3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện mức độ xanh hóa tại các nhà hàng – khách sạn
3.3.8. Giải pháp xây dựng chiến lược marketing xanh
Mặc dù có nhiều thách thức trong việc thực hiện marketing xanh nhưng đây là xu thế tất yếu khi người tiêu dùng ngày càng có nhận thức cao về tiêu dùng xanh và các quốc gia cũng đặt ra nhiều áp lực trong việc phát triển bền vững. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp cần phải định hướng để thực hiện chiến lược marketing xanh cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Một số gợi ý cho các doanh nghiệp như sau:
- Thiết kế các chương trình nâng cao nhận thức về môi trường
- Chú trọng đầu tư vào thiết bị, công nghệ tiên tiến và công tác nghiên cứu sản phẩm: Việc đầu tư công nghệ sạch như sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời hay hệ thống tái sử dụng các chất thải từ hoạt động kinh doanh ,… Bên cạnh đó, với công nghệ được đầu tư hiện đại, doanh nghiệp nên chú trọng vào việc thêm khẩu hiệu “xanh” và các nhãn sinh thái vào trong chiến lược marketing để quảng bá thương hiệu doanh nghiệp đến các khách hàng có quan tâm đến BVMT. VD: Đạt được các nhãn “Bông sen xanh”, “Khách sạn ASEAN”…
- Xây dựng kênh phân phối xanh
- Cam kết vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường
69
- Tiến hành các hoạt động bảo vệ sinh thái, thân thiện với môi trường sẽ giúp gia tăng lợi nhuận, giảm thiểu các chi phí tiện ích, giảm chi phí cạnh tranh. Tiếp thị về một nhà hàng xanh sạch đẹp, an toàn vệ sinh môi trường sẽ khiến khách hàng của bạn thấy rằng bạn đang cố gắng bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm
70
KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1.Kết luận
Những sự cố môi trường, thời tiết khắc nghiệp đang đe dọa đến quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay. Hơn lúc nào hết doanh nghiệp nói chung và lĩnh vực nhà hàng, khách sạn nói riêng cần sẵn sàng trước sự thay đổi của khí hậu. Sự sẵn sàng đó bao gồm việc chuẩn bị cho những thách thức về khủng hoảng năng lượng, khan hiếm tài nguyên cũng như trách nhiệm bảo vệ môi trường trong mỗi hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, việc xanh hóa sẽ giúp nhà hàng – khách sạn tiết kiệm chi phí, xây dựng văn hóa doanh nghiệp và nâng cao hình ảnh và sự cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Qua kết quả nghiên cứu mức độ xanh hóa tại các hệ thống nhà hàng - khách sạn, em đã đánh giá được sơ bộ thực trạng và nhận thức của các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn trên địa bàn Quận 3. Về việc tuân thủ pháp luật, thực hiện các hồ sơ pháp lý về môi trường thì có 92% cơ sở có thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường, 36% cơ sở thực hiện báo cáo giám sát môi trường định kỳ (2 lần/năm) và 96% cơ sở có sổ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại trong tổng số cơ sở phát sinh CTNH. Các cơ sở kinh doanh nhà hàng, khách sạn đều thực hiện các hồ sơ pháp lý nhưng hầu hết chỉ dùng để đối phó, để dự án được thông qua nên họ chỉ làm qua loa, chú trọng làm cho đủ thủ tục chứ không quan tâm đến những tác động và nguy cơ môi trường thực sự, dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm quy định về đánh giá tác động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Các nhà hàng, khách sạn gây tác động đến môi trường thông qua vấn đề sử dụng năng lượng điện, nước, làm phát sinh các loại chất thải, kể cả rác thải, khí thải, nước thải và tiếng ồn. Nhưng khoảng 80% các cơ sở nhà hàng - khách sạn trên địa bàn quận đang sử dụng thiết bị lạc hậu, không tiết kiệm năng lượng, điều này làm cho các cơ sở phải tiêu thụ một lượng điện, nước khá lớn. Quận 3 đã triển khai, xây dựng kế hoạch thực hiện các chương phân loại chất thải rắn tại nguồn, tái chế, tái sử dụng chất thải. Nhưng 77,14% cơ sở nhà hàng, khách sạn trên địa bàn vẫn chưa có thói quen phân loại rác, vẫn còn lúng túng trong việc nhận diện các loại chất thải, nên họ đựng tất cả các loại rác cùng chung một thùng. Các cơ sở ít quan tâm đến các vấn đề bảo vệ môi trường như xử lý chất thải phát sinh từ quá trình hoạt động
71
kinh doanh, chỉ 25,74% cơ sở là có đầu tư thiết bị xử lý khí thải, nước thải. Một phần là do những chi phí đầu tư máy móc, thiết bị xử lý chất thải quá lớn, khả năng thu hồi vốn chậm, không có động lực thúc đẩy cơ sở hướng đến phát triển xanh hóa trong kinh doanh. Tuy nhiên, vẫn có 3 tiêu chí mà các nhà hàng – khách sạn hiện nay vân chưa thực hiện được, đó là: thiết lập văn phòng xanh, mua sắm xanh và xây dựng chiến lược marketing xanh. Vấn đề đặt ra là cần có những biện pháp phù hợp với thực trạng kinh doanh và hiện trạng môi trường hiện nay nhằm cải thiện hoạt động xanh hóa trong kinh doanh hiệu quả gắn với cải thiện môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
2.Kiến nghị
Để thực hiện được mục tiêu “ xanh hóa” tại hệ thống nhà hàng – khách sạn, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất của cán bộ quản lý và nhân viên trong từng bộ phận, khu vực trong doanh nghiệp.
Cần xây dựng hệ thống tiêu chí, thang điểm và các mức độ xanh hóa khác nhau cho hoạt động của các nhà hàng – khách sạn. Đây là cơ sở để xếp loại và phân hạng mức độ xanh hóa của các nhà hàng – khách sạn không những cho Quận 3 mà còn cho cả nước.
Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác liên quan BVMT. Hạn chế các hoạt động sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch, phát sinh nhiều chất thải và có tác động đến môi trường. Cần xây dựng các chiến lược về văn phòng xanh, mua sắm xanh và marketing xanh.
Ngoài ra, đối với chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các sơ sở kinh doanh trên địa bàn quận để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm về BVMT của đối tượng này, lồng ghép kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong bản cam kết bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường đã được xác nhận.Tăng cường kiểm soát ô nhiễm tại nguồn thông qua việc phối hợp với cán bộ môi trường các phường có liên quan để kiểm tra hệ thống xử lý chất thải tại các cơ sở.