Cơ chế, chính sách và hiện trạng quản lý môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên và xã hội các nguồn thải nguồn gây ô nhiễm làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực sông la ngà tỉnh bình thuận (Trang 149 - 153)

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ 3.1. Hiện trạng chất lượng nước trên lưu vực sông La Ngà

3.5. Cơ chế, chính sách và hiện trạng quản lý môi trường

UBND tỉnh Bình Thuận ban hành Chương trình hành động số 47/2006/QĐ- UBND thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị (khóa IX) “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” nhằm triển khai thực hiện mục tiêu, các nhiệm vụ và giải pháp đề ra tại Nghị quyết số 41-NQ/TW; Ban Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Bình Thuận ban hành Chỉ thị số 29-CT/TW nhằm ngăn ngừa hiệu quả, hạn chế, khắc phục ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường, bảo vệ và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên; nâng cao ý

143

thức tham gia BVMT và cải thiện chất lượng môi trường sống của cộng đồng; kết hợp chặt chẽ và hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.

Bên cạnh đó, công tác BVMT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận được triển khai tập trung theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại các Quyết định, Kế hoạch, văn bản chỉ đạo như:

- Quyết định số 3287/QĐ-UBND ngày 17/11/2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 29-CT/TW của Ban bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị (khoá IX) ngày 15 tháng 11 năm 2004 về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước;

- Quyết định số 752/QĐ-UBND ngày 05/4/2010 ban hành Kế hoạch bảo vệ môi trường sông La Ngà trên địa bàn tỉnh nằm trong lưu vực sông Đồng Nai đến năm 2010;

- Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND về việc ban hành quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận;

- Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 về phân công quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 47/2013/QĐ-UBND ngày 16/10/2013 về việc ban hành Quy chế bảo vệ môi trường nước lưu vực sông La Ngà trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Kế hoạch số 3340/KH-UBND ngày 22/8/2013 kế hoạch thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.

3.5.2. Hiện trạng quản lý môi trường

Đến nay, việc triển khai nhiệm vụ quản lý Nhà nước về BVMT trên địa bàn tỉnh Bình Thuận mới triển khai ở 02 cấp: tỉnh và huyện. Trên cơ sở chỉ đạo của UBND Tỉnh tại Quyết định số 39/2013/QĐ-UBND ngày 30/8/2013 ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý và BVMT trên địa bàn tỉnh, các Sở, ngành, đơn vị có liên quan và địa phương tập trung triển khai nhiệm vụ theo trách nhiệm được phân công. Trong từng ngành, lĩnh vực đều thực hiện lồng ghép công tác quản lý và BVMT, đưa việc thực hiện công tác BVMT thành một tiêu chí trong quá trình triển khai các nhiệm vụ

144

trong ngành. Đồng thời, tập trung tăng cường phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật về BVMT đối với cán bộ, cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của ngành; kiểm tra, giám sát việc thực hiện BVMT đối với các đối tượng trong lĩnh vực ngành quản lý. Bên cạnh đó, các chiến lược, quy hoạch của ngành đều có sự quan tâm, đánh giá môi trường chiến lược, xem xét ảnh hưởng đối với môi trường nhằm đề xuất giải pháp, cũng như thay đổi kịp thời phương án trước khi triển khai thực hiện.

Nhận thức của quần chúng nhân dân, tổ chức, cá nhân doanh nghiệp trong công tác BVMT đã chuyển biến đáng kể, góp phần vào việc giữ vững tình hình an ninh chính trị và đảm bảo môi trường, an ninh xã hội ở địa phương.

Tăng cường các đợt kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện các biện pháp BVMT đối với cơ sở trên địa bàn tỉnh, trên địa bàn lưu vực sông La Ngà trong đó tập trung các cơ sở chế biến cao su, tinh bột mỳ, cơ sở chăn nuôi heo và các cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm cao, các điểm nóng về môi trường, các nguồn gây ô nhiễm theo Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT và Thông tư số 04/2012/TT-BTNMT. Kiên quyết xử lý các vi phạm của các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, kể cả đề xuất hình thức ngừng sản xuất, di dời và yêu cầu tăng cường đầu tư xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn.

Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát, đo đạc lấy mẫu các điểm nóng về môi trường có khiếu kiện trên địa bàn tỉnh, khu vực giáp ranh 02 tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận; thường xuyên giám sát các cơ sở khai thác cát trên lưu vực sông La Ngà, đình chỉ khai thác đối với các khu vực có nguy cơ sạt lở và yêu cầu các cơ sở khai thác khắc phục các đoạn sông bị sạt lở do hoạt động khai thác cát của đơn vị mình gây ra.

Hàng năm, UBND tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt danh mục và biện pháp các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, trong đó có các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại 03 huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Thuận Bắc nằm trên lưu vực sông La Ngà tập trung vào các loại hình hoạt động như chăn nuôi heo, chế biến mủ cao su, bệnh viện đa khoa, bãi rác.

Thực hiện công tác quan trắc theo dõi hiện trạng môi trường trên địa bàn tỉnh, trên địa bàn các huyện nằm trên lưu vực sông La Ngà thường xuyên (04 đợt/năm) theo

145

đúng quy hoạch tại mạng lưới quan trắc giai đoạn 2011 - 2020 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

146

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên và xã hội các nguồn thải nguồn gây ô nhiễm làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực sông la ngà tỉnh bình thuận (Trang 149 - 153)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)