thầu thường chỉ trú trọng đến công tác chỉ đạo thi công ngoài hiện trường và thanh toán giai đoạn hoàn thành, sau khi công trình hoàn thành chưa thực sự trú trọng và bố trí cán bộ lập và hoàn chỉnh hồ sơ nghiệm thu, hồ sơ hoàn công quyết toán công trình dẫn đến công trình thi công hoàn thành theo tiến độ, nhưng thời gian lập hồ sơ hoàn công quyết toán kéo dài làm ảnh hưởng đến công tác phê duyệt quyết toán, bố trí nguồn vốn và giải ngân công trình. Để khắc phục tình trạng trên cần có những giải pháp chính như sau:
- Về phía nhà thầu: Phải có cán bộ chuyên trách trực tiếp ở ngoài hiện trường giúp việc cho chỉ huy trưởng công trình chuyên lập các hồ sơ pháp lý liên quan đến việc thi công và nghiệm thu. Yêu cầu cán bộ chuyên trách phải có bằng kỹ sư trở lên, đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, phải có tính cẩn thận thật chi tiết tỷ mỷ .
Hàng ngày phải hoàn thiện ngay các thủ tục biên bản, văn bản pháp lý, khối lượng xây lắp hoàn thành để trình tư vấn giám sát ký xác nhận sau mỗi ngày thi công (hồ sơ gồm: nhật ký thi công phải chi tiết đầy đủ rõ ràng, khối lượng xây lắp hoàn thành, hồ sơ bản vẽ hoàn công các hạng mục công việc lấp kín kèm theo, hồ sơ biên bản nghiệm thu, biên bản xử lý kỹ thuật hiện trường nếu có).
Hàng tháng, hàng quý, hàng năm (nếu có) nhà thầu phải tổng hợp được bảng tổng hợp giá trị các khối lượng hoàn thành, danh mục các hạng mục công việc hoàn thành để tư vấn giám sát và cơ quan chủ đầu tư kiểm tra ký xác nhận làm cơ sở thanh quyết toán công trình.
- Về phía cơ quan chủ đầu tư, tư vấn giám sát: Cơ quan chủ đầu tư phải lựa chọn những cán bộ, cá nhân tham gia quản lý giám sát thi công phải là người có trách nhiệm, có năng lực và kinh nghiệm đúng với chuyên môn, có phẩm chất đạo đức tốt, có chứng chỉ hành nghề theo quy định.
Yêu cầu thực hiện nghiêm túc công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định của nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
Thường xuyên có mặt tại hiện trường để kiểm tra giám sát quản lý chất lượng công trình và phát hiện kịp thời những bất cập thiếu xót trong hồ sơ thiết kế để báo cáo người có thẩm quyền giải quyết điều chỉnh bổ sung cho kịp thời.
Phải kiểm tra đôn đốc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý đối với việc chấp hành công tác quản lý chất lượng của nhà thầu thi công, có trách nhiệm báo cáo kịp thời với cơ quan chủ đầu tư quản lý dự án về tiến độ và tình hình triển khai công việc, trong đó có những nhận xét sơ bộ về việc áp dụng các quy trình, quy phạm trong quá trình tổ chức thực hiện, đồng thời lên kế hoạch của những công việc sắp triển khai tiếp theo.
Mỗi một dự án, công trình tùy vào đặc điểm quy mô cấp công trình cơ quan chủ đầu tư, tư vấn giám sát cần phải xây dựng và ban hành hệ thống quy trình quản lý chất lượng, quy trình nghiệm thu từ đó làm cơ sở để các bên kiểm tra theo dõi và thực hiện, đồng thời trước khi triển khai thi công phải thống nhất được với nhà thầu về quy trình thi công và các biểu mẫu biên bản nghiệm thu để yêu cầu nhà thầu thực hiện.
Khi công trình hoàn thành nhà thầu phải khẩn trương phối hợp với tư vấn giám sát, cơ quan chủ đầu tư tiến hành xác định khối lượng trên hiện trường và hoàn chỉnh các thủ tục còn thiếu để làm cơ sở hoàn công quyết toán công trình.
Thời gian nhà thầu nộp hồ sơ hoàn công quyết toán cho cơ quan chủ đầu tư phải đúng thời gian quy định trong hợp đồng đã ký.
- Về phía cơ quan đại diện chủ đầu tư quản lý dự án: Có quy định rõ ràng trong hợp đồng về các điều khoản do nhà thầu thi công chậm tiến độ, chậm lập hồ
sơ hoàn công quyết toán công trình. Nếu như nhà thầu nào nhiều lần chậm tiến độ thi công, quyết toán có văn bản báo cáo chủ đầu tư, cấp có thẩm quyền cương quyết không cho tham gia thực hiện các dự án tiếp theo trên địa bàn tỉnh.
- Về phía chủ đầu tư: Có chế tài và xử phạt những nhà thầu vi phạm hợp đồng về quản lý chất lượng, vi phạm tiến độ và chậm lập hồ sơ hoàn công quyết toán công trình.
Không bố trí nguồn vốn xây lắp cho những dự án chậm lập hồ sơ hoàn công quyết toán công trình và hồ sơ quyết toán chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Kiên quyết không cho các nhà thầu yếu kém về năng lực thi công và chậm hoàn thành hồ sơ quyết toán công trình tham gia thực hiện các dự án, gói thầu trên địa bàn tỉnh nam định, đồng thời thông báo trên trang thông tin điện tử của Tỉnh những nhà thầu thi công không đảm bảo tiến độ và quyết toán chậm so với hợp đồng đã ký.