61
Tổng kết tình hình thực hiện kinh tế xã hội 5 năm 2006 - 2011 cho thấy nền kinh tế của huyện vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội tiếp tục được cải thiện.
Nhịp độ tăng trưởng kinh tế theo GDP bình quân 5 năm 2006 - 2010 đạt 11,26% vượt chỉ tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ của huyện là 3,26% (Nghị quyết Đảng Bộ huyện là 8%), so với nhiệm kỳ 2001-2006 tăng 4,20%. GDP bình quân đầu người 467 USD năm 2006, tăng lên 796 USD năm 2011.
Chuyển dịch cơ cấu ngành: Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trong nông lâm nghiệp tăng từ 40,20% năm 2006 lên 42,9% năm 2011; Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng tăng từ 23,50% năm 2006 lên 31,70% năm 2011; Dịch vụ giảm từ 25,50% năm 2006 xuống còn 25,4% năm 2011, trong đó dịch vụ thương mại tăng từ 22,4% năm 2006 lên 25,4% năm 2011.
Tổng giá trị gia tăng (VA) của huyện tăng từ 341 tỷ đồng năm 2006 lên 522 tỷ đồng năm 2009 (theo giá so sánh năm 1994), đến năm 2011 là 650 tỷ đồng tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 11,3%
Tổng giá trị gia tăng chia theo các nhóm nghành như sau:
Nhóm nghành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 166 tỷ đồng năm 2006 lên 207 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2011 là 222 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 -2010 là 5,9%
Nhóm nghành công nghiệp và xây dựng tăng từ 80 tỷ đồng năm 2006 lên 153 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2011 là 181 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006- 2011 là 17,8%
Nhóm nghành thương mại, dịch vụ tăng từ 95 tỷ đồng năm 2006 đến 161 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2011 là 180 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 13,7%
Giá trị gia tăng (VA) bình quân đầu người tăng từ 6.834.000 đồng năm 2006 lên 14.724.000 đồng năm 2011 (theo giá thực tế), tương đương tăng từ 385 USD năm 2005 lên 796 USD năm 2011, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 5,6%.
Thu ngân sách trên địa bàn huyện tăng từ 8,35 tỷ đồng năm 2006 lên 46 tỷ đồng
62
năm 2009 đến 2011 là 63 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 49,8%. Tuy đạt tốc độ tăng rất nhanh, nhưng mức thu còn thấp đến năm 2011 mới chiếm khoảng 4,2 % so tổng giá trị gia tăng.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng từ 120,4 tỷ đồng năm 2006 lên 309,1 tỷ đồng năm 2011 ( chiếm 7,8% so tổng giá trị gia tăng năm 2005 và chiếm 20,5% so tổng giá trị gia tăng năm 2011).
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 7,57% năm 2006 xuống còn 6,96% năm 2009 đến năm 2011 còn 5,0%. Giải quyết việc làm (tạo chỗ làm việc mới) cho 2.895 lao động.
Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển giáo dục, y tế và đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. An ninh trật tự và an toàn xã hội được giữ vững.
Bảng 2.5. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế Tánh Linh
Chỉ tiêu Đơn
vị tính
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011
Tăng BQ (%) 1. Dân số trung bình người 99.082 99.932 100.80
7
101.64
7 102.350 0,81 2. GDP (theo giá CĐ
1994)
Triệu
đồng 363.646 420.29 9
475.03 8
521.62
4 583.152 12,53 3. GDP/người (giá
hiện hành) USD 467 563 622 688 796 9,81
4. Tốc độ tăng GDP % 6,5 15,6 13,0 9,81 11,80 11,26 5. Tổng sản lượng
lương thực quy thóc Tấn 100.60 6
128.52 3
143.00 0
145.25
9 150.000 10,50 Các ngành kinh tế đều có sự phát triển, ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ tăng khá, vượt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra. Sức cạnh tranh của nền kinh tế tuy còn khó khăn nhưng đã có sự chuyển biến tích cực. Tiềm năng, lợi thế của địa phương được tập trung khai thác, chất lượng sản phẩm được từng bước nâng cao gắn với chế biến và xuất khẩu.
63
Theo ước tính sơ bộ năm 2010, GDP toàn huyện đạt khoảng 583,152 tỷ đồng (giá cố định 1994). Tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 2006 - 2010 đạt 11,26%.
b. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, giá trị các ngành tăng qua các năm. Các thành phần phát huy nội lực phát triển mạnh mẽ, cơ cấu nội bộ một số ngành chủ yếu có bước chuyển biến tích cực: chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày ngày càng cao trong trong nông nghiệp (cả về diện tích và giá trị). Các vùng sản xuất cây cao su, điều, tiêu, từng bước hình thành khá rõ nét với quy mô ngày càng lớn; phát triển toàn diện dân sinh kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ kháng chiến cũ.
Trong những năm qua, huyện Tánh Linh đã đẩy mạnh phát triển nhiều thành phần kinh tế để chuyển dịch cơ cấu đầu tư và phát triển sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tạo ra bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của huyện. Tuy nhiên chất lượng chuyển dịch còn thấp, quy mô sản xuất của các nghành công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé, chất lượng sản phẩm còn chưa cao, chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng nghành chưa mạnh.
Tỷ trọng giá trị gia tăng của nghành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng (VA) chiếm 28,3% năm 2005 tăng 30,3% năm 2009 và năm 2011 là 31,7%.
Tỷ trọng giá trị gia tăng của các nghành dịch vụ trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng chiếm 26,4% năm 2005 tăng lên 27,3% năm 2009 và đến năm 2011 là 42,9%.
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao năng suất lao động. Tạo ra nhiều việc làm mới cho khu vực phi nông nghiệp và tăng quỹ thời gian lao động cho nông thôn.
Năng suất lao động tính theo tổng giá trị gia tăng (VA, giá thực tế) tăng từ 6.834.000 đồng/lao động năm 2005 lên 12.262 000 đồng/lao động năm 2009 và đến năm 2011 là 14.314.000 đồng/lao động.
64
Nông, lâm nghiệp phát triển mạnh theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khai thác, hoạt động lâm nghiệp chuyển dần sang lâm nghiệp xã hội hóa; kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của vùng.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa và thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng dần từng bước hình thành nên cơ cấu Dịch vụ - Công nghiệp - Nông lâm. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra còn chậm, chưa có bước đột phá.
Lĩnh vực sản xuất nông nghiệp:
* Trồng trọt
Năm 2009, tổng diện tích gieo trồng hàng năm là 33.941 ha, các loại cây trồng chủ yếu như sau:
- Diện tích gieo trồng lúa cả năm là 22.351 ha, sản lượng đạt 112.662 tấn.
- Diện tích gieo trồng bắp là 4.390 ha với sản lượng đạt 31.915 tấn.
- Diện tích gieo trồng khoai mỳ là 3.950 ha với sản lượng đạt 98.750 tấn - Diện tích gieo trồng rau, đậu các loại là 3.000 ha.
Diện tích cây lâu năm tăng từ 27.271 ha năm 2005 lên 27.945 ha năm 2009, chiếm 67,7% tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp đến năm 2011 là 25.650 ha.
Trong đó, cây công nghiệp lâu năm tăng từ 16.801 ha năm 2005 lên 19.492 ha năm 2009. Cây ăn quả lâu năm giảm từ 1.125 ha năm 2005 xuống 1000 ha năm 2009
* Chăn nuôi
Liên tục trong những năm qua, ngành chăn nuôi chịu tác động của nhiều loại dịch bệnh. Do đó có sự chuyển dịch cơ cấu đàn gia súc gia cầm theo hướng tăng nhanh số lượng các loài vật nuôi ít chịu tác động của bệnh dịch, cụ thể như sau:
- Đàn bò tăng từ 5.624 con năm 2005 lên 6.000 con năm 2009 đến năm 2011 là 7.500 con, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 5,93%.
- Đàn dê tăng từ 5.855 con năm 2005 lên 6000 con năm 2009 đến năm 2011 là 6200 con, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 1,15%
- Đàn heo, tăng ổn định từ 41.530 con năm 2005 lên 64.000 con năm 2009 nhưng đến năm
65
2010 do ảnh hưởng của dịch heo tai xanh chỉ còn khoảng 40.000 con.
- Đàn gia cầm: trong từng thời điểm bị sụt giảm từ 380.000 con năm 2005 lên 310.000 con năm 2009 đến năm 2010 là 300.000 con, tốc độ giảm bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 4,62%
Cơ cấu giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông - lâm -ngư nghiệp năm 2009 chiếm khoảng 25% (theo giá hiện hành).
Nhìn chung, ngành chăn nuôi trong những năm qua đã có bước phát triển khá, xong chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Cơ sở vật chất của ngành chăn nuôi còn nhỏ bé, chưa có các trang trại chăn nuôi quy mô lớn. Diện tích trồng cỏ chăn nuôi chưa được mở rộng, nguồn thức ăn, nước uống cho chăn nuôi còn khó khăn. Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ mới trong chăn nuôi còn nhiều hạn chế.
Cần đẩy mạnh xây dựng các mô hình chăn nuôi đạt hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo các điều kiện vệ sinh môi trường và phòng trừ dịch bệnh. Ngăn ngừa có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm mới phát sinh.
* Nuôi trồng thuỷ sản
Nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện phát triển theo hướng nuôi trồng và tự nhiên trong các hồ, đập, sông và suối. Nhiều thành phần kinh tế và hộ gia đình đã mở rộng diện tích nuôi cá đạt hiệu quả kinh tế cao. Diện tích nuôi trồng và sản lượng thủy sản liên tục tăng nhanh trong những năm qua.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tăng từ 108,7 ha năm 2005 lên 129 ha năm 2009 đến năm 2011 đạt 120 ha.
Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2005 là 330 tấn đến năm 2010 đạt 436 tấn. Sản lượng khai thác đánh bắt tự nhiên năm 2005 là 150 tấn đến năm 2011 là 250 tấn.
Mô hình nuôi cá theo hướng chuyên canh trong các hồ, đập bước đầu đã phát huy hiệu quả. Tuy nhiên cần quan tâm đến giá cả đầu vào và đầu ra của các loại hàng thủy sản trên thị trường tiêu thụ để ổn định thu nhập. Đồng thời, nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường, nguồn nước và dịch bệnh để giảm tỷ lệ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản. Và tiếp tục đẩy mạnh công tác quan trắc môi trường, công tác khuyến ngư nghiên cứu chuyển giao ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào lĩnh vực nuôi trồng
66
và sản xuất giống thủy sản. Xử lý kịp thời những diễn biến xấu về môi trường và dịch bệnh.
* Lĩnh vực lâm nghiệp: Theo số liệu thống kê năm 2011 diện tích rừng Tánh Linh là 69.566,60 ha, chiếm 59,24% so với diện tích tự nhiên. Theo phân loại rừng, trên địa bàn huyện có 41.644,60 ha đất rừng sản xuất; 13.593 ha đất rừng phòng hộ và 14.329 ha đất rừng đặc dụng. Diện tích rừng nguyên sinh chiếm tỷ lệ cao, trữ lượng rừng cao, độ che phủ rừng đạt từ 60% đến 65%. Chính sách phát triển rừng theo mô hình lâm nghiệp xã hội được nhân rộng. Diện tích giao khoán bảo vệ rừng được nhân dân bảo vệ khá tốt. Toàn huyện đã đo đạc và cấp giấy chứng nhận cho các đơn vị chủ rừng đạt 100% diện tích đất lâm nghiệp. Phát triển rừng theo mô hình nông - lâm kết hợp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp.
Khu vực kinh tế công nghiệp
Hiện Tánh Linh đã đưa vào quy hoạch 04 cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp với diện tích 91 ha, đến nay đã triển khai xây dựng 01 nhà máy sản xuất phân vi sinh, 01 dự án sản xuất thép đang triển khai đầu tư vào cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Lạc Tánh. Đến năm 2009, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có 670 cơ sở. Tổng lao động trong lĩnh vực công nghiệp là 1.513 người, chiếm 3,22% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành. Nhưng lao động phần lớn chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.
Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng từ 110 tỷ đồng năm 2005 lên 185 tỷ đồng năm 2009 đến năm 2011 là 302 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm (2006-2010) là 22,387 %. Cơ cấu tổng giá trị gia tăng của huyện năm 2009 đạt 12,8% (tính chung cả công nghiệp và xây dựng là 29,4%). Do đi lên từ điểm xuất phát thấp nên ngành công nghiệp tuy đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, nhưng khối lượng sản phẩm không nhiều, trình độ sản xuất công nghệ còn thấp, chưa sản xuất được những sản phẩm công nghệ cao
Huyện đã và đang chỉ đạo thực hiện quy hoạch xây dựng 04 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, bao gồm: cụm xã Gia Huynh với diện tích 19 ha; cụm xã Gia An với diện tích 20 ha, cụm xã Nghị Đức với diện tích 10 ha; và cụm xã Bắc Ruộng với diện tích 10 ha.
67
Nhìn chung sản xuất CN-TTCN trên địa bàn huyện đang trong quá trình từng bước phát triển chiếm tỷ trọng đáng kể trong GDP, giải quyết thêm việc làm cho người lao động, nâng cao số người lao động làm CN- TTCN
Khu vực kinh tế dịch vụ
Tánh Linh nằm ở vị trí cách xa trung tâm của tỉnh Bình Thuận và các tỉnh Đông Nam Bộ. Nhưng do hệ thống giao thông thuận lợi trong giao lưu phát triển mạng lưới kinh doanh- dịch vụ thương mại- dịch vụ dã đạt tốc độ tăng trưởng khá, góp phần quan trọng tăng trưởng kinh tế. Tỷ trọng các nghành dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của huyện đã tăng từ 25,5% năm 2005 lên 31,2 % năm 2009 đến năm 2011 là 32%.
Các dịch vụ vận tải như vận chuyển hàng hoá, hành khách, bưu chính viễn thông, các dịch vụ nông thôn, bảo hiểm, tín dụng đều phát triển. Dịch vụ vui chơi giải trí, thắng cảnh được hình thành ở một số điểm như Thác Bà (Đức Thuận); thác Trượt, thác Đầu Trâu, thác Mưa Bay (Đức Phú), thác Bá Bàn (Măng Tố), Thác Mai…, hồ Hàm Thuận - Đa My (La Ngâu) đã thu hút một số lượng khách lớn trong và ngoài huyện đến tham quan, vui chơi, giải trí.
Tuy nhiên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ không cao, năm 2005 đạt 93,09 tỷ đồng năm 2009, đến năm 2011 là 213 tỷ đồng (theo giá thực tế), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 18%
Tổng số cơ sở kinh doanh thương mại - dịch vụ đã tăng từ 1.605 cơ sở năm 2005 lên 2.144 cơ sở năm 2009 đến năm 2011 là 2.312 cơ sở. Trong đó, số doanh nghiệp tăng từ 65 đơn vị năm 2005 lên 94 đơn vị năm 2009, đến năm 2011 là 112 doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cá thể tăng từ 1.540 hộ năm 2005 lên 2.050 hộ năm 2009 đến năm 2011 là 2.200 hộ
Tổng số lao động kinh doanh thương mại - du lịch tăng từ 6.945 người năm 2005 lên 7.853 người năm 2009 đến năm 2011 là 8.000 người
Huyện Tánh Linh mạng lưới chợ chưa phát triển: Đến nay có 12 chợ đang hoạt động, bao gồm chợ Lạc Tánh với diện tích 0,47 ha chợ loại 2. Và 11 chợ loại 3 bao gồm: chợ chiều Lạc Tánh, chợ Tà Pao, chợ Đức Bình 1; chợ Đức Bình 2; chợ Sông Dinh; chợ Măng Tố, chợ Huy Khiêm, chợ Nghị Đức; chợ Gia An; chợ Đức Tân;
chợ Gia Huynh. Trong đó có 2 chợ không phù hợp quy hoạch phải giải tỏa
68
Hệ thống chợ nông thôn từng bước được chỉnh trang; thương mại - dịch vụ được mở rộng đáp ứng nhu cầu trao đổi hàng hóa của nhân dân; đã xây dựng hình thành các điểm thu mua nông sản tại vùng sâu, vùng xa, vùng đông bào dân tộc tiểu số.
- Số chợ phù hợp với quy hoạch là 9 chợ: chợ Lạc Tánh; chợ Tà Bao; chợ Đức Bình 2;
chợ sông Dinh; chợ Măng Tố; chợ Đức Tân, chợ Nghị Đức, chợ Gia An và chợ Gia Huynh
- Các chợ không phù hợp với quy hoạch là 02 chợ (phải giải tỏa và di dời), bao gồm:
chợ Đức Bình 2 và chợ Huy Khiêm.
Nhìn chung, mạng lưới chợ trên địa bàn huyện có quy mô nhỏ, cơ sở hạ tầng chợ còn yếu kém. Ngoài những chợ đã được xây dựng mới ,cần tiếp tục đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các chợ còn lại. Góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ.
Về du lịch: Huyện Tánh Linh có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái vùng rừng núi và du lịch sinh thái, di tích. Các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện đang trong giai đoạn lập quy hoạch chi tiết. Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch đang được đầu tư xây dựng nên hoạt động kinh doanh du lịch chưa phát triển.
Công tác quy hoạch các khu du lịch, vui chơi giải trí đang thực hiện đã hoàn thành đường nhựa vào Thác Bà và tiếp tục kêu gọi đầu tư khai thác tiềm năng du lịch ở các thắng cảnh, địa danh được quy hoạch trên địa bàn huyện.
2.2.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số
Năm 2011 dân số của Tánh Linh là 101.647 người, bao gồm 15.819 nhân khẩu thành thị (chiếm 15,56%) và 85.828 nhân khẩu nông thôn (chiếm 84,44%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 12,30‰; mật độ dân số bình quân 87 người/ km2 thấp hơn bình quân toàn tỉnh là 1,678 lần (mật độ dân số bình quân tỉnh đạt 146 người/km2), trong đó khu vực đô thị 155 người/km2, cao gấp 1,76 lần khu vực nông thôn. Dân cư của huyện phân bố không đồng đều giữa các xã, xã đông nhất là xã Gia An với 14.037 người, xã ít nhất là xã La Ngâu với 2.111 người.