2.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường Hàm Thuận Bắc
2.3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội huyện Hàm Thuận Bắc
a. Tăng trưởng kinh tế
Tổng kết tình hình thực hiện kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2011 cho thấy kinh tế huyện Hàm Thuận Bắc tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đạt mức tăng bình quân hàng năm tương đương so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng Bộ Huyện lần thứ IX đã đề ra.
Tổng sản phẩm nội huyện (GDP) của huyện tăng từ 419 tỷ đồng năm 2005 lên 680 tỷ đồng năm 2011 (theo giá so sánh năm 1994), năm 2011 là 752 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đọan 2006 - 2011 là 12,4%. Trong đó ngành nông, lâm, thủy sản tăng 8,70%; ngành công nghiệp xây dựng tăng 15,60%; ngành dịch vụ, du lịch tăng 17,30%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 4.524.000 đồng năm 2005 lên 13.541.000 đồng năm 2011 (theo giá thực tế), tương đương tăng từ 352 USD năm 2005 lên 712 USD năm 2010.
Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về phát triển kinh tế huyện Hàm Thuận Bắc
CHỈ TIÊU ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc
độ tăng
bq
91
(%) CÁC CHỈ TIÊU
KINH TẾ 1. Tổng giá trị sản xuất (GO), giá so sánh
1994
Tỷ đồng 895 961 1.070 1.262 1.452 1.696 13,6
- Nông, lâm, ngư
nghiệp Tỷ đồng 331 358 392 427 463 502 8,7 - Công nghiệp và xây
dựng Tỷ đồng 385 405 468 587 696 796 15,6 + Công nghiệp Tỷ đồng 287 299 342 431 509 572 14,8 + Xây dựng Tỷ đồng 98 106 126 156 187 224 18,0 - Dịch vụ Tỷ đồng 179 198 210 248 293 398 17,3 2. Tổng giá trị gia
tăng (VA), giá so sánh 1994
Tỷ đồng 419 472 534 606 680 752 12,4
- Nông, lâm, ngư
nghiệp Tỷ đồng 219 232 253 273 295 326 8,3 - Công nghiệp và xây
dựng Tỷ đồng 94 112 130 155 169 190 15,1 + Công nghiệp Tỷ đồng 60 69 79 93 102 118 14,5
+ Xây dựng Tỷ đồng 34 43 51 62 67 72 17,6
- Dịch vụ Tỷ đồng 106 128 151 178 216 236 17,4 3. Tổng giá trị gia
tăng (VA), giá thực tế Tỷ đồng 730 910 1.172 1.554 1.913 2.278 - Nông, lâm, ngư
nghiệp Tỷ đồng 386 449 554 695 819 934
92 - Công nghiệp và xây
dựng Tỷ đồng 149 209 286 394 502 626
- Dịch vụ Tỷ đồng 195 252 332 465 592 718 4. Giá trị gia tăng
bình quân/người
- Theo giá thực tế 1000 đ 4,524 5,596 7,146 9,393 11,467 13,541 24,5 - Theo giá so sánh 1994 1000 đ 2,597 2,903 3,256 3,663 4,076 4,470 11,5
- Quy đổi USD (giá
thực tế) USD 352 375 445 568 653 712 15,1 5. Cơ cấu giá trị gia
tăng (VA) % 100 100 100 100 100 100 - Nông, lâm, ngư
nghiệp % 52,8 49,7 47,3 44,7 42,8 40,5 - Công nghiệp và xây
dựng % 20,5 22,8 24,4 25,4 26,2 28,0
- Dịch vụ % 26,7 27,5 28,0 29,9 31,0 31,5 6. Thu ngân sách trên
địa bàn Tỷ đồng 43,074 46,279 50,708 65,252 84,571 93,20 16,7 7. Chi ngân sách
huyện và xã Tỷ đồng 98,536 114,68 3
140,72 8
184,33 2
213,83
9 240,60 19,5 8. Tổng vốn đầu tư
trên địa bàn Tỷ đồng 262 344 445 598 746 902 28,1 - Tỷ lệ so giá trị gia
tăng (VA) % 36,0 37,8 38,0 38,5 39,0 39,6 + Trong đó vốn ngân
sách các cấp Tỷ đồng 71,744 72,645 73,663 112,0 125 170 10,8
93 9. Tổng kim ngạch
xuất khẩu
Triệu
USD 2,534 4,216 4,045 2,077 6,401 7,500 28,3 Trong giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu kinh tế của huyện theo GDP có sự chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông lâm thủy sản.
Bảng 2.7. Cơ cấu các ngành kinh tế qua một số năm
Chỉ tiêu DVT Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Năm 2011 Cơ cấu kinh tế % 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 1. Nông, lâm, thủy sản “ 52,8 49,7 47,3 44,7 42,8 41,0 2. Công nghiệp, xây
dựng “ 20,5 22,8 24,4 25,4 26,2 27,5
3. Dịch vụ, du lịch “ 26,7 27,5 28,3 29,9 31,0 31,5 Khu vực nông, lâm, thủy sản có tỷ trọng giảm đều trong cơ cấu GDP của huyện từ 52,8% năm 2006 xuống còn 41,0% năm 2011. Ngược lại tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ, du lịch trong GDP tăng dần, tương ứng tăng từ 20,5% và 26,7% năm 2006 lên 27,5% và 31,5% năm 2011.
Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đã và đang chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa trên cơ sở thay đổi đều ở cả ba khu vực theo hướng dần từng bước hình thành cơ cấu: Dịch vụ - Công nghiệp - Nông lâm thủy sản. Tuy nhiên mức độ chuyển dịch kinh tế hiện nay diễn ra còn chậm, chưa có những bước đột phá.
b. Khu vực kinh tế nông nghiệp
Nông, lâm, ngư nghiệp phát triển mạnh theo hướng thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất; khai thác, nuôi trồng thủy sản vẫn tiếp tục phát triển; hoạt động lâm nghiệp chuyển dần sang lâm
94
nghiệp xã hội hóa, kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô, phát huy ưu thế của từng vùng dựa trên cơ sở phát triển bền vững. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2011 là 8,7%.
Lĩnh vực nông nghiệp: Trong giai đoạn 2006 - 2011, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển toàn diện cả về trồng trọt và chăn nuôi nhờ phát huy tốt các công trình thủy lợi hiện có và được bổ sung nguồn nước sau thủy điện Đại Ninh, trong đó giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng mạnh, chăn nuôi tăng chậm. Cơ cấu nội bộ ngành có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi từ 31,00% năm 2005 lên 32,00% năm 2011 và giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt từ 69,00% năm 2006 xuống còn 68,00% năm 2011.
Trong trồng trọt, cơ cấu cây trồng được chuyển đổi gắn với thị trường và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, từng bước hình thành được một số cây trồng có giá trị phù hợp với điều kiện đất đai, lao động ở địa phương như: thanh long, điều, cao su… Tuy diện tích gieo trồng lúa có giảm do chuyển sang các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế nhưng sản xuất lương thực vẫn có sự tăng trưởng và ổn định (nhờ sự phát huy năng lực tưới của các công trình thủy lợi và ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất), năng suất lúa tăng từ 46,16 tạ/ha năm 2006 lên 50,00 tạ/ha năm 2011.
Tổng sản lượng lương thực năm 2011 đạt 167.576 tấn (năm 2005 là 87.935 tấn), trong đó thóc 132.093 tấn, bắp 12.907 tấn, khoai mỳ 22.576 tấn. Bình quân lương thực đầu người tăng từ 687kg/người/năm năm 2005 lên 858kg/người/năm năm 2010. Diện tích, sản lượng các loại cây công nghiệp lâu năm và cây ăn trái cũng có sự phát triển khá, đặc biệt là cây điều, cây thanh long (đây là 2 loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, hướng mạnh ra xuất khẩu); trong đó diện tích cây điều năm 2010 là 2.778 ha, tăng 1.222 ha so với năm 2006; diện tích cây thanh long năm 2011 là 4.562 ha, tăng 3.077 ha so với năm 2006.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm của huyện cũng liên tục có sự phát triển trong những năm qua. Năm 2011, tổng đàn bò của huyện đạt 55.800 con, tăng bình quân trên 4.000 con/năm trong giai đoạn 2006 - 2011 (năm 2005 là 35.485 con); đàn trâu tăng từ 669 con năm 2006 lên đến 1.100 con năm 2011; đàn heo giảm từ 47.403 con xuống còn
95
45.600 con; đàn dê, cừu từ 9.060 con lên 10.900; riêng số lượng gia cầm của huyện có sự gia tăng mạnh mẽ so với những năm trước đây sau ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm H5N1 đã hồi sinh trở lại (tăng từ 497.000 con năm 2006 lên đến 932.600 con năm 2011). Nhìn chung chất lượng đàn gia súc, gia cầm của huyện không ngừng được cải thiện thông qua các chương trình sind hóa đàn bò, nạc hóa đàn heo..., góp phần tăng sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa trên thị trường.
Lĩnh vực lâm nghiệp: Rừng Hàm Thuận Bắc ngoài chức năng cung cấp nguyên liệu cho các ngành sản xuất, chế biến lâm sản còn có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái và bảo vệ tài nguyên sinh vật vùng nhiệt đới. Hiện tại quỹ đất lâm nghiệp của huyện có diện tích khá lớn với 63.355,80 ha, chiếm 49,23% tổng diện tích tự nhiên, trong đó có 40.192,91 ha rừng phòng hộ, còn lại là rừng sản xuất 23.162,89 ha. Diện tích rừng nghèo kiệt chiếm tỷ lệ cao, trữ lượng rừng thấp. Độ che phủ của rừng đạt 49,7%.
Những năm qua rừng đã cung cấp một lượng lớn nguồn lợi về lâm sản và chất đốt. Khai thác lâm sản được điều chỉnh dần theo hướng hạn chế khai thác rừng tự nhiên, giảm số lượng khai thác phù hợp với quy mô năng lực chế biến. Công tác giao khóan chăm sóc bảo vệ rừng, quản lý tài nguyên rừng ngày càng được quan tâm. Đến nay toàn huyện đã trồng rừng tập chung được 1.521 ha, trồng cây phân tán 58 ha. Diện tích đất lâm nghiệp theo các đối tượng sử dụng với tổng số 62.719,43 ha bao gồm: hộ gia đình, cá nhân sử dụng 706,74 ha; tổ chức kinh tế 625,10 ha; cơ quan, đơn vị của Nhà nước 61.387,59 ha. Diện tích do UBND cấp xã quản lý 725,77 ha, góp phần khai thác hiệu quả quỹ đất lâm nghiệp, nâng độ che phủ rừng chống sói mòn rửa trôi đất.
Nhìn chung hoạt động lâm nghiệp của huyện đã và đang phát triển theo hướng lâm nghiệp xã hội hóa, gắn kinh tế rừng với kinh tế - xã hội miền núi theo mô hình giao khoán bảo vệ rừng gắn kết chặt chẽ giữa người dân với rừng, phát triển mô hình kinh tế trang trại vườn rừng.
Lĩnh vực thủy sản: Kinh tế thủy sản những năm qua tiếp tục được phát triển toàn diện cả khai thác và nuôi trồng. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản tăng từ 84,00 ha năm 2006 lên 90,42 ha năm 2011 (diện tích đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn 41,90 ha, diện tích đất nuôi trồng thủy sản nước ngọt 48,52 ha). Tuy nhiên giá trị
96
trong lĩnh vực này chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp do nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ hộ gia đình hay kết hợp thủy lợi, thủy điện với nuôi trồng thủy sản.
c. Khu vực kinh tế công nghiệp
Hoạt động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trong 5 năm qua có sự chuyển biến khá, tốc độ tăng trưởng bình quân 16,7%, nhất là trên lĩnh vực khai thác đá, cát sỏi xây dựng, gạch nung, cát thủy tinh, sản xuất tấm lợp kim loại, dệt lưới kẽm, cấu kiện bê tông đúc sẵn, mộc dân dụng, nước đá cây, nước máy, xay xát lúa, hạt điều nhân, may mặc, bánh tráng.... do nhu cầu xã hội ngày càng tăng cao.
Năm 2010 tỷ trọng toàn ngành chiếm 27,50% trong cơ cấu kinh tế với sự tập chung một số cơ sở công nghiệp như: Khu công nghiệp Phan Thiết (xã Hàm Liêm), chế biến đá xây dựng, bê tông tươi, cấu kiện bê tông đúc sẵn... Các cơ sở sản xuất gạch ngói và đá chẻ với năng lực sản xuất hàng năm trên 4,5 triệu viên gạch (năm 2011 đạt 7,8 triệu viên), 7 triệu viên đá chẻ (năm 2011 đạt 19,5 triệu viên).
Ngoài ra, các lĩnh vực khác như sản xuất nước đá, gia công cơ khí, sản xuất và phân phối điện nước cũng có bước phát triển khá. Các cơ sở sản xuất cũng đã bắt đầu chú trọng đầu tư về hạ tầng, cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện với nghề mộc dân dụng (xã Hàm Thắng), bánh tráng (Thị trấn Phú Long, xã Hàm Chính), đan lát các sản phẩm từ lục bình, bẹ chuối ở (Thuận Minh, Đông Giang).
Hiện nay trên đia bàn huyện đã có khu công nghiệp Phan Thiết xã Hàm Liêm và một số khu công nghiệp khác với diện tích 92,11 ha và ngày càng có xu hướng phát triển rộng các khu công nghiệp ra các xã Hàm Đức, Hồng Liêm và hai thị trấn Ma Lâm, Phú Long. Điều này sẽ góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn trên địa bàn huyện.
d. Khu vực kinh tế dịch vụ
Huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bình Thuận, giáp ranh với thành phố Phan Thiết nên rất thuận lợi trong giao lưu, phát triển mạng lưới kinh doanh thương mại - dịch vụ. Liên tục trong những năm qua, các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển thương
97
mại - dịch vụ đã đạt tốc độ tăng trưởng khá, góp phần quan trọng làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 31,50% trong cơ cấu kinh tế chung của toàn huyện với việc hình thành và đưa vào hoạt động chợ trung tâm huyện và xây dựng kiên cố hóa một số chợ trung tâm xã, cơ bản đáp ứng được nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng cũng như trao đổi sản phẩm sản xuất của nông dân. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng từ 642 tỷ đồng năm 2006 lên 1.324 tỷ đồng năm 2009, ước năm 2011 là 1.584 tỷ đồng (theo giá thực tế), tốc độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2011 là 17,3%.
Tổng số cơ sở kinh doanh thương mại- dịch vụ đã tăng từ 4.470 cơ sở năm 2006 lên 7.180 cơ sở năm 2009, ước năm 2011 là 8.090 cơ sở. Trong đó, số doanh nghiệp tăng từ 84 đơn vị năm 2006 lên 205 đơn vị năm 2009, ước năm 2011 là 220 doanh nghiệp, với tổng số vốn đăng ký kinh doanh đạt trên 320 tỷ đồng. Hộ kinh doanh cá thể tăng từ 4.386 hộ năm 2006 lên 6.975 hộ năm 2009, ước năm 2011 là 7.870 hộ.
Tổng số lao động kinh doanh thương mại - du lịch tăng từ 6.645 người năm 2006 lên 11.030 người năm 2009, ước năm 2011 là 12.520 người.
Dịch vụ bưu chính viễn thông được nhà nước đầu tư nên phát triển khá mạnh, 100% xã, thị trấn có bưu điện văn hóa, phủ sóng phát thanh, truyền hình điều này đã đáp ứng được nhu cầu thông tin ngày càng tăng của nhân dân. Các dịch vụ như: điện, nước sinh hoạt, vận tải, bảo hiểm, sửa chữa cơ khí, cung cấp vật tư,… từng bước được mở rộng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân.
Dịch vụ du lịch, kết cấu hạ tầng phục vụ cho du lịch từng bước được phát triển, đặc biệt là các vùng trọng điểm du lịch của huyện được đầu tư nên thu hút được nhiều dự án của các thành phần kinh tế, làm cho cơ sở vật chất của ngành tăng lên đáng kể.
Bên cạnh đó, UBND huyện phối hợp với Sở Du lịch Bình Thuận tiến hành cắm lại mốc giới khu du lịch sinh thái Hàm Thuận - Đa Mi tạo động lực thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh đặc biệt phục vụ du lịch nghỉ cuối tuần.
2.3.2.2. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Hiện trạng dân số và phân bố dân cư
98
Theo số liệu thống kê, dân số toàn huyện năm 2011 là 168.224 người (chiếm 14,0% so dân số của tỉnh) với 32.016 hộ (quy mô là 5 người/hộ). Trong đó, dân số thành thị (thị trấn Ma Lâm và thị trấn Phú Long) là 29.956 nhân khẩu (chiếm 17,81%) và 138.268 nhân khẩu nông thôn (chiếm 82,19%). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,36%.
Mật độ dân số trung bình là 131 người/km2 và có sự phân bố không đồng đều giữa các khu vực, tập trung chủ yếu ở thị trấn Ma Lâm (836 người/km2), thị trấn Phú Long (696 người/km2), và các vùng có địa hình bằng phẳng như xã Hàm Thắng (1.028 người/km2), trong khi ở các vùng miền núi, vùng sâu dân cư thưa thớt (xã Đông Tiến 10 người/km2, xã Đa Mi 28 người/km2). Về thành phần dân tộc, dân tộc Kinh là 153.503 người, chiếm 91,25%, còn lại các dân tộc thiểu số là 14.721 người, chiếm 8,75% (riêng dân tộc Chăm và K’ho chiếm 7,30%, các dân tộc thiểu số khác là Gia Rai, Ra Giai… chỉ chiếm 1,45%).
Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được chú trọng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm nhanh từ 1,373% năm 2005 xuống còn 1,16% năm 2010, dân số cơ học có sự giảm mạnh với mức giảm bình quân hàng năm khoảng 0,02 - 0,04%/năm. Với tốc độ thị hóa ngày càng cao như hiện nay cùng với việc phát triển và hình thành một cách đồng bộ các khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn huyện trong thời gian tới... thì tỷ lệ tăng dân số cơ học theo dự báo sẽ có nhiều biến động.
Điều này sẽ tác động không nhỏ đến việc bố trí, sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Bảng 2.8. Diện tích, dân số và mật độ dân số năm 2011
Số TT Tên xã Diện tích (km2)
Dân số năm 2011
(người)
Mật độ dân số (người/km2) TỔNG SỐ 1.286,936 168.224 131
1 Thị trấn Ma Lâm 16,969 14.192 836
2 Thị trấn Phú Long 25,508 15.664 696
3 Xã La Dạ 112,126 3.216 29
4 Xã Đông Tiến 107,593 1.035 10
99
5 Xã Thuận Hòa 105,490 5.692 54
6 Xã Đông Giang 88,526 2.460 28
7 Xã Hàm Phú 103,148 8.236 80
8 Xã Hồng Liêm 100,546 9.923 99
9 Xã Thuận Minh 124,820 6.853 55
10 Xã Hồng Sơn 79,812 13.440 168
11 Xã Hàm Trí 65,327 8.431 129
12 Xã Hàm Đức 56,240 18.959 337
13 Xã Hàm Liêm 57,245 10.916 191
14 Xã Hàm Chính 45,432 13.990 308
15 Xã Hàm Hiệp 34,568 12.440 360
16 Xã Hàm Thắng 18,209 18.720 1.028
17 Xã Đa Mi 145,377 4.057 28
b. Lao động và việc làm
Năm 2012, Hàm Thuận Bắc có 97.570 người trong độ tuổi lao động (chiếm 58,00% dân số). Cơ cấu lao động cũng có sự chuyển dịch tích cực, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - dịch vụ, giảm tỷ trọng lao động nông lâm ngư nghiệp.
Về việc làm, hiện tại số lao động đang làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp - thủy sản 45.925 người, chiếm 47,07% tổng số lao động. Lao động làm việc trong ngành công nghiệp - xây dựng 17.219 người, chiếm 17,65% tổng số lao động. Lao động làm việc trong ngành thương mại - dịch vụ 17.351 người, chiếm 17,78% tổng số lao động. Hàng năm huyện còn giải quyết việc làm hoặc tạo thêm việc làm cho từ 3.500 đến 4.000 lao động.
Nhìn chung nguồn lao động của huyện tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn
100
kỹ thuật và được đào tạo còn thấp chiếm 15,6% năm 2009 (năm 2000 là 5,2%) tính cả sơ cấp nghề và đào tạo nghề ngắn hạn. Lao động có trình độ cao đẳng, đại học trở lên chiếm tỷ lệ rất thấp, chủ yếu thuộc các ngành giáo dục, y tế, các ngành khác thiếu ở mức trầm trọng. Do vậy, trong tương lai cần có hướng đào tạo nghề cho người lao động nhất là khoa học công nghệ mới có thể đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển như vũ bão hiện nay.
Bảng 2.9. Dân số, lao động và cơ cấu sử dụng lao động
Hạng mục Đơn
vị 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Tốc độ tăng
bq (%) 1. Dân số trung bình Ngư
ời
161.36 4
162.6 13
164.0 08
165.4 44
166.8 23
168.22
4 0,84 - Tỷ lệ tăng dân số
chung % 0,92 0,87 0,84 0,81 0,82 0,84
- Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,373 1,199 1,146 1,145 1,236 1,160 - Tỷ lệ giảm cơ học % 0,453 0,329 0,306 0,335 0,416 0,32 2. Số người trong độ
tuổi L.động
Ngư
ời 89.073 90.41 3
92.99 3
94.63 4
96.09
0 97.570 1,91 Tỷ lệ so dân số % 55,2 55,6 56,7 57,2 57,6 58,0
3. Lao động làm việc trong các ngành
kinh tế - xã hội
Ngư
ời 75.979 76.49 3
77.06 4
77.86 4
78.80
3 80.495 0,92 Tỷ lệ so số người
trong độ tuổi LĐ % 85,3 84,6 82,9 82,3 82,0 82,5