Tánh Linh là một huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết khoảng 100 km, có tọa độ địa lý và vị trí địa lý như sau:
Toạ độ địa lý từ 10050’24” đến 11020’56” vĩ độ Bắc, từ 107030’50” đến 107050’22” kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
- Phía Nam giáp với huyện Hàm Tân và huyện Hàm Thuận Nam.
- Phía Đông giáp huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam.
- Phía Tây với huyện Đức Linh và tỉnh Đồng Nai.
Tánh Linh là huyện miền núi vùng cực Nam Trung Bộ và giáp với Tây Nguyên, là cửa ngõ giao thông đường bộ khu vực phía Tây Nam tỉnh Bình Thuận. Ngoài khả năng giao lưu thuận lợi với các huyện lân cận, Tánh Linh còn có khả năng quan hệ
48
rộng rãi với các trung tâm kinh tế trọng điểm phía Nam như Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Tây Nguyên. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo cho Tánh Linh có vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương.
2.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Có 4 dạng địa hình chủ yếu:
- Dạng địa hình núi cao và trung bình, có độ cao từ 1.000 - 1.600m phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, giáp với tỉnh Lâm Đồng, bao gồm các núi BNOMPANGHYA cao 1.478m và núi Ông cao khoảng 1.302m tập trung tại các xã như Măng Tố, Nghị Đức, Bắc Ruộng.
- Dạng địa hình núi thấp: Có độ cao dao động từ 200 - 800m, tập trung phía nam huyện, gồm các núi DANGDAO cao 851m, núi DANGRUIN cao trên 706m (Bắc Ruộng), CATONG cao 452m (Lạc Tánh), Đức Bình…
- Dạng địa hình đồi lượn sóng: Độ cao 20 - 150m. bao gồm những đồi đất xám, đất đỏ vàng, chạy theo hướng Bắc - Nam hoặc xen kẽ ở nhứng vùng núi thấp.
- Dạng địa hình đồng bằng: Có thể chia địa hình đồng bằng thành 2 dạng sau:
+ Địa hình bậc thềm sông: Có độ cao từ 5 - 10m, có nơi chiều cao 2 - 5m dọc theo sông La Ngà tập trung chủ yếu ở các xã như Đức Phú, Nghị Đức, Đức Tân, Đồng Kho, Huy Khiêm, Măng Tố, Bắc Ruộng.
+ Địa hình trũng: Ven sông La Ngà và các nhánh suối nhỏ, ven hồ Biển Lạc, tập trung ở các xã như Gia An, Huy Kiêm đây là vùng trọng điểm lương thực của huyện Tánh Linh.
Địa tầng Tánh Linh gồm các đá trầm tích có tuổi Jura đệ tứ, có điệp La Ngà lộ ra dạng cát kết, bội kết và sét kết màu sẩm. Có nơi Pyrit cùng với đá phiến sét, Silic màu xám phân bố ở phía Nam của huyện. Trên địa tầng La Ngà có lớp phủ Bazan Xuân Lộc, tuổi Pleitocene giữa (QII). Đá Bazan có cấu tạo lỗ hổng, xốp, xỉ và dăm núi lửa, có nơi đá Bazan đặc xít.
Địa tầng trẻ nhất là trầm tích bờ rời tuổi Pleitocene muộn (QIII) và Holocene (QIV), trầm tích sông La Ngà có cuội và cuội sỏi, cát màu vàng bị laterite gọi là phù sa cổ. Trầm tích Holocene sông hồ, đầm lầy có sét màu xám, xám đen và xám xanh, có
49
khi là màu xám sẫm đen, nhiều xám thực vật có dạng than bùn dọc sông La Ngà và ven hồ Biển Lạc. Phía Đông Bắc và phía Đông Nam của huyện còn có đá xâm nhập Macma tuổi Kreta, phức hệ Ankroet Định Quán và Đèo Cả.
Theo các tài liệu khoáng sản cho thấy Tánh Linh có các loại đá và mẫu chất sau:
- Granit: Đá Granit thường gặp ở Tánh Linh là đá granit - biotit phức hệ Ankroet. Đá thường có hạt thô màu xám nhạt hoặc xám đen, kiến trúc hạt và khá vững chắc. Trong thành phần hoá học có hàm lượng SiO2 cao, từ 60-70%, Fe2O3 thấp (từ 0,2-1%), chứa nhiều K2O.
Các loại đất phát triển trên đá granit có thành phần cơ giới nhẹ, nhiều cát thô, kết cấu rời rạc và thường có màu vàng đỏ, xám vàng, đỏ vàng, xám nhạt…và độ phì thường thấp.
- Cát kết: Cát kết ở Tánh Linh thường xen lẫn với đá phiến, hoặc bột kết. Thành phần chủ yếu là Thạch Anh, có kích thước tương đối thô (từ 0,1 - 2mm), kết gắn lại với nhau bằng cement vôi, sắt hoặc keo silic. Khi bị phong hoá, cát kết cho đất có tầng mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, độ phì thấp.
- Đá phiến sét: Có tuổi thuộc kỷ Devon - Cacbon sớm. Đá thường có màu đen, có nơi chứa Xeruxit bóng láng, phân thành phiến rắn chắc, thỉnh thoảng có xen ít lớp cát két hạt nhỏ chứa các mảnh vụn Turmalin. Đá phiến sét phong hoá cho đất thành phần cơ giới nặng, tầng dầy và độ phì tương đối khá.
- Đá bazan: Có tuổi Pleitocene kỷ đệ tứ, đá Bazan ở Tánh Linh thường giàu Olivin, có màu nâu đen, kiến trúc pocphia và thuỷ tinh nhưng thường gặp hơn là kiến trúc dolerite. Thành phần hoá học của đá bazan ở Tánh Linh như sau: SiO2: 41,86%;
Al2O3: 11,71%; Fe2O3: 3.92%; Fe2O3:8.36%; MnO: 0,17%; N2O: 10,73%; CaO:
10,58%; K2O: 2,07%; TiO2: 2,53%; P2O5: 0,84%; H2O: 2,17%. Đá tương đối giầu Fe, Al, Ca và Mg. Do đó khi các khoáng vật của chúng (Plagiocla, Olivin và Orgit) phong hoá sẽ cho nhiều sét, cacbonat, canxi, oxyt sắt và clorit nên đất có màu đỏ thẫm, thịt nặng và độ phì tương đối cao.
- Mẫu chất phù sa cổ: Là bậc thềm thứ nhất nằm trung gian giữa đất bằng và miền núi. Mẫu chất phù sa cổ có nhiều mầu sắc khác nhau nhưng thường là xám nhạt, vàng xám nhạt với các đốm rỉ sắt của quá trình feralit phát triển tương đối yếu và các
50
vết màu đậm, nhất là các nơi có mực nước ngầm nông.
- Phù sa sông suối: Đây là loại trầm tích trẻ nhất,có tuổi Pleitocene muộn (QIII) và Halocene (QVI). Phù sa thường có mầu nâu sẫm đến vàng nhạt, thành phần cơ giới nhẹ, kết cấu kém, quá trình feralit diễn ra yếu.
2.2.1.3. Khí hậu
Khí hậu của Tánh Linh mang tính chuyển tiếp giữa chế độ mưa của vùng duyên hải Nam Trung Bộ hay nói cách khác đây là vùng đệm giữa trung tâm mưa lớn của miền Nam (cao nguyên Di Linh) và vùng đồng bằng ven Biển. Vì vậy Tánh Linh là một vùng ẩm nhất tỉnh Bình Thuận, chỉ số ẩm ướt trong năm đều trên 2,0.
Hàng năm, trong vùng còn chịu ảnh hưởng tương đối ổn định của gió mùa Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Lượng mưa trung bình trong năm tương đối cao, từ 2.000 - 2.500 mm, ít gió bão và không có mùa đông lạnh. Mùa mưa bắt đầu từ trung tuần tháng 5 và kết thúc vào tháng 10. Năm mưa nhiều nhất lượng mưa đạt khoảng từ 2.300 - 3.000 mm. Năm mưa ít nhất lượng mưa chỉ đạt khoảng 1.500 - 2.000 mm. Số ngày mưa trong năm vào khoảng 170 - 190 ngày. Chỉ số ẩm ướt có ngày lên đến 5,2.
Có 2 mùa mưa và khô: mùa khô bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10.
Do có mưa lớn và tập trung theo mùa nên Tánh Linh thường xảy ra úng lụt ở vùng đồng bằng sông La Ngà.
Số giờ nắng trong năm cao, trung bình mỗi ngày có trên 8 giờ. Tổng lượng bức xạ năm vào khoảng 140kcl/cm2/năm.
Nhiệt độ không khí cao đều trong năm và tương đối ổn định - Nhiệt độ trung bình trong năm: 22 - 260C.
- Nhiệt độ tối cao trung bình trong năm: 26 - 300C - Nhiệt độ tối thấp trung bình trong năm: 18 - 220C.
- Biên độ nhiệt trong năm: 8 - 100C.
- Tổng nhiệt độ trong năm: 8.400 - 9.2000C.
51 - Tổng nhiệt độ mùa vụ: 4.000 - 4.5000C
- Tổng nhiệt độ vụ Đông Xuân: 4.000 - 4.5000C
Độ ẩm không khí trung bình trong năm từ 70 - 85%, độ ẩm không khí cao từ tháng 6 đến tháng 11 đạt khoảng 84,3 - 86,9%.
Mùa khô vào các tháng 1, 2, 3 trong các tháng này độ ẩm không khí trung bình từ 75,6 - 76,9%.
Hàng năm độ ẩm trung bình tối cao vào khoảng 91,8% và tối thấp trung bình và khoảng 61,3%. Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối có khi xuống tới 15% và xuất hiện vào mùa khô.
Tóm lại khí hậu Tánh Linh diễn biến theo 2 mùa rõ rệt. Lượng mưa phân hoá theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp. Mùa mưa (vụ hè thu và vụ mùa), cây cối phát triển tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô cây cối phát triển rất kém. Vì vậy ngoại trừ những diện tích đất được tưới, còn lại hầu hết chỉ sản xuất được trong mùa mưa.
2.2.1.4. Thủy văn
* Nước ngầm
Theo tài liệu địa chất thuỷ văn tỉnh Bình Thuận cho thấy nước ngầm tồn tại trong đất của huyện Tánh Linh ở các dạng sau:
-Tầng chứa nước của các bồi tích (cát, cuội, sỏi) thường thấy ở các thềm sông, suối lớn và các vùng phụ cận, có tính thềm nước khá cao, năng xuất khai thác nước an toàn mỗi giếng trong tầng nước này biến động từ 2m3 - 15m3/giờ. Nước thuộc loại siêu nhạt (độ khoáng M = 0,1 mg/l)
-Các tầng chứa của đá phun trào Bazan có lỗ hổng và nứt nẻ lớn, có khả năng thấm nước tốt nhưng bề dày không lớn nên chứa nước không nhiều lắm. Năng suất khai thác an toàn từ 1 - 2 m3/h cho mỗi giếng. Nước thuộc loại nhạt (độ khoáng M = 0,1 - 0,5 mg/l) và siêu nhạt (độ khoáng M < 0,1 mg/l)
Về trữ lượng nước, nhờ ảnh hưởng thâm nhập của sông La Ngà nên nhìn chung nguồn nước dưới đất ở huyện Tánh Linh khá dồi dào, có thể đáp ứng tốt cho nhu cầu đời sống và sản xuất.
52
*Nước mặt
Sông La Ngà là con sông chính, lớn nhất của huyện (chiều dài khoảng 50 Km, diện tích lưu vực khoảng 417,4 km2) và cũng là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp trong vùng, là phụ lưu cấp 1 của hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ dãy núi của cao nguyên Di Linh (Lâm Đồng) cao trên 1.300m chảy từ thượng nguồn xuống đến huyện Tánh Linh theo hướng Bắc - Nam, sau đó bị chắn bởi núi Ông và núi Dangruin và đổi hướng Đông - Tây.
Do sông được bắt nguồn từ vùng có lượng nước lớn và tập trung, địa hình chuyển đột ngột từ miền núi xuống đồng bằng, không có đê chắn nước nên trong mùa mưa lũ thường gây nên úng lụt.
Ngoài sông La Ngà chảy qua địa bàn huyện còn có sông Lay Quang (30km), sông Phan, sông Cát, sông Dinh, hồ Biển Lạc…và 45 con suối. Phần lớn những con sông ở Tánh Linh đều có nước chảy quanh năm. Đặc biệt là hồ Biển Lạc với diện tích ngập bình quân là 300 ha, có nước quanh năm. Đây là một trong những nguồn nước quan trọng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản của vùng.
Nhìn chung, Tánh Linh có nguồn nước dồi dào, đảm bảo được phần nào việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế khác. Tuy nhiên do lượng mưa tập trung theo mùa nên hiện tượng hạn hán cục bộ vào mùa khô hoặc lũ quét vào mùa mưa vẫn xảy ra tại một số nơi trên địa bàn huyện.
2.2.1.5. Các nguồn tài nguyên a. Tài nguyên đất
Do đặc điểm của địa hình dẫn tới sự hình thành của các loại đất trong huyện cũng đa dạng bao gồm những nhóm đất chính sau đây:
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng năm 1978 của trạm nông hoá thổ nhưỡng tỉnh Thuận Hải (cũ), kết hợp với khảo sát thực địa bổ sung và căn cứ vào hệ thống phân loại đất (theo phương pháp FAO - UNESCO) của hội khoa học đất Việt Nam, đất đai Tánh Linh được chia thành 7 nhóm (Soil gruop) và 13 đơn vị đất đai (Soil unit).
Nhóm đất phù sa (Fluvisols):
Có diện tích 9.936 ha, chiếm 8,64% diện tích tự nhiên, chủ yếu là phù sa của
53
sông La Ngà và phân bố ở hầu hết các xã trong huyện. Được hình thành trên trầm tích sông hoặc suối. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp, phụ thuộc vào vị trí và khoảng cách có với dòng sông (những khu vực gần sông có thành phần cơ giới thô hơn khu vực xa sông). Vùng trũng và bằng phẳng thành phần cơ giới mịn hơn ở vùng cao và dốc. Đất có tầng đất dày, phần lớn trên 100 cm.
Trong nhóm đất phù sa trên địa bàn huyện có 3 đơn vị đất:
- Đất phù sa trung tính ít chua (FLe - Umbrihumi - Eutric Fluvisols) có diện tích 3.969,49 ha chiếm 3,38% tổng diện tích đất tự nhiên. Phân bố ở các xã Đức Phú, Đức Thuận, Gia An, Đức Bình ... Đất có tỷ lệ sét tương đối cao, có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, khả năng giữ nước, giữ mùn khá. Phản ứng đất từ trung tính đến ít chua, giàu mùn (>3%). Hàm lượng các chất dinh dưỡng từ trung bình đến khá. Đây là loại đất tương đối tốt thích hợp với nhiều loại cây trồng, phần lớn diện tích đã được sử dụng trồng các loại hoa màu, cây lương thực, thực phẩm và các loại cây công nghiệp ngắn ngày.
- Đất phù sa gley: (Gleyi - Umbric Fluvisols)
Có diện tích 4.622,09 ha chiếm 3,97% diện tích tự nhiên, phân bố nhiều nhất ở các xã Đồng Kho, Huy Khiêm, Đức Bình và Đức Thuận và thị trấn Lạc Tánh. Đất phù sa Gley thường được hình thành do phân bố ở địa hình thấp, bị ngập nước trong một thời gian hay cả năm nên đất bị yếm khí và hiện tượng gley xuất hiện trong đất.
Đất có thành phần cơ giới đất từ thịt pha cát đến thịt nặng, có màu xám xanh, vàng xám hoặc xám đen. Đất từ chua đến ít chua PHKCl dao động từ 4,6 - 5,5 ; giàu mùn (>2%); Đạm trung bình 0,1 - 0,15%; lân tổng số trung bình từ 0,01 - 0,1%; Kali tổng số nghèo 0,4 - 1,5%. Do điều kiện ngập nước và có tính gley nên khả năng sản xuất rất hạn chế, thường sử dụng để trồng lúa nước và nuôi trồng thủy sản.
- Đất phù sa có đốm rỉ: (Plinthi - Dystric Fluvisols)
Có diện tích 1.305,02 ha chiếm 1,11% diện tích tự nhiên của huyện. Phẫu diện đất có sự phân hoá tương đối rõ. Trong đất đã xuất hiện tầng rửa trôi, tích tụ sét, nhôm và quá trình phá huỷ khoáng sét để tạo ra trầm tích tích tụ.
Đất thường có tầng dày và độ dốc thấp, đất chua PHKCl từ 4,5 - 5,6; lượng mùn trong đất tương đối giàu > 3%; Lân tổng số khá > 1; Lượng chứa Cation kiềm cao. Đất phù
54 sa có tầng đốm rỉ là một loại đất tốt.
Nhìn chung nhóm đất phù sa của Tánh Linh có độ phì tương đối khá. Nhóm đất này có thể sử dụng để sản xuất lúa 2-3 vụ, hoa màu, hoặc cây ăn quả.
Nhóm đất Gley (Gleysols)
Diện tích 7.324,78 ha chiếm 6,24% tổng diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở các xã Gia An, Lạc Tánh, Huy Khiêm, Nghị Đức, Gia Huynh…Nhóm đất Gley có một đơn vị đất là Gley chua (Dystris Gleysols).
Đất thường ở dạng địa hình trũng và bị ngập nước quanh năm hoặc trong một thời gian dài. Do bị ngập nước, đất bị yếm khi và hiện tượng Gley phát triển mạnh trên toàn phẫu diện.
Đất thường có màu xám xanh, xám hơi nâu hoặc xám đen. Tầng đất mặt thường lẫn nhiều xác hữu cơ ở trạng thái phân giải yếu. Ở tầng dưới, có nơi lẫn xác hữu cơ mức độ nông sâu khác nhau.
Toàn bộ đất Gley chua ở Tánh Linh đều có tầng đất dày (trên 100cm) chua và bị Gley mạnh. Thành phần cơ giới tương đối phức tạp (thay đổi từ thịt trung bình đến sét).
Hàm lượng mùn rất giàu > 3%; Đạm tổng số cũng giàu từ 0,2 - 0,5%; Lân tổng số từ nghèo đến rất nghèo; Kali tổng số thấp, dưới 0,8%.
Với tính chất đất trên và kinh nghiệm sản xuất của người dân cho thấy loại đất này chủ yếu thích hợp cho trồng lúa nước nếu có biện pháp thoát thuỷ tốt.
Nhóm đất xám: (Acrisols)
Có diện tích 21.019,34 ha, chiếm 17,90% diện tích tự nhiên của huyện. Phân bố ở hầu hết các xã Gia Huynh, Suối Kiết và thị trấn Lạc Tánh. Đây là nhóm đất mà trong qúa trình phong hoá đã mang tính chất trung gian, đang ở giai đoạn của quá trình feralit, đồng thời chịu tác động khá mạnh của quá trình rửa trôi và nhiều tác động thoái hoá khác.
Đất được hình tành trên đá mẹ thạch anh, nghèo kiềm, kiềm thổ và sắt, nhôm như đá Granit, cát kết hoặc hình thành trên mẫu chất phù sa cổ. Nhóm đất nằm ở vị trí trung gian giữa đồng bằng phù sa và vùng đồi núi thấp. Gồm có 2 đơn vị đất:
55
- Đất xám điển hình (Haplic Acrisols): Diện tích 8.321,06 ha chiếm 7,09%
điện tích đất tự nhiên của huyện
- Đất xám vàng cơ giới nhẹ (Veti-arenic Acrisols): Diện tích 12.698 ha chiếm 10,81% điện tích đất tự nhiên của huyện.
Nhìn chung, đất xám có thành phần cơ giới nhẹ, trong qua trình rửa trôi Fe, AL, Ca, Mg, Sét…diễn ra trên nền đất có màu xám nhạt. Tầng đất dày, thường trên 100cm.
Đất chua, pHKCl từ 4,5 - 5,0; Lượng mùn tương đối thấp; hàm lượng các chất dinh dưỡng: Đạm, lân đều từ nghèo đến rất nghèo; lân dễ tiêu cũng vào loại thấp; Tỷ lệ C/N vào khoảng 5 - 9, độ phân giải mùn từ kiệt đến vừa, lượng chứa cation kiềm trao đổi thấp.
Đối với loại đất này có khả năng cho năng suất cây trồng khá cao đối với loại cây công nghiệp có giá trị cao như điều, tiêu… Trong quá trình sử dụng nên lưu ý các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng cho đất để chống nguy cơ bị thoái hoá, bạc màu đất.
Nhóm đất đỏ (Ferasols):
Có diện tích 62.596,06 ha chiếm 53,31% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố chủ yếu ở các xã Đức Bình, Đức Thuận, La Ngâu, Đức Phú.
Đây là nhóm đất phản ánh rõ nhất đặc điểm của đới đất nhiệt đới ẩm, biểu hiện quá trình feralit ở các mức độ khác nhau tuỳ theo sự tác động mạnh hay yếu của các yếu tố hình thành đất. Màu đỏ vàng là màu sắc chủ đạo của đất, và mang những tính chất điển hình của vỏ phong hoá feralit. Đất thường chua, nghèo kiềm phong hoá tương đối triệt để cho các khoáng vật thứ sinh chủ yếu là Caolinit và các khoáng Sesquioxide. Đồng thời quá trình rửa trôi kiềm và tích tụ sắt, nhôm diễn ra mạnh. Tỷ số SiO2/Al2O3 thường nhỏ hơn 2 và acid fulvique chiếm ưu thế trong thành phần mùn.
Dựa vào đặc tính của đất, nhóm đất đỏ tại Tánh Linh có thể chia thành 2 đơn vị đất:
- Đất nâu vàng (Xanthic Fraasols): Diện tích 44.817,04 ha chiếm 38,17% diện tích tự nhiên của huyện.
- Đất nâu đỏ trên đá Đaxits và Andezit (Rhodie Fresols): Diện tích 17.779,02 ha chiếm 15,14% diện tích tự nhiên của huyện.