CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.5. Tổng quan về xanh hóa doanh nghiệp
Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề do biến đối khí hậu (BĐKH). BĐKH đã và đang tác động mạnh mẽ đến chúng ta. Những ảnh hưởng trực tiếp bao gồm tác động tới: tài nguyên nước, sức khỏe con người và động vật, cơ sở hạ tầng, an ninh môi trường/năng lượng do mất nơi ở, nguồn nước hoặc do bệnh tật và mất mùa…
Bên cạnh đó, các vấn đề về ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên cùng các chỉ số sức khỏe về nước, không khí, rừng và biển đang ngày càng trở nên thách thức. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, rất nhiều thách thức đang được đặt ra cho doanh nghiệp:
32
• Thị trường: thay đổi lợi thế cạnh tranh, thay đổi nhu cầu cho hàng hóa, dịch vụ. VD: du khách giảm việc đi lại tới các vùng nóng; nhu cầu một số mặt hàng ăn giảm khi nhiệt độ tăng…
• Qui trình sản xuất – kinh doanh: bị gián đoạn, hoặc phải thay đổi qui trình.
VD: vận chuyển khách hàng, sản phẩm vào mùa lũ… Kho bãi phải trang bị lại vì độ ẩm tăng…
• Tài chính: thay đổi và áp lực về chi phí nguyên liệu, khả năng tiếp cận vốn.
• Qui định – luật lệ: thắt chặt các qui định bảo vệ môi trường, phát thải khí nhà kính trong hiện tại và tương lai, yêu cầu bảo hiểm…
• Uy tín: áp lực từ các đối tác và khách hàng để đáp ứng chất lượng và chủng loại sản phẩm.
• Các tác động khác: năng suất lao động, bao bì sản phẩm… làm tăng chi phí đầu tư và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
➢ Sự thay đổi môi trường và biến đổi khí hậu vừa là thách thức, vừa là cơ hội cho doanh nghiệp để thay đổi từ thích ứng BĐKH và giảm nhẹ trước BĐKH đến chiến lược xanh hóa doanh nghiệp.
Kinh nghiệm từ nhiều nơi cho thấy các doanh nghiệp, đặc biệt là các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ cần thực hiện các biện pháp thích ứng và giảm nhẹ trước BĐKH.
Thích ứng với BĐKH bao gồm những hoạt động, những điều chỉnh trong hoạt động của con người để thích nghi và tăng cường khả năng chống chịu trước tác động của BĐKH, và khai thác những mặt thuận lợi của nó.
Ví dụ:
• Có kế hoạch phòng ngừa các tác động môi trường và thiên tai để chủ động thay đổi mùa kinh doanh
• Thường xuyên nâng cao nhận thức của cấp quản lý, nhân viên và các đối tác liên quan để thay đổi thói quen sản xuất – kinh doanh (tiết kiệm nước/năng lượng, ý thức phòng ngừa rủi ro thiên tai...)…
Giảm nhẹ là ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu thông qua việc giảm cường độ hoặc mức độ phát thải khí nhà kính.
Ví dụ:
33
• Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng: sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng và hiệu suất cao, tránh tổn thất năng lượng.
• Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng mới và năng lượng tái tạo: năng lượng gió, năng lượng mặt trời...
• Nâng cao chất lượng và thương hiệu về sản phẩm sạch…
Xanh hóa doanh nghiệp là quá trình thiết lập mới hoặc cải thiện các quy trình sản xuất sản phẩm, hoạt động dịch vụ nhằm mục đich giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, cộng đồng, xã hội và kinh tế tại địa phương hoặc toàn cầu.
1.5.2. Lợi ích của xanh hóa doanh nghiệp
• Tiết kiệm chi phí và gia tăng lợi nhuận
• Tạo cho doanh nghiệp tầm nhìn dài hạn, chiến lược kinh doanh dài hạn
• Tạo hình ảnh đẹp, tân tiến trong mắt khách hàng và công chúng
• Thu hút được các khách hàng, đối tác, tổ chức quan tâm tới môi trường
• Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên tại nơi làm việc
• Tăng cường thương hiệu và văn hóa Xanh của doanh nghiệp
• Thi hành chính sách của nhà nước và sẵn sàng trước xu hướng thay đổi chính sách trong tương lai
1.5.3. Quy trình xanh hóa
Từ kinh nghiệm thành công và thất bại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, xanh hóa doanh nghiệp không đơn giản là việc tiết kiệm năng lượng mà đòi hỏi một quá trình cam kết và nỗ lực cùng hành động của cấp quản lý và nhân viện để tạo ra sự thay đổi tích cực.
❖ Quá trình xanh hóa doanh nghiệp gồm 5 giai đoạn chính dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị: Bước này nhằm giới thiệu và định hướng cho cán bộ và lãnh đạo doanh nghiệp hiểu rõ về lợi ích và quá trình xanh hóa: Xanh hóa doanh nghiệp là gì? Tại sao cần xanh hóa? Chúng ta cần làm gì?
Bước 2: Đo mức độ Xanh: Bước này để xác định được mức độ “xanh” hiện tại của doanh nghiệp, các tồn tại và hạn chế cần khắc phục cũng như những thực hành tốt cần phát huy: Chúng ta có “xanh” không? Có những ai trong doanh nghiệp hiểu và quan tâm đến mức độ xanh của doanh nghiệp?
34
Bước 3: Xây dựng kế hoạch: Căn cứ vào những thông tin đã thu thập được, doanh nghiệp sẽ lựa chọn các hoạt động trong ngắn hạn và dài hạn để xây dựng kế hoạch hành động cụ thể: Chúng ta muốn “xanh” như thế nào? Có những hoạt động xanh nào để ưu tiên thực hiện? Ai sẽ làm gì?
Bước 4: Thực hiện kế hoạch: Các phòng ban, cán bộ nhân viên cùng triển khai thực hiện hoạt động theo kế hoạch đã đề ra: Chúng ta phải thực hiện những hành động cụ thể gì? Như thế nào?
Bước 5: Duy trì và chia sẻ thành quả: Quá trình xanh hóa cần được theo dõi và duy trì thường xuyên để đảm bảo các nỗ lực và hoạt động xanh trở thành thực hành thường xuyên. Kết quả và bài học kinh nghiệm được chia sẻ trong nội bộ doanh nghiệp và khách hàng. Sau mỗi giai đoạn, kết quả sẽ được đánh giá để rút kinh nghiệm và thiết kế kế hoạch hành động cho giai đoạn tiếp theo: Chúng ta đã xanh như thế nào? Chúng ta cần làm gì để xanh và hiệu quả hơn?[9].