CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm về tăng trưởng xanh và tình hình triển khai hiện nay
1.1.3. Hiện trạng tăng trưởng xanh tại Việt Nam
Phát triển kinh tế ở Việt Nam những năm qua chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, xuất khẩu nguyên liệu thô và sơ chế. Phát triển bền vững là chủ trương lớn nhưng chưa được thực hiện triệt để. Mặc dù Chính phủ Việt Nam đã có chủ trương hướng tới một nền công nghiệp xanh, ít tiêu hao năng lượng, hạn chế sản xuất gây ô nhiễm môi trường, tuy nhiên việc thực hiện còn mang tính lẻ tẻ, chưa có tính đồng bộ do các lĩnh vực này chưa có chiến lược và quy hoạch phát triển rõ ràng theo hướng xanh. Đây cũng là tình hình chung của các lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế trọng tâm trong phát triển xanh, đồng thời cũng là lợi thế lâu dài của Việt Nam, tuy nhiên sản xuất nông nghiệp vẫn ở trình độ kém phát triển và có nguy cơ ngày càng tụt hậu xa hơn các ngành kinh tế khác.
13
Ngay trong nửa sau của thập niên đầu tiên của thế kỷ 21, hướng tiếp cận “tăng trưởng xanh” được thế giới nghiên cứu và phát triển. Tăng trưởng xanh/phát triển ít các-bon là mô hình phát triển mới được nhiều nước trên thế giới quan tâm, đặc biệt ở khu vực châu Á Thái Bình Dương - nơi đã thu được nhiều kết quả quan trọng, không những để giảm phát thải khí nhà kính, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, mà còn nâng cao chất lượng của tăng trưởng, thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng theo hướng bền vững và cải thiện đời sống người dân.
Là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, Việt Nam xác định phương thức tăng trưởng xanh là nỗ lực của Chính phủ trong quá trình thực hiện cam kết với cộng đồng quốc tế cùng chung tay ứng phó với biến đổi khí hậu. Đồng thời, đó cũng là cơ hội nâng cao đời sống cho người dân thông qua việc tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế và tiếp tục theo đuổi thành công mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Nhận thức được vai trò của việc xây dựng và thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh, ngày 25/09/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1393/QĐ- TTg phê duyệt Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng xanh. Trong đó, xác định, tăng trưởng xanh là cách thức phát triển phù hợp với yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và tái cấu trúc nền kinh tế trong giai đoạn sắp tới ở Việt Nam, phù hợp với quan điểm và định hướng phát triển của Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam và cụ thể hóa tại Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020: “Phải phát triển bền vững về kinh tế, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an ninh kinh tế.
Ðẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, coi chất lượng, năng suất, hiệu quả, sức cạnh tranh là ưu tiên hàng đầu, chú trọng phát triển theo chiều sâu, phát triển kinh tế tri thức. Tăng trưởng kinh tế phải kết hợp hài hòa với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Phát triển kinh tế - xã hội phải luôn coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu”.
Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tăng trưởng xanh là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon
14
thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội”.
Đặc biệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai Kế hoạch Hành động quốc gia về tăng trưởng xanh Việt Nam trong phạm vi toàn quốc, theo đó đã triển khai thực hiện các hoạt động sau:
- Về thể chế và kiện toàn tổ chức: Ngày 20/03/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 403/QĐ-TTg về Kế hoạch Hành động quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014-2020. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang triển khai thành lập Ban Điều phối liên ngành về Tăng trưởng xanh trực thuộc Uỷ ban Quốc gia về Biến đổi khí hậu do Phó Thủ tướng đứng đầu và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó ban thường trực; triển khai xây dựng hướng dẫn đầu tư tăng trưởng xanh để lồng ghép nội dung tăng trưởng xanh vào quy trình kế hoạch hóa phát triển kinh tế - xã hội.
- Về công tác xây dựng kế hoạch hành động: Các kế hoạch hành động trong lĩnh vực phụ trách của bộ, ngành và cấp địa phương về tăng trưởng xanh (như: Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường; trên 25 địa phương, như: Quảng Ninh, Thanh Hóa, Bến Tre, TP. Đà Lạt, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận...) đã và đang được xây dựng. Ba bộ: Tài nguyên Môi trường, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, 2 tỉnh: Quảng Nam, Bắc Ninh đã phê duyệt HĐND về tăng trưởng xanh. Trong đó, bước đầu tập trung đánh giá hiện trạng, xác định những ngành chính, tiềm năng, những lựa chọn ưu tiên, đề xuất cơ chế huy động nguồn lực đầu tư cho tăng trưởng xanh với sự tham gia của khu vực tư nhân...
- Về các hoạt động thu hút nguồn lực cho tăng trưởng xanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng phối hợp với Ngân hàng Thế giới và các nhà tài trợ đánh giá việc cung cấp ODA cho 66 hành động của chiến lược tăng trưởng xanh. Từ đó, xác định nhu cầu về nguồn lực và những ưu tiên trong thời gian tới về việc sử dụng nguồn vốn ODA cho các hành động về tăng trưởng xanh. Đồng thời, chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương huy động nguồn lực của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế
15
để thực hiện các hoạt động về tăng trưởng xanh, như: tăng cường năng lực; thực hiện thí điểm các hoạt động tại một số địa phương thông qua các dự án hỗ trợ kỹ thuật (Ninh Thuận, Đà Lạt, Bắc Ninh, Bình Thuận...); triển khai dự án thành lập Quỹ hỗ trợ tăng trưởng xanh... Kết quả, vận động được 5 triệu EUR từ Chính phủ Vương quốc Bỉ; 2 triệu USD từ Chính phủ Hàn Quốc và 3,6 triệu USD là từ Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)...
Tại Việt Nam, tăng trưởng xanh tuy đã được nhiều địa phương quan tâm, nhiều doanh nghiệp ứng dụng song chưa thành xu thế do tầm quan trọng của tăng trưởng xanh chưa được thực sự đề cao so với việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chính vì thế, số đông người dân và doanh nghiệp chưa có nhận thức đầy đủ về sự cấp thiết của tăng trưởng xanh. Đây sẽ là điểm yếu đặc biệt đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi các công ty mong muốn thu hút nguồn vốn và tìm kiếm khách hàng, đối tác từ nước ngoài. Ngày nay, các tổ chức tài chính chuyên nghiệp đều có chỉ tiêu về tăng trưởng xanh trong đánh giá đầu tư, và dân chúng ngày càng nhạy cảm hơn đối với những hoạt động ảnh hưởng tới môi trường của doanh nghiệp [15].
Một số văn bản pháp lý liên quan đến tăng trưởng xanh được ban hành như:
• Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kì 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 ban hành kèm theo Quyết định số 1393/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 25/9/2012.
• Kế hoạch hành động Quốc gia về Tăng trưởng xanh giai đoạn 2014 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định số 403/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/3/2014.
• Chương trình hành động của ngành tài nguyên và môi trường thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết định số 965/QĐ-BTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 23/4/2015.
- Về hiện trạng thực thi tăng trưởng xanh thì đã và đang được các tổ chức, sở, ban, ngành, địa phương nghiên cứu, triển khai, thực hiện như:
16
+ Viện Tăng trưởng xanh Toàn cầu (GGGI) phối hợp với Chương trình Định cư Con người Liên Hợp Quốc (UN-Habitat) đã có những khóa tập huấn cho cán bộ ở Sở tài nguyên Môi trường Hồ Chí Minh.
+ Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng để chia sẻ kiến thức về Tăng trưởng xanh nhằm tăng cường năng lực cho lãnh đạo địa phương và tăng vai trò làm chủ của họ trong quá trình lập kế hoạch, triển khai các chính sách và những chương trình phát triển cho thành phố;
+ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương (2014). Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Bình Dương và đề xuất các giải pháp giảm thiểu;
+ Sở Khoa học và Công nghệ Tp. Hồ Chí Minh (2012). Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và dự báo phát thải các khí nhà kính tại Tp. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu;
+ Điều tra tiềm năng cơ chế phát triển sa ̣ch (CDM) trên đi ̣a bàn tỉnh Hâ ̣u Giang, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hâ ̣u Giang, 2009;
+ Sở Tài Nguyên và Môi trường thành phố Hải Phòng (2014). Đề xuất bộ chỉ số Tăng trưởng xanh về môi trường thành phố Hải Phòng;
+ Ủy Ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2013). Triển khai thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 của thành phố Hà Nội;
+ Ủy Ban Nhân dân tỉnh Kon Tum (2013). Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2012 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050;