Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Đức Linh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên và xã hội các nguồn thải nguồn gây ô nhiễm làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực sông la ngà tỉnh bình thuận (Trang 37 - 51)

2.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Tổng giá trị sản xuất (GO) của Huyện tăng từ 688,9 tỷ đồng năm 2005 lên 1.073,5 tỷ đồng năm 2009 (theo giá so sánh năm 1994) và năm 2011 là 1.227,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2011 đạt 12,9%.

Tổng giá trị sản xuất chia theo các nhóm ngành như sau:

- Nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp tăng từ 334,4 tỷ đồng năm 2005 lên 501,8 tỷ đồng năm 2009, năm 2011 là 552,6 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt 10,6%.

- Nhóm ngành công nghiệp và xây dựng tăng từ 181,8 tỷ đồng năm 2005 lên 304,0 tỷ đồng năm 2009, năm 2011 là 347,0 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 - 2010 đạt 13,8%.

- Nhóm ngành dịch vụ tăng từ 152,7 tỷ đồng năm 2005 lên 267,7 tỷ đồng năm 2009, năm 2010 là 327,4 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2005 -

31 2010 đạt 16,5%.

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, nhiều thành phần kinh tế đã chuyển dịch cơ cấu đầu tư, phát triển những ngành và lĩnh vực sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường. Tạo ra bước chuyển dịch về cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của Huyện. Tuy nhiên, chất lượng chuyển dịch còn thấp, qui mô sản xuất của các ngành công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé.

- Tỷ trọng giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng (VA) chiếm 20,7% năm 2005 tăng lên 23,9% năm 2010.

- Tỷ trọng giá trị gia tăng của các ngành dịch vụ trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng chiếm 27,8% năm 2005 tăng lên 33,8% năm 2010.

- Tỷ trọng giá trị gia tăng của nhóm ngành nông- lâm- ngư nghiệp giảm từ 51,5% năm 2006 xuống còn 42,3% năm 2011.

Bảng 2.3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu huyện Đức Linh

TT CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc

độ tăng

bq (%)

1

Tổng giá trị gia tăng (VA), giá so sánh 1994

Tỷ

đồng 365,1 410 464 526,7 582,8 651,6 12,3

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ

đồng 191,6 212,1 235,5 262,4 286,4 315,3 10,5 - Công nghiệp và xây

dựng

Tỷ

đồng 77,3 87,0 100,3 116,8 130,4 143,5 13,2

+ Công nghiệp

Tỷ

đồng 52,1 55,8 64,0 73,5 81,0 87,8 11,0

32 + Xây dựng

Tỷ

đồng 25,2 31,2 36,3 43,3 49,4 55,7 17,2

- Dịch vụ

Tỷ

đồng 96,2 110,9 128,2 147,5 166,0 192,8 14,9

2

Tổng giá trị gia tăng (VA), giá thực tế

Tỷ

đồng 671,2 836,7 1.060,2 1.406 1.673 2.056

- Nông, lâm, ngư nghiệp

Tỷ

đồng 345,7 432,8 538,1 678 795 870 - Công nghiệp và xây

dựng

Tỷ

đồng 138,9 181,6 236,4 317 388 492

- Dịch vụ Tỷ

đồng 186,6 222,3 285,7 411 490 694 3 Cơ cấu giá trị gia

tăng (VA) % 100 100 100 100

100

100

- Nông, lâm, ngư

nghiệp % 51,5 50,7 49,8 48,2 47,5 42,3

- Công nghiệp và xây

dựng % 20,7 21,7 22,3 22,6 23,2 23,9

- Dịch vụ % 27,8 27,6 27,9 29,2 29,3 33,8 2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Khu vực kinh tế nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp

Giá trị gia tăng ngành sản xuất nông nghiệp huyện Đức Linh có mức tăng trưởng khá. Giai đoạn 2005 - 2011 tăng bình quân 10,5%/năm (từ 191,6 tỷ đồng năm 2005 lên 315,3 tỷ đồng năm 2011).

Cơ cấu nội bộ ngành giữa trồng trọt và căn nuôi chuyển dịch đúng hướng (tỷ trọng ngành chăn nuôi chiếm khoảng 28%). Việc chuyển giao, ứng dụng những tiến bộ

33

của khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp được triển khai khá đồng bộ; công tác khuyến nông thực hiện tốt đã chỉ đạo sản xuất đúng lịch thời vụ và chương trình xã hội hóa giống cây trồng, vật nuôi được quan tâm thường xuyên, từng bước tạo ý thức sử dụng giống mới cho nông dân, đã đưa giống lúa xác nhận vào sản xuất đạt 60%- 70%. Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp đạt trên 80% ở tất cả các khâu từ làm đất đến thu hoạch. Phát triển một số giống cây trồng mới bước đầu có hiệu quả. Thu nhập bình quân của 01 ha đạt khoảng 25 triệu đồng/ năm đã trừ các khoản chi phí..

* Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm 2010 đạt 25.147,00 ha, trong đó chủ yếu là cây lượng thực chiếm 80,05 %. Tổng sản lượng lương thực đạt 95.000 tấn. Hệ thống giao thông nội đồng, giao thông nông thôn được đầu tư nâng cấp, tạo điều kiện lưu thông và vận chuyển thuận lợi; các công trình thủy lợi tiếp tục được đầu tư và phát triển hiệu quả, đưa diện tích tưới 3 vụ tăng 38% so với năm 2008.

Cùng với sự gia tăng về diện tích, năng suất và sản lượng, bước đầu đã có sự hình thành các vùng sản xuất lương thực tập trung. Vùng trồng lúa tập trung ở vùng thung lũng sông La Ngà. Cây mì tập trung ở các xã Đức Hạnh, Đức Tín, Đông Hà, Tân Hà và Trà Tân. Ngoài ra, đối với các loại cây công nghiệp ngắn ngày như đậu phộng, đậu nành, bông vải, mía đường,... do thị trường tiêu thụ và đầu ra cho sản phẩm còn khá bấp bênh nên nhìn chung phát triển không ổn định.

Các loại cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả cũng phát triển khá với diện tích 28.878,66 ha , trong đó khoảng 80% diện tích là trồng cao su và điều... trên cơ sở từng bước hình thành các vùng chuyên canh điều, cây cao su ở các xã Trà Tân, Tân Hà, Đông Hà, Vũ Hoà, Đức Tín, Đức Tài,Võ Xu.

* Chăn nuôi: Ngành chăn nuôi huyện Đức Linh đã có bước phát triển cao hơn so với các huyện khác trong tỉnh Bình Thuận. Đến năm 2011, đã có 4 trang trại chăn nuôi heo công nghiệp và hàng chục trang trại chăn nuôi heo bán công nghiệp. Chất lượng giống heo được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ nạc hóa đạt trên 80%. Giống bò Lai sind chiếm tỷ lệ trên 85%. Số lượng đàn gia súc như sau: đàn trâu 1.391 con; đàn bò13.708 con; đàn heo 66.767 con. Cơ cấu giá trị chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông- lâm- ngư nghiệp năm 2010 chiếm khoảng 28% (theo giá hiện hành).

Lâm nghiệp

34

Rừng Đức Linh ngoài chức năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến lâm sản còn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ tài nguyên sinh vật vùng nhiệt đới. Hiện tại quỹ đất lâm nghiệp của Huyện có diện tích 5.459,81 ha, chiếm 10,21% diện tích tự nhiên, trong đó chủ yếu là rừng tự nhiên sản xuất. Hiện đã hoàn thành công tác lập quy hoạch đưa vào quản lý 03 loại rừng. Công tác phòng chống phá rừng, quản lý tài nguyên rừng ngày càng được tăng cường, công tác trồng cây gây rừng hiệu quả. Nhìn chung hoạt động lâm nghiệp của Huyện đã và đang phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội hóa, gắn kinh tế rừng với kinh tế xã hội miền núi, góp phần giải quyết việc làm cho hộ nông dân ở 3 xã Bắc sông.

Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản tiếp tục được phát triển có diện tích 915,52 ha.

Diện tích mặt nước chuyên dùng (hồ Tân Hà) sử dụng vào nuôi thuỷ sản là 240 ha. Sản lượng thủy sản tăng từ 1.143 tấn năm 2005 lên 3.244 tấn năm 2011. Trong đó sản lượng nuôi trồng tăng từ 758 tấn năm 2005 lên 3.109 tấn năm 2011, sản lượng khai thác tự nhiên giảm từ 385 tấn năm 2005 xuống 135 tấn năm 2010.

b. Khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng

Đến năm 2011, huyện đã hình thành được 06 cụm công nghiệp với tổng diện tích cụ thể: cụm công nghiệp Mê Pu, cụm công nghiệp Vũ Hòa, cụm công nghiệp Sùng Nhơn, cụm công nghiệp Võ Xu, cụm công nghiệp Đức Chính, cụm công nghiệp Đức Hạnh. Tổng mức vốn đầu tư kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp đến năm 2011 đạt 12 tỷ đồng (trong đó 70% là vốn ngân sách nhà nước).

Các ngành sản xuất chủ yếu trên địa bàn huyện là: khai thác đá, cát sỏi xây dựng, gạch nung, chế biến mủ cao su, tinh bột khoai mỳ, hạt điều nhân, xay xát gạo, ngô, nước đá cây, may mặc, công cụ lao động, phân vi sinh. Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm qua có sự chuyển biến khá với ngành mũi nhọn là công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Các sản phẩm chủ yếu như chế biến mủ cao su, tinh bột mì, hạt điều và xay sát lương thực(lúa gạo), đá xây dựng, gạch nung, nước khoáng, thủ công mỹ nghệ... đều tăng khá mạnh. Năng lực sản xuất được đẩy mạnh, nhiều sản phẩm tăng nhanh về mặt sản lượng như hạt điều, mủ cao su, nước khoáng,... Bước đầu tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

35

Giá trị gia tăng ngành sản xuất công nghiệp xây dựng đạt tốc độ tăng bình quân hàng năm 13,2% trong giai đoạn 2005-2011. Năm 2005 tổng giá trị gia tăng ngành công nghiệp-xây dựng đạt 77,3 tỷ đồng đến năm 2011 đạt 143,5 tỷ đồng.

Đến năm 2011, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có 1.170 cơ sở, trong đó đã thu hút 107 cơ sở sản xuất công nghiệp vào các cụm công nghiệp, hầu hết các cơ sở sản xuất trong cụm công nghiệp đã chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tổng số lao động ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có 5.860 người, chiếm 8,5% so tổng số lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội. Phần lớn lao động trong ngành công nghiệp của Huyện chưa có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, năng suất lao động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn thấp, có nhiều lao động làm nông nghiệp kiêm sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.

c. Khu vực kinh tế dịch vụ

Huyện Đức Linh nằm ở vị trí rất thuận lợi trong giao lưu, phát triển kinh doanh, thương mại - dịch vụ với các trung tâm kinh tế trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ mở rộng khắp đến các địa bàn nông thôn, đáp ứng được nhu cầu cung ứng vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hang hóa nông sản. Ngành thương mại đã góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ trong tổng giá trị gia tăng của huyện và nâng cao đời sống nhân dân.

Tổng giá trị gia tăng ngành dịch vụ tăng từ 96,2 tỷ đồng năm 2005 lên 192,8 tỷ đồng năm 2010 (theo giá so sánh), tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 là 14,9%.

Tổng số cơ sở kinh doanh thương mại- dịch vụ đã tăng từ 2.115 cơ sở năm 2005 lên 5.290 cơ sở năm 2010. Trong đó, số doanh nghiệp tăng từ 15 cơ sở năm 2005 lên 39 cơ sở năm 2010. Hộ kinh doanh cá thể tăng từ 2.100 hộ năm 2005 lên 5.251 hộ năm 2010.

Về mạng lưới chợ, hiện nay tống số chợ trên địa bàn huyện có 14 chợ, bao gồm:

Chợ Đức Tài, chợ Võ Xu, chợ Mê Pu 1, chợ Mê Pu 2, chợ Vũ Hòa, chợ Trà Tân, chợ Đông Hà, chợ Sùng Nhơn thôn 2, chợ Sùng Nhơn thôn 4, chợ Nam Chính, chợ Đức

36 Chính, chợ Đa Kai, chợ Đức Hạnh, chợ Tân Hà.

Trong số các chợ nói trên, phần lớn là có vị trí phù hợp với quy hoạch, cần được đầu tư nâng cấp và mở rộng tại vị trí cũ. Riêng chợ Tân Hà (thôn 1) ở vị trí không phù hợp với quy hoạch, phải di dời và xây dựng tại địa điểm mới.

Bằng nguồn vốn ngân sách và các nguồn vốn khác, huyện đã quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp các chợ Đức Tài, MêPu, Sùng Nhơn, đáp ứng yêu cầu tăng thêm số hộ kinh doanh và tăng nguồn thu mới cho ngân sách. Theo phân hạng, chợ Đức Tài đã đạt tiêu chuẩn chợ hạng II, đáp ứng yêu cầu cho khoảng 200 hộ kinh doanh cố định.

Về du lịch: Huyện Đức Linh có cảnh quan thiên nhiên đa dạng, thuận lợi cho phát triển các khu, điểm du lịch sinh thái vùng đồi núi và du lịch miệt vườn. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng các khu du lịch, trước hết là khu du lịch Thác Reo (xã Đức Tín) và khu du lịch hồ Trà Tân (xã Tân Hà). Đồng thời phát triển một số điểm du lịch kết hợp với xây dựng các khu văn hóa thể thao vui chơi giải trí tại khu trung tâm huyện và các xã.

2.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

Dân số huyện Đức Linh năm 2011 là 127.756 người, mật độ dân số đạt 239 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số năm 2011 là 0,72 %. Trong những năm qua, dân số trên địa bàn huyện Đức Linh có mức giảm cơ học khá lớn, bình quân hàng năm giảm khoảng 0,46%.

Dân số thành thị tại 02 thị trấn Võ Xu và Đức Tài là 34.870 người, chiếm 27,29% dân số toàn huyện. Dân số nông thôn (của 11 xã) là 92.886 người, chiếm 72,71% dân số toàn huyện. Quy mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch lớn giữa các xã, thị trấn, cụ thể: thị trấn Đức Tài 589 người/km2, xã Vũ Hòa 394 người/km2,xã Tân Hà 90 người/km2

Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội năm 2010 của huyện có khoảng 66,93 nghìn người. Cơ cấu sử dụng nguồn lao động đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng và dịch vụ nhưng sự chuyển dịch còn chậm, lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao, cụ thể:

37

- Lao động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 81,8% năm 2005 xuống còn 68,9% năm 2010.

- Lao động trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng tăng từ 5,7%

năm 2005 lên còn 12,6% năm 2011.

- Lao động trong ngành dịch vụ tăng 12,5% năm 2005 lên còn 18,5% năm 2011.

2.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn a. Thực trạng và xu thế phát triển đô thị trên địa bàn huyện

Hiện nay trên địa bàn huyện có thị trấn Võ Xu và thị trấn Đức Tài và một số điểm dân cư kiểu đô thị dọc theo tỉnh lộ.

Thị trấn Võ Xu là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện, thuộc đô thị loại V với quy mô diện tích tự nhiên 2.765,00 ha, dân số năm 2010 là 16.619 người, mật độ dân số của thị trấn là 601 người/km2. Thị trấn Đức Tài là trung tâm dịch vụ, trao đổi hàng hóa, kinh tế của huyện của huyện, thuộc đô thị loại V với quy mô diện tích tự nhiên 3.166,00 ha, dân số năm 2010 là 19.091 người, mật độ dân số của thị trấn là 603 người/km2.

Nhìn chung, quá trình hình thành và phát triển các đô thị còn mới và chưa ổn định. Tuy nhiên, gần đây các thị trấn đã có những chuyển biến tích cực, bước đầu có sự tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt, công nghiệp và dịch vụ từng bước phát triển, các công trình như điện chiếu sáng, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình dần được mở rộng, đời sống dân cư đô thị được cải thiện rõ rệt.

Trong giai đoạn tới, để hoàn chỉnh hệ thống đô thị của Huyện, xứng đáng với vai trò là trung tâm chính trị, kinh tế - văn hoá xã hội của Huyện, là động lực thúc đẩy và lan toả sự phát triển kinh tế vùng, khu vực, cụm xã và xung quanh cần thiết phải xây dựng phát triển mở rộng quy mô các thị trấn, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng (giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, xử lý chất thải...), và các công trình phúc lợi công cộng trong đô thị...

b. Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nên các khu dân cư nông thôn ở Đức Linh được phát triển theo những hình

38

thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ quần tụ dân cư trong từng khu vực với các tụ điểm dân cư truyền thống như thôn, xóm. Toàn huyện hiện có 11 xã với 3.945,00 ha đất khu dân cư nông thôn, bao gồm trên cụm dân cư, mật độ bình quân 0,14 thôn dân cư /1 Km2. Bình quân chung mỗi xã có khoảng 1.000 - 2.000 hộ sinh sống, mỗi thôn có từ 300 - 500 hộ.

Các khu dân cư thường phân bố tập trung theo các các trục đường giao thông đi lại thuận tiện và có nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt với đặc điểm ngành nghề truyền thống là phát triển dịch vụ thương mại, buôn bán nhỏ và sản xuất nông lâm nghiệp...Các điểm dân cư này thường là các trung tâm hành chính, kinh tế của các địa phương. Tốc độ phát triển mở rộng các khu dân cư có điều kiện sinh sống thuận lợi tăng nhanh. Hàng năm, toàn Huyện phải dành nhiều diện tích phục vụ cho việc mở rộng các khu dân cư (giải quyết đất ở, xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình văn hóa, xã hội...), nhưng khả năng mở rộng rất hạn chế vì hầu hết những khu vực thuận tiện đều phải lấy từ đất sản xuất nông nghiệp ổn định.

Nhìn chung cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, điện còn rất hạn chế, chất lượng thấp, hệ thống cấp nước hầu như chưa có; các công trình công cộng như trường học, chợ, y tế, sân thể thao... còn thiếu.

2.1.2.5 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống đường giao thông

Huyện Đức Linh là địa bàn có mạng lưới đường giao thông bộ phát triển khá hơn so với các huyện khác trong tỉnh Bình Thuận. Đến cuối năm 2011, tổng chiều dài đường bộ là 657,83 km, cụ thể như sau:

- Đường tỉnh có 3 tuyến với tổng chiều dài là 54,61km, bao gồm: đường ĐT.766 dài 38,4km; đường ĐT.720 dài 6,6 km và ĐT.717 (đoạn giáp ranh huyện Tánh Linh) dài 9,61km. Trong đó, đường tỉnh ĐT.766 và đường tỉnh ĐT.720 đã được đầu tư nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp III ĐB, góp phần quan trọng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của Huyện.

Theo ý kiến của Sở Giao thông vận tải, tuyến đường Mê Pu - Đa Kai dài 14,5 km, hiện tại là tuyến quan trọng của Huyện, chưa được đưa vào danh mục đường Tỉnh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên và xã hội các nguồn thải nguồn gây ô nhiễm làm cơ sở đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực sông la ngà tỉnh bình thuận (Trang 37 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(285 trang)