PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 91 - 96)

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NAM ĐỊNH

3.2. PHƯƠNG HƯỚNG CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ VÀ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NAM ĐỊNH

Thực hiện chuyển đổi hướng tới nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò của Nhà nước trong quản lý phát triển kinh tế - xã hội đã và đang được Đảng và Nhà nước ta làm rõ hơn theo hướng giảm sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào các hoạt động kinh tế. Trong đó, Nhà nước ngày càng được hoàn thiện theo hướng cung cấp những dịch vụ và hàng hóa công, tạo môi trường thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển; thực hiện đầu tư phát triển những lĩnh vực mà khu vực tư không có điều kiện, hoặc “không muốn” đầu tư.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Nam Định trở thành một tỉnh công nghiệp vào 2020, với hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại và đồng bộ gắn liền với sự phát triển kết cấu hạ tầng của Vùng đô thị trung tâm Nam Đồng bằng sông Hồng; Nâng cao tiềm lực và sức cạnh tranh của toàn nền kinh tế, hội nhập thành công, nắm bắt những cơ hội thuận lợi do hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhằm phát triển kinh tế – xã hội nhanh, nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh, cần xác định rõ những trọng điểm đầu tư trong giai đoạn tới, đồng thời xác định rõ vai trò của Nhà nước trong các hoạt động đầu tư đó.

Dự kiến, từ nay tới 2020 và định hướng các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm đến năm 2030 như sau:

a. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng của một tỉnh công nghiệp có trình độ phát triển trong số các tỉnh hàng đầu cả nước:

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống đường bộ hiện đại theo tiêu

chuẩn quốc tế;

- Đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị theo tiêu chuẩn của đô thị văn minh, hiện đại;

- Hoàn thành cơ bản mạng lưới giao thông nông thôn theo hướng hình thành các cụm điểm dân cư văn minh hiện đại;

- Thực hiện đầu tư phát triển hệ thống bưu chính viễn thông với công nghệ và trình độ hiện đại ngang tầm khu vực.

b. Kêu gọi và xúc tiến các dự án đầu tư lớn trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ:

- Tiếp tục báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để phê duyệt Đề án thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ. Xây dựng hạ tầng KKT Ninh Cơ theo hướng đồng bộ, hiện đại để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

- Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng các khu công nghiệp đã được thành lập;

kêu gọi đầu tư phát triển một số khu công nghiệp mới và ổn định mạng lưới các khu công nghiệp vào các giai đoạn đến 2020;

- Kêu gọi và xúc tiến đầu tư các dự án phát triển công nghiệp có công nghệ hiện đại, suất đầu tư lớn, công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến máy phục vụ phát triển nông lam nghiệp và thủy sản, công nghiệp chế biến nguyên liệu tại chỗ (các nguồn nguyên liệu tự nhiên và từ nông, lâm nghiệp) trong các khu kinh tế, khu công nghiệp đã được xác định.

- Kêu gọi các nhà đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghiệp mới trên cơ sở khai thác nguồn nhân lực tại chỗ và thị trường bên ngoài do các điều kiện thuận lợi về giao thương mang lại.

- Kêu gọi đầu tư phát triển công nghiệp đóng tàu, điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm cả công nghiệp phần cứng và công nghiệp phần mềm,...

- Kêu gọi và xúc tiến đầu tư phát triển một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thương mại, du lịch:

- Đầu tư hình thành các trung tâm thương mại và dịch vụ tài chính, tín dụng áp dụng các công nghệ hiện đại trong các hoạt động dịch vụ.

- Hình thành các dự án đầu tư phát triển du lịch trọng điểm quốc gia và quốc

tế trên cơ sở kết hợp phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khai thác và bảo tồn các di tích lịch sử cách mạng, phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí chất lượng cao...

c. Đầu tư phát triển nông nghiệp

Xây dựng các chương trình ứng dụng kỹ thuật công nghệ mới trong canh tác nông nghiệp, theo hướng phát triển các sản phẩm phục vụ thị trường Hà Nội và xuất khẩu. Đầu tư nâng cấp, ổn định hệ thống hạ tầng thủy lợi, kiên cố hóa đê biển.

d. Hình thành các chương trình đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các dự án trọng điểm trong các lĩnh vực phát triển xã hội:

- Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các cơ sở giáo dục, đào tạo; nghiên cứu khoa học và công nghệ;

- Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các thiết chế văn hóa xã hội;

- Xây dựng và thực hiện chương trình đầu tư hiện đại hóa các cơ sở y tế, chăm sóc sức khoẻ;

- Hình thành các chương trình đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ.

- Xây dựng chương trình bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, đặc biệt là bảo vệ nguồn tài nguyên nước, môi trường nước liên quan đến sông Đáy, Sông Hồng, Sông Sông Đào, Sông Ninh Cơ...

e. Xây dựng chương trình hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa Nam Định với thành phố Hà Nội và các tỉnh trong vùng.

f. Xây dựng chương trình nông thôn mới.

3.2.2. Hệ thống quan điểm hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư XDCB bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước:

3.2.2.1- Lấy mục tiêu nâng cao chất lượng quản lý dự án đầu tư xây dựng và hiệu quả của việc sử dụng vốn đầu tư để định hướng và xác lập các giải pháp hoàn thiện. Các quan điểm đó là:

Một là, Quản lý dự án phải tuân thủ những quy định của Pháp luật, đảm bảo tính hợp pháp: quan điểm này cho rằng, DAĐT được hình thành và thực hiện phải

tuân thủ những quy định của pháp luật; hệ thống các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức và đơn giá là những căn cứ cần thiết để lập và thẩm định phê duyệt dự án. Cơ quan chủ đầu tư phải tiến hành kiểm tra, xem xét dự án đảm bảo những nội dung trong từng quá trình thực hiện đúng với các quy định của pháp luật ( như dự án phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn tiêu chuẩn, chất lượng hiệu quả , minh bạch trong quá trình giao nhận thầu,…)

Hai là, Quản lý dự án phải được đảm bảo xem xét kỹ lưỡng, đánh giá toàn diện các nội dung trong từng giai đoạn thực hiện của dự án: quan điểm này cho rằng, dù dự án sử dụng nguồn vốn nào ? quy mô hình thức như thế nào ? thì DAĐT cũng phải tiến hành qua ba giai đoạn: Chuẩn bị đầu tư – Thực hiện đầu tư – Kết thúc đầu tư. Ba giai đoạn này không thể tách rời riêng biệt nhau mà có mối liên hệ mật thiết với nhau. Kết quả của giai đoạn trước ảnh hưởng đến kết quả của giai đoạn sau. Do đó, yêu cầu công tác quản lý dự án cần phải phân tích đánh giá các nội dung của dự án một cách toàn diện cho cả các giai đoạn.

Ba là, Quản lý dự án phải được hoàn thiện theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa: quan điểm này yêu cầu mỗi nội dung trong công tác QLDA phải được phân cụ thể cho những người có trình độ chuyên môn và năng lực kinh nghiệm để phát huy tính chuyên nghiệp. Luôn chú trọng đầu tư phát triển khoa học công nghệ, trong đó khuyến khích việc tăng cường áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ vào công tác QLDA. Công tác quản lý DAĐT xây dựng cần phải được nhận thức đầy đủ và phải được xem là một trong những nội dung quan trọng nhất, phải mang tính chuyên nghiệp của một “nghề” thực sự.

Bốn là, Quản lý dự án phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong hệ thống tổ chức thực hiện dự án: Quan điểm này yêu cầu để thực hiện dự án thành công thì các chủ đầu tư, các ban quản lý dự án xây dựng công trình phải có mối liên hệ mật thiết để giải quyết hài hòa các mối quan hệ trong quá trình thực hiện dự án mà các bên tham gia dự án ( nhưcác Sở, Ban ngành, Cơ quan chức năng của tỉnh và chính quyền địa phương có dự án đi qua, các đơn vị nhà thầu, Tư vấn, và các mối quan hệ khác…). Các mối quan hệ này “tương tác- va chạm” lẫn nhau. Chỉ có thể

giải quyết hài hòa các mối quan hệ nói trên nếu công tác quản lý của các chủ đầu tư, các Ban QL nâng lên tầng chuyên nghiệp. Đòi hỏi các chủ đầu tư, các Ban QL ngoài giỏi chuyên môn nghiệp vụ còn phải năng động sáng tạo xử lý tình huống, mềm dẻo uyển chuyển trong quan hệ ứng xử đối tác.

Năm là, Quản lý dự án phải đảm bảo tính kịp thời, nắm bắt cơ hội đầu tư có hiệu quả: Quan điểm này yêu cầu đối với vấn đề thời gian, đòi hỏi công tác QLDA phải kịp thời phát hiện sử lý những sai xót, yếu kém trong từng giai đoạn để tiếp tục thực hiện, đồng thời phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sự ra đời chậm sản phẩm dự án sẽ mất đi cơ hội tốt và có thể phát sinh nhiều chi phí không cần thiết ( như: tăng chi phí nguyên vật liệu, chi chí nhân công, máy thi công…). Ngược lại , nếu thời gian QLDA quá ngắn khi đó không đảm bảo chất lượng công trình ( thẩm định ẩu, thi công ẩu không đúng quy trình…) Do vậy đối mỗi dự án phải có kế hoạch thật cụ thể, chi tiết cho từng giai đoạn thực hiện để đảm bảo được chất lượng công trình cũng như hiệu quả vốn đầu tư.

Sáu là, Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được thể hiện ở các khâu của quá trình đầu tư và giai đoạn khai thác vận hành công trình, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu tài chính như nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư…

3.2.2.2 Trên cơ sở phân tích các tồn tại để đưa ra các giải pháp hoàn thiện.

Các giải pháp hoàn thiện được đưa ra phải trên cơ sở phân tích những tồn tại hạn chế hiện nay trong quá trình quản lý dự án của các chủ đầu tư, các ban quản lý trên địa bàn tỉnh Nam Định, và vận dụng những kinh nghiệm quốc tế, khu vực, nhưng đảm bảo phù hợp với điều kiện cụ thể của nền kinh tế và pháp luật hiện hành của nhà nước Việt nam.

Như vậy với quan điểm trên, các giải pháp hoàn thiện phải được xây dựng trên cơ sở đáp ứng được việc giải quyết những vấn đề bất cập cụ thể trong quá trình thực tế thực hiện đầu tư xây dựng trong thời gian qua, các giải pháp phải đảm bảo giải quyết được vấn đề yếu kém trong công tác quản lý.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)