CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ 3.1. Hiện trạng chất lượng nước trên lưu vực sông La Ngà
3.1.1. Hiện trạng chất lượng nước mặt
Kết quả lấy mẫu và phân tích của các đợt tháng 11/2011 và tháng 5/ 2012 và các đợt bổ sung trong năm 2013, tại 40 vị trí (trong bảng 3.1) cho thấy các thông số môi trường có thông số TSS thay đổi khá cao suốt cả tuyến khảo sát. Kết quả phân tích nước mặt theo mẫu M1.1, M1.2, M1.3, M1.4, M1.5; Đây là những mẫu nước được lấy trong khu vực khu dân cư Xã Đông Giang, La Dạ Huyện Hàm thuận Bắc có dấu hiệu ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đổ trực tiếp vào sông. Các mẫu M116, M1.17, M1.18, M1.19, M1.20 dấu hiệu ô nhiễm cao. Đặc biệt là tại vị trí bến xà lan khai thác cát cách phà thôn 8 Gia An Tánh linh (11o9’54’’; 107o39’38’’), COD: 18,22 mg/l (gấp hai lần tiêu chuẩn cho phép); Tổng dầu mỡ cao hơn từ 20 lần đến 60 lần so với tiêu chuẩn cho phép. (Phụ lục 1, phụ lục 3, phụ lục 4).
Bảng 3.1. Vị trí địa điểm lấy mẫu môi trường trên lưu vực sông La Ngà TT Ký
hiệu Tên địa điểm Xvn2000 Yvn2000
1 M1 Cầu treo La Ngà (Đông Giang -
Hàm Thuận Bắc 494831 1240883
2 M2 Khu dân cư xã Đông Giang - HTB 496802 1241313 3 M3 Bến lấy nước xã Đông Giang -
HTB 499077 1241221
4 M4 Nhà máy nước La Ngâu - Tánh
Linh 477749 1234439
5 M5 Thượng lưu cách nhà máy nước La
Ngâu 1.5km 477022 1235422
6 M6 Hạ lưu cách nhà máy nước La
Ngâu 1.5km 477385 1233425
7 M7 Dưới đập xả nước nhà máy thủy
điện Đa Mi 481736 1240688
115
8 M8 Trạm bơm Tà pao, Đồng Kho -
Tánh Linh 472378 1232353
9 M9 Phía thượng lưu trạm bơm Tà Pao
1.5km 473834 1232168
10 M10 Phía hạ lưu trạm bơm Tà Pao
1.5km 469677 1231741
11 M11 Bến lấy nước khu dân cư Tà Pao -
Tánh Linh 469435 1232080
12 M12 Bến Phà thôn 8, Gia An - Tánh
Linh 461883 1234638
13 M13 Khu khai thác cát cách Bến phà
thôn 8 1.5km 465126 1232023
14 M14 Hạ lưu (phía dưới) Bến phà thôn 8,
Gia An 2.0km 462913 1233152
15 M15 Bến lấy nước khu dân cư thôn 8,
Gia An - Tánh Linh 462732 1234729
16 M16 Bến xà lan khai thác cát cách phà
thôn 8, 3km 462977 1236203
17 M17 Cầu treo Vũ Hòa, Gia An - Tánh
Linh 456423 1235597
18 M18 Phía thượng lưu Cầu treo Vũ Hòa,
Gia An - Tánh Linh 1km 456356 1235225
19 M19 Hạ lưu Cầu treo Vũ Hòa, Gia An -
Tánh Linh 1km 456608 1238024
20 M20 Bến lấy nước khu dân cư Vũ Hòa
cách cầu treo 3km 457334 1235903
21 M21 Khu khai thác cát Vũ Hòa, Gia An -
Tánh Linh 460398 1235899
22 M22 Khu vực nhà máy gạch Vũ Hòa,
Tánh Linh 454937 1235968
23 M23 Bến lấy nước sát nhà máy gạch Vũ 454907 1236183
116 Hòa, Gia An, Tánh Linh
24 M24 Kênh dẫn nước sát cầu treo Vũ Hòa 457364 1236026 25 M25 Bến đậu xà lan khai thác cát Vũ
Hòa 456454 1235628
26 M26 Bến Gõ thị trấn Võ Xu - Đức Linh 455151 1237067 27 M27 Khu vực nuôi cá lồng bè cách bến
gõ về thượng lưu 1km 457335 1236843
28 M28 Khu vực nuôi cá lồng bè cách bến
gõ về thượng lưu 2km 457610 1238238
29 M29 Khu vực nuôi cá lồng bè cách bến
gõ về hạ lưu 1km 457096 1239990
30 M30 Khu vực nuôi cá lồng bè cách bến
gõ về hạ lưu 2km 456287 1240267
31 M31 Bến đò Tư Tề xã Đức Tín, Đức
Linh 442952 1235077
32 M32 Phía thượng lưu bến đò Tư Tề xã
Đức Tín, Đức Linh 2km 442073 1235589
33 M33 Phía hạ lưu bến đò Tư Tề xã Đức
Tín, Đức Linh 2km 440280 1233994
34 M34 Bến lấy nước khu dân cư Đức Tín,
Đức Linh 446906 1240804
35 M35 Phía hạ lưu bến lấy nước khu dân
cư Đức Tín, Đức Linh 1km 443451 1239458 36 M36 Bến lấy nước thôn 5 Trà Tân, Đức
Linh 438112 1226194
37 M37 Phía thượng lưu cách bến lấy nước
thôn 5 Trà Tân 1km 441056 1226588
38 M38 Phía hạ lưu cách bến lấy nước thôn
5 Trà Tân 1km 439114 1226960
39 M39 Bến lấy nước Xuân Thành Xuân
Lộc Đồng Nai 435224 1223803
117
40 M40 Phía thượng lưu cách Xuân thành
Xuân lộc Đồng Nai 1km 437831 1222133
Qua kết quả quan trắc chất lượng nước sông La Ngà trên địa bàn 3 huyện của lưu vực sông La Ngà (Phụ lục 4). Biểu thị một số thông số đặc trưng qua hình vẽ sau:
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn TSS nước sông La Ngà năm 2012
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn COD nước sông La Ngà năm 2012
118
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn BOD5 nước sông La Ngà năm 2012 Nhận xét
Dựa vào kết quả phân tích các thông số chất lượng nước có thể đánh giá diễn biến chất lượng nước sông La Ngà Bình thuận từ năm 2011- 2013 như sau:
Nhiệt độ: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì nhiệt độ khác nhau, nhiệt độ tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch khoảng từ 0,8- 1,10C. Tất cả các vị trí quan trắc trên toàn tuyến có nhiệt độ dạo động trong khoảng từ 23,2oC – 25,20C và nhiệt độ trung bình khoảng 24,10C (tháng 11/2011). Các giá trị quan trắc tháng 5/2012 nhiệt độ giao động 26,5oC đến 29 oC, Nhiệt độ trung bình 27,8oC. QCVN 08:2008/ BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt không có quy định về thông số nhiệt độ.
pH: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có pH khác nhau, pH tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch khoảng từ 0,4 – 0,7. Tất cả các vị trí quan trắc trên toàn tuyến có pH động trong khoảng từ 6,85 -8,21 và nằm trong giới hạn của quy chuẩn. Năm 2011 – 2013, giá trị pH có dấu hiệu giảm do ảnh hưởng của mưa làm thúc đẩy quá trình acid hóa các hợp chất trong đất.
Diến biến ô nhiễm bởi những tạp chất phù sa
Chất rắn lơ lửng: Hàm lượng chất rắn lơ lửng tại các vị trí quan trắc khác nhau thì khác nhau, tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch hàm lượng chất rắn lơ lửng khoảng từ 25 – 81,8 mg/l và tất cả các vị trí quan trắc trên toàn tuyến có hàm lượng chất rắn lơ lửng vượt giới hạn của quy chuẩn khoảng từ 1,9 – 21 lần.
119
Diễn biến ô nhiễm kim loại
Sắt tổng: Hàm lượng sắt tổng tại các vị trí quan trắc khác nhau thì khác nhau và mùa mưa hàm lượng sắt tổng thường cao hơn mùa khô. Tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch hàm lượng sắt khoảng từ 0,6 – 1,1 mg/l, hầu hết các vị trí quan trắc trên toàn tuyến đều có chung một xu thế là giảm dần từ năm 2012 – 2013 và đa số vượt giới hạn của quy chuẩn khoảng từ 1,04 – 1,23 lần.
* Diễn biến ô nhiễm hữu cơ
DO: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có hàm lượng DO khác nhau và có xu thế giảm hàm lượng DO do ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt của dân cư sống ven sông và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tất cả các vị trí quan trắc trên toàn tuyến, qua các năm có hàm lượng DO dao động trong khoảng 3,9 – 7,5 mg/l. Từ số liệu thực đo ta thấy DO trên lưu vực nhìn chung là khá tốt, phục vụ cho các mục đích sinh hoạt hay thủy lợi…
BOD: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có hàm lượng BOD khác nhau và có xu thế tăng hàm lượng BOD do ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt của dân cư sống ven sông và hoạt động sản xuất nông nghiệp.Tại cùng một vị trí quan trắc có sự chênh lệch hàm lượng BOD khoảng từ 1,6 – 5,2 mg/l, tất cả các vị trí quan trắc trên toàn tuyến có hàm lượng BOD dao động trong khoảng 3,97 – 12,32 mg/l vượt giới hạn của quy chuẩn. Năm 2011 - 2013, hàm lượng BOD có dấu hiệu gia tăng, khu vực khái thác cát và nuôi cá lồng bè và do ảnh hưởng của mưa kéo theo các hợp chất hữu cơ xuống kênh.
COD: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có hàm lượng COD khác nhau và có xu thế tăng hàm lượng COD từ phía đầu kênh cho đến cuối kênh do ảnh hưởng bởi chất thải sinh hoạt của dân cư sống ven kênh và hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch hàm lượng COD khoảng từ 1,46 – 11,76 mg/l và đa số các vị trí quan trắc trên toàn tuyến qua các năm có hàm lượng COD nằm trong giới hạn của quy chuẩn, ngoại trừ một số vị trí vượt giới hạn của quy chuẩn khoảng từ 1,07 -1,31 lần.
Diễn biến ô nhiễm chất dinh dưỡng (Amoni, nitrit, nitrat và phosphate).
Amoni: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có hàm lượng amoni khác nhau và có xu hướng tăng hàm lượng amoni từ phía đầu kênh cho đến cuối kênh. Tại cùng một
120
vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch hàm lượng amoni khoảng từ 0,016 – 0,63mg/l và đa số các vị trí quan trắc trên toàn tuyến qua các năm có hàm lượng amoni nằm trong giới hạn của quy chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT
Nitrit: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có hàm lượng nitrit khác nhau và có xu hướng tăng hàm lượng nitrit từ phía đầu kếnh cho đến cuối kênh. Tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch hàm lượng nitrit khoảng từ 0,0041 – 0,021 mg/l và tất cả các vị trí quan trắc trên toàn tuyến có hàm lượng nitrit nằm trong giới hạn của quy chuẩn.
Nitrat: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có hàm lượng nitrat khác nhau và tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch thấp về hàm lượng nitrat. Tất cả các vị trí quan trên toàn tuyến qua các năm có hàm lượng nitrat dao động trong khoảng 0,068 – 0,639 mg/l và nằm trong giới hạn của quy chuẩn. Năm 2011 -2013, hàm lượng nitrat có dấu hiệu gia tăng do ảnh hưởng của mưa kéo theo các hợp chất dinh dưỡng xuống kênh.
Phosphate: Tại các vị trí quan trắc khác nhau có hàm lượng phosphat khác nhau, tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch cao về hàm lượng phosphate và các vị trí quan trắc trên toàn tuyến qua các năm có hàm lượng phosphat trong giới hạn quy chuẩn. Năm 2012 -2013, hàm lượng phosphat có dấu hiệu suy giảm do hoạt động nuôi trồng trên toàn tuyến có chiều hướng giảm dần.
Diễn biến ô nhiễm vi sinh:
Coliform: Tại các vị trí quan trắc khác nhau thì có hàm lượng coliform khác nhau và mùa mưa hàm lượng coliform thường cao hơn mùa khô. Tại cùng một vị trí quan trắc qua các năm có sự chênh lệch cao về hàm lượng coliform. Hầu hết các vị trí quan trắc trên toàn tuyến qua các năm có hàm lượng coliform vượt giới hạn của quy chuẩn khoảng từ 2,31 – 13 lần
Diễn biến chất lượng nước trên toàn tuyến nghiên cứu; Giá trị phân tích tại các vị trí quan trắc trên toàn tuyến khác nhau thì khác nhau và tại những vị trí ven khu dân cư, tại vùng có các hoạt động kinh tế như khai thác cát, nuôi các lồng bè, nguồn nước bắt đầu bị ô nhiễm bởi các hợp chất hữu cơ (DO, BOD,COD), (pH, nhiệt độ), chất dinh dưỡng (amoni, nitrat, nitrit và phosphate) và ô nhiễm bởi kim loại (sắt ), hàm lượng tạp chất phù sa (TSS, độ đục) và ô nhiễm vi sinh (coliform).
121
Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu do chất thải sinh hoạt của các khu dân cư sống ven sông, hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia xúc, gia cầm dọc sông La Ngà và các yếu tố nhân tạo (mưa, địa hình và đất đai thổ nhưỡng).