Tài nguyên nước của các địa phương trên lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên và xã hội các nguồn thải nguồn gây ô nhiễm làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực sông la ngà tỉnh bình thuận (Trang 26 - 29)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ TỈNH BÌNH THUẬN 1.1. Đặc điểm tự nhiên trên toàn lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận

1.2. Hiện trạng tài nguyên môi trường trên lưu vực sông La Ngà

1.2.2. Tài nguyên nước của các địa phương trên lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận

a. Huyện Đức Linh

Nước mặt

Sông La Ngà: Đây là con sông chính lớn nhất của huyện và cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, là phụ lưu cấp 1 của hệ thống sông Đồng Nai bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh tỉnh Lâm Đồng. Lưu lượng trung bình vào mùa mưa từ 65 - 190 m3/s, tháng kiệt nhất 7,37 m3/s.

Nước ngầm

Theo tài liệu địa chất thuỷ văn tỉnh Bình Thuận cho thấy: Nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện dồi dào và khá phong phú. Ở những nơi có địa hình thấp nước ngầm nông chất lượng tốt nên hầu hết các hộ nông dân tự đào giếng lấy nước sử dụng. Riêng vùng đồi gò của thị trấn Đức Tài, Võ Xu và xã Đức Hạnh tầng nước ngầm sâu và trữ lượng ít, một số nơi bị nhiễm phèn.

b. Huyện Tánh Linh

Nước mặt

Sông La Ngà là con sông chính, lớn nhất của huyện (chiều dài khoảng 50 Km, diện tích lưu vực khoảng 417,4 km2) và cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, là phụ lưu cấp 1 của hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ dãy núi của cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) cao trên 1.300m chảy từ thượng nguồn xuống đến huyện Tánh Linh theo hướng Bắc - Nam, sau đó bị chắn bởi núi Ông và núi Dangruin và đổi hướng Đông - Tây.

Nước ngầm

Theo tài liệu địa chất thuỷ văn tỉnh Bình Thuận cho thấy nước ngầm tồn tại trong đất của huyện Tánh Linh ở các dạng sau:

- Tầng chứa nước của các bồi tích (cát, cuội, sỏi) thường thấy ở các thềm sông, suối lớn và các vùng phụ cận, có tính thềm nước khá cao, năng xuất khai thác nước an

20

toàn mỗi giếng trong tầng nước này biến động từ 2m3 - 15m3/giờ. Nước thuộc loại siêu nhạt (độ khoáng M = 0,1 mg/l)

-Các tầng chứa của đá phun trào Bazan có lỗ hổng và nứt nẻ lớn, có khả năng thấm nước tốt nhưng bề dày không lớn nên chứa nước không nhiều lắm. Năng suất khai thác an toàn từ 1 - 2 m3/h cho mỗi giếng. Nước thuộc loại nhạt (độ khoáng M = 0,1 - 0,5 mg/l) và siêu nhạt (độ khoáng M < 0,1 mg/l)

Về trữ lượng nước, nhờ ảnh hưởng thâm nhập của sông La Ngà nên nhìn chung nguồn nước dưới đất ở huyện Tánh Linh khá dồi dào, có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu đời sống và sản xuất.

c. Huyện Hàm Thuận Bắc

Hệ thống sông ngòi của huyện Hàm Thuận Bắc hầu hết bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh. Do địa hình dốc nên đa số sông ngòi của huyện ngắn, dốc và hẹp thường chảy xiết vào màu mưa và khô cạn vào mùa khô. Với tổng chiều dài sông ngòi của huyện là 433,42 km, tổng lưu lượng trung bình đạt 289 triệu m3/năm và diện tích lưu vực 1.050 km2 giúp cho tưới tiêu hàng chục ngàn ha gieo trồng lúa nước của huyện.

Tiềm năng nước ngầm của huyện không lớn nhưng vẫn có thể đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân ở một số khu vực.

Theo tài liệu điều tra của chương trình nước sinh hoạt nông thôn, tiềm năng nước ngầm trên địa bàn huyện không phong phú, chỉ có khả năng khai thác đáp ứng một phần cho nhu cầu sinh hoạt. Trữ lượng nước ngầm cũng biến đổi theo từng vùng và từng khu vực được phân bố như sau:

- Tầng nước dưới đất cát đỏ được đánh giá là có trữ lượng khá nhất trong huyện, chủ yếu khai thác ở độ sâu từ 50 - 100m. Tùy theo từng nơi, trung bình mỗi giếng có thể khai thác từ 2 - 4m3/giờ (tương đương khoảng 50 - 100m3/ngày.đêm).

- Tầng chứa nước ở các thung lũng và vùng tam giác các cửa sông có tiềm năng đứng thứ hai sau tầng nước dưới đất cát đỏ. Tầng nước này có sự biến đổi khá lớn theo cấu trúc tầng địa chất ở từng khu vực. Chất lượng nước không sạch, cần được xử lý trước khi đưa vào sử dụng trong sinh hoạt.

Các tầng chứa nước trầm tích: Phân bố chủ yếu ở vùng đồi gò, khả năng chứa nước kém (phụ thuộc vào mức độ nứt nẻ của tầng đá Mácma). Khả năng khai thác

21

trung bình mỗi giếng khoảng 0,5m3/giờ, nhưng ở các vị trí đứt gãy có thể khai thác đạt lưu lượng cao hơn.

Nhìn chung nguồn nước của huyện khá dồi dào, có thể đảm bảo chủ động cung cấp đủ nước cho sản xuất và sinh hoạt nếu được đầu tư đầy đủ để xây dựng các công trình thủy lợi kết hợp lớn, vừa và nhỏ. Nhưng dễ úng lụt vào mùa mưa, gây sạt lở đất nếu không tổ chức tốt tái sinh và trồng rừng chống xói mòn đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

22

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên và xã hội các nguồn thải nguồn gây ô nhiễm làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực sông la ngà tỉnh bình thuận (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)