CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG TRÊN LƯU VỰC SÔNG LA NGÀ 3.1. Hiện trạng chất lượng nước trên lưu vực sông La Ngà
3.1.5. Hiện trạng thu gom và xử lý chất thải rắn
Tại Việt Nam, hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn chưa được phát triển rộng rãi, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật còn hạn chế, phần lớn phương tiện thu gom chất thải rắn không đạt quy chuẩn kỹ thuật và không đảm bảo vệ sinh môi trường. Các điểm tập kết chất thải rắn (điểm hẹn, trạm trung chuyển) chưa được đầu tư xây dựng đúng mức, gây mất vệ sinh. Tại nhiều khu vực, hệ thống vận chuyển chưa đáp ứng nhu cầu vận chuyển chất thải rắn hàng ngày, gây tình trạng tồn đọng chất thải rắn trong khu dân cư. Nhìn chung, tất cả các giai đoạn quản lý chất thải rắn từ khâu thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý (chôn lấp, đốt) đều gây ô nhiễm môi trường.
Chất thải rắn không được thu gom, xử lý, thải vào kênh rạch, sông, hồ, ao gây ô nhiễm môi trường nước, làm tắc nghẽn đường nước lưu thông, giảm diện tích tiếp xúc của nước với không khí dẫn tới giảm DO trong nước. Chất thải rắn hữu cơ phân hủy trong nước gây mùi hôi thối, gây phú dưỡng nguồn nước làm cho thủy sinh vật trong nguồn nước mặt bị suy thoái. Chất thải rắn phân huỷ và các chất ô nhiễm khác biến đổi màu của nước thành màu đen, có mùi khó chịu.
Thông thường các bãi chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật có hệ thống đường ống, kênh rạch thu gom nước thải và các bể chứa nước rác để xử lý trước khi thải ra môi trường. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp hiện nay đều không được xây dựng đúng kỹ thuật vệ sinh và đang trong tình trạng quá tải, nước rò rỉ từ bãi rác được thải trực tiếp ra ao, hồ, kênh, rạch, rồi ra sông gây ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
Sự xuất hiện của các bãi rác lộ thiên tự phát cũng là một nguồn gây ô nhiễm nguồn nước đáng kể.Tại các bãi chôn lấp chất thải rắn, nước rỉ rác có chứa hàm lượng chất ô nhiễm cao (chất hữu cơ: do trong rác có phân súc vật, các thức ăn thừa...; chất thải độc hại: từ bao bì đựng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, mỹ phẩm). Nếu không được thu gom xử lý sẽ thâm nhập vào nguồn nước dưới đất gây
ô nhiễm môi trường nước nghiêm trọng.
125 3.1.5.1. Chất thải rắn sinh hoạt
Hiện nay, trên lưu vực sông La Ngà thuộc tỉnh Bình Thuận tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt thu gom chỉ khoảng 41 tấn/ngày chủ yếu thu gom tại các thị trấn, xã thuộc các huyện. Một số vùng vẫn còn gặp nhiều khó khăn do thiếu nguồn kinh phí đầu tư, cơ sở vật chất, đường giao thông vận chuyển gặp nhiều khó khăn. Do đó, việc thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh chưa triệt để. Tỉ lệ chất thải rắn thu gom trên toàn tỉnh chiếm khoảng 80%, trong đó tỷ lệ chất thải rắn được xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường chỉ chiếm khoảng 40%, trên địa bàn 3 huyện thuộc lưu vực sông La Ngà thì tỷ lệ đó thấp hơn nhiều, tỷ lệ chất thải rắn thu gom chỉ khoảng 40% và tỷ lệ CTR xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường thì khoảng 30%.
Bảng 3.2. Tình hình thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị trên địa bàn lưu vực sông La Ngà
Stt Tên đô thị
Tổng lượng CTR thu gom
(tấn/ngày)
Tỷ lệ CTR thu gom
(%)
Tỷ lệ CTR được xử lý đảm bảo vệ
sinh môi trường (%)
1 Huyện Tánh Linh
1.1 Thị trấn Lạc Tánh 5,0 60 100
2 Huyện Hàm Thuận Bắc
2.1
Thị trấn: Ma Lâm, Phú Long; Xã: Hàm Chính, Hàm Liêm, Hàm Thắng, Hàm Đức, Hồng Sơn.
17,0 40 30
3 Huyện Đức Linh
3.1 Thị trấn Võ Xu 9,0 40 0
3.2 Thị trấn Đức Tài 10,0 30 0
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2012
126
Bảng 3.3. Hiện trạng nhà máy xử lý chất thải trên lưu vực sông La Ngà Tên Nhà máy Địa điểm Diện
tích
Công suất thiết kế
Tổng mức đầu tư
Hiện trạng Nhà máy xử lý
rác Quang Hà tại huyện Tánh Linh
Khu phố Lạc Hà, TT
Lạc Tánh
0,6 ha 10
tấn/ngày 2 tỷ
Hoạt động đạt 50%
công suất thiết kế Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận 2010
3.1.5.2. Chất thải công nghiệp
Nhìn chung công nghiệp trên lưu vực sông La Ngà nói riêng và tỉnh Bình Thuận nói chung có phát triển nhưng tốc độ chưa cao vì vậy tình hình chất thải rắn công nghiệp phát sinh chưa nhiều. Tuy nhiên, vấn đề thu gom và xử lý các chất thải công nghiệp nguy hại lại là một vấn đề khó khăn vì các cơ sở sản xuất công nghiệp phần lớn nằm rải rác không tập trung trên khắp địa bàn của tỉnh, gây khó khăn cho quá trình thu gom, vận chuyển.
Bảng 3.4. Tình hình phát sinh chất thải rắn công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Stt Nguồn phát thải
Tổng lượng CTR không nguy hại phát sinh
(tấn/ngày.đêm)
Tổng lượng CTR nguy hại phát sinh (tấn/ngày.đêm)
2007 2008 2009 2007 2008 2009
1 Khối lượng phát sinh từ các
khu công
nghiệp (68ha)
2.5 2.5 2.5 0.1 0.1 0.1
2 Khối lượng phát sinh từ các
cụm công
nghiệp
3.6 3.7 3.8 400 400 400
3 Khối lượng phát sinh từ các
cơ sở sản xuất, 15.15 16.33 16.8 1088 1088 1088
127 chế biến kinh
doanh, dịch vụ công nghiệp không nằm trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp
Nguồn: Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Bình Thuận năm 2011
Đối với chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh chưa có đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý hầu hết lượng chất thải nguy hại phát sinh đều do các cơ sở sản xuất kinh doanh thu gom và lưu chứa tại cơ sở, hợp đồng với đơn vị thu gom, xử lý ngoài tỉnh vận chuyển xử lý.
3.1.5.3. Chất thải y tế
Chất thải rắn y tế chiếm tỉ lệ nhỏ so với chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp, lượng chất thải rắn y tế phát sinh cần phải xử lư ước tính khoảng 537 kg/ngày.đêm trên lưu vực sông La Ngà. Đến nay, trên địa bàn lưu vực sông La Ngà có khoảng 50 cơ sở y tế bao gồm các bệnh viện huyện, phòng khám đa khoa, các trạm y tế xã, thị trấn trong đó hầu hết chưa có hệ thống xử lý rác thải y tế nguy hại (bơm kim tiêm dính máu, mô bênh phẩm,…) bằng cách đốt thủ công, chôn lấp ngay trong khu vực bệnh viện, cơ sở y tế. Ước tính trên địa lưu vực sông La Ngà có khoảng 635 giường bệnh, trung bình lượng chất thải rắn thải ra mỗi ngày là 0,86 kg/giường bệnh, trong đó chất thải rắn y tế là 0,14 kg/giường bệnh.