Các giải pháp quản lý môi trường trong hoạt động nhà hàng - khách sạn

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng khách sạn trên địa bàn quận 3 TP HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Các vấn đề môi trường và công tác quản lý môi trường trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn

1.4.2. Các giải pháp quản lý môi trường trong hoạt động nhà hàng - khách sạn

Để góp phần hạn chế tối đa ảnh hưởng của bụi và khí thải đến khu vực dân cư xung quanh, tới nhân viên và khách hàng, Nhà hàng, khách sạn đã thực hiện các biện pháp như sau:

Lắp đặt ống khói tại các bếp và ống khói các máy phát điện cao qua khỏi tòa nhà. Thường xuyên vệ sinh định kỳ.

28

- Lắp đặt máy quạt thông gió tạo ra môi trường làm việc thuận lợi và thông thoáng.

- Các đường lưu thông, hành lang trong khách sạn được lát gạch, trải thảm hoặc đổ bê tông để hạn chế bụi phát sinh trong quá trình di chuyển của nhân viên, vận chuyển của xe ô tô, xe máy lên xuống tầng hầm…

- Sử dụng các vách ngăn che chắn bụi tại các khu vực xây dựng, sửa chữa trong khách sạn.

- Trồng cây xanh trong khuôn viên nhằm cải thiện môi trường không khí cho khách sạn và khu vực xung quanh.

- Nhân viên thường xuyên hút bụi, lau bụi, quét dọn, vê sinh khu vực công cộng trong và ngoài cửa Nhà hàng, khách sạn .

- Các chất thải rắn sinh hoạt được thu gom mỗi ca làm việc và vận chuyển bằng xe chuyên dụng (có cửa đóng mở) đến nhà rác nhằm hạn chế bụi và mùi hôi phát tán ra không khí.

Vấn đề quản lý xử lý tiếng ồn

Để hạn chế tiếng ồn do các thiết bị hoạt động không gây ảnh hưởng đến khách hàng và nhân viên cũng như khu vực xung quanh nhà hàng, khách sạn hiện đang áp dụng những biện pháp sau:

- Phòng máy phát điện có lắp vách cách âm.

- Các cửa sổ phòng ngủ, phòng họp, phòng tiệc, nhà hàng đều được lắp kiếng cách âm (kiếng 2 lớp chân không).

- Thường xuyên bảo trì các trang thiết bị: bôi trơn dầu mỡ, thay nhớt, thay những chi tiết hỏng hóc…

1.4.2.2. Vấn đề quản lý sử dụng năng lượng

- Nhà hàng - khách sạn nên đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng hiên tại để biết nơi nào tiêu phí năng lượng lớn nhất trong quá trình kinh doanh.

- Tổ chức giám sát thường xuyên việc tiêu thụ năng lượng. Việc giám sát hàng ngày hoặc hàng tuần giúp xác định được những chỗ tiêu thụ bất thường và định mức tiết kiệm nhờ lắp đặt các thiết bị hiệu quả và thực hiện các biện pháp tiết kiệm cần thiết.

29

- Khuyến khích khách hàng thực hiện việc tiết kiệm như tắt đèn và máy điều hoà khi ra khỏi phòng…

- Phối hợp với các nhân viên để định ra các biện pháp tiết kiệm như tắt đèn, không sử dụng máy điều hoà khi dọn phòng, thay vào đó là mở cửa sổ để lấy không khí tự nhiên và ánh sáng.

- Khi có thể, nhà hàng, khách sạn đầu tư sử dụng năng lượng như nguồn năng lượng tái tạo như: ga sinh học, năng lượng gió và mặt trời.

1.4.2.3. Vấn đề quản lý sử dụng nước

- Xác định các khu vực tiêu thụ nhiều nước trong nhà hàng, khách sạn đây là những nơi có thể tiết kiệm được nhiều nước.

- Khuyến khích khách lưu trú sử dụng khăn tắm và ra trải giường của họ nhiều hơn một ngày, cho họ những lời khuyên về các biện pháp tiết kiệm nước như khoá các vòi nước khi cạo râu hay đánh răng.

- Làm việc với các nhân viên nhằm xác định những thói quen tiết kiệm nước như tránh để nước chảy không có mục đích hay chỉ vận hành máy giặt và máy rửa chén bát khi chúng đã chứa đầy.

- Yêu cầu các ban kỹ thuật và quản lý nội vi tham gia phát hiện và sữa chữa các toa lét, vòi nước và vòi tắm bị rò rỉ.

- Lắp đặt các thiết bị tiết kiệm nước như toa lét có mức xả nước thấp và vòi nước và vòi tắm có áp lực thấp. Thiết bị giảm áp lực trong các vòi tắm có thể giảm lưu lượng nước xuống còn 50% mà không ảnh hưởng đến sự bất tiện của người sử dụng.

- Sử dụng các công nghệ để giảm thiểu sử dụng nước thông qua việc tái chế nước.

- Tránh các thói quen sử dụng nước phung phí cho cây cảnh như tưới nước trên bề mặt ở ngoài trời và tưới vườn trong ngày.

- Sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt và chọn những loài cây bản địa chịu hạn tốt cho việc tạo phong cảnh.

1.4.2.4. Vấn đề quản lý nước thải

- Giảm tối thiểu lượng nước thải thông qua việc giảm sử dụng nước.

30

- Sử dụng bột giặt và các chất tẩy rửa dễ phân huỷ bằng sinh học tương thích với các công nghệ xử lý nước thải.

- Giảm tối thiểu việc sử dụng Clo, các chất tẩy quần áo, các loại bột giặt và các hoá chất khác thải vào trong nước thải.

- Đảm bảo tất cả nước thải được xử lý tốt trước khi thải vào môi trường.

1.4.2.5. Vấn đề quản lý rác thải

Chất thải tại khách sạn được phân làm 3 loại từ đầu nguồn: rác sinh hoạt, rác tái sử dụng được, chất thải nguy hại và được xử lý theo qui trình sau:

+ Rác tái sử dụng được, khách sạn hợp đồng với đơn vị thu gom tái chế chất thải trong thành phố.

+ Những loại rác thải sinh hoạt thường không tái sử dụng được, khách sạn hợp đồng với Công ty Dịch vụ

Nhà hàng – khách sạn nên tái sử dụng và tái chế các sản phẩm có thể cắt giảm được các chi phí mua sản phẩm.

Xác định cho nhân viên biết đổ bỏ chất thải bất hợp pháp hay không đúng quy định có thể chịu chi phí xử phạt và xử lý.

Tuyên truyền cho nhân viên hiểu được tầm quan trọng của đổ bỏ chất thải đúng quy định có thể hạn chế nguy cơ kiên tụng từ khách du lịch và cư dân trong khu vực do nhiễm bệnh từ các chất thải nguy hại.

Việc quản lý chất thải tốt có thể bảo vệ uy tín của KS thông qua việc hạn chế xả chất thải chưa được sử lý ra bên ngoài môi trường tự nhiên và nâng cao sự thỏa mãn của khách lưu trú. Hiệu quả của việc quản lý chất thải tốt chính là sự quan tâm hàng đầu của khách lưu trú trong việc chọn lựa các điểm nghỉ ngơi của họ.

vụ Công ích ; có chức năng thu gom, vận chuyển đi chôn lắp theo đúng qui định.

Đối với chất thải nguy hại, khách sạn hợp đồng với Công ty Môi Trường Xanh; có chức năng thu gom và xử lý theo đúng qui định.

1.2.4.6. Vấn đề quản lý hóa chất

- Hạn chế số lượng hoá chất sử dụng trong nhà hàng - khách sạn.

- Sử dụng các chất tẩy rửa, các loại dung môi, và các sản phẩm khác đã được chứng nhận về mặt môi trường và dễ bị phân huỷ sinh học.

31

- Sử dụng liều lượng tự động các hoá chất trong việc chùi rửa và các hồ bơi nhằm đảm bảo rằng một lượng hoá chất vừa phải được sử dụng cho mỗi trường hợp.

- Thải bỏ các vật liệu độc hại một cách hợp lý và theo đúng các tiêu chuẩn qui định.

- Thường xuyên theo dõi các máy điều hoà, tủ lạnh, tủ đông và thiết bị làm mát bếp để kịp thời phát hiện và sửa chữa các rò rỉ các khí CFCs và HCFCs làm suy thoái tầng ôzôn.

- Sử dụng các phân bón hữu cơ hay vi sinh thay cho phân bón hoá học [10].

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng khách sạn trên địa bàn quận 3 TP HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)