Tổng quan về đổi mới mô hình kinh doanh xanh

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng khách sạn trên địa bàn quận 3 TP HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Tổng quan về đổi mới mô hình kinh doanh xanh

Mô hình kinh doanh thể hiện giá trị mà doanh nghiệp mang lại cho khách hàng và cách tạo ra lợi ích cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư, hay nói cách khác, đó là cách thức kinh doanh của doanh nghiệp. Để các doanh nghiệp giữ được thị phần mạnh, doanh nghiệp cần phải liên tục suy nghĩ để tích hợp các cách thức sáng tạo vào mô hình kinh doanh của mình.

Trong nhiều công ty hiện nay, yếu tố bền vững đang đóng vai trò tích hợp quan trọng trong việc xây dựng sứ mệnh hoặc là chiến lược chính chi phối mọi hoạt động. Sự nổi lên của thị trường của các sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, những yêu cầu về chiến lược phát triển xanh và bền vững đang hướng các doanh nghiệp tích hợp các yếu tố phi tài chính vào quá trình ra quyết định của mình, doanh nghiệp cần xem xét lại các khái niệm về giá trị và lợi nhuận trong mô hình kinh doanh và cân đối các mục tiêu lợi nhuận ngắn hạn với tính bền vững lâu dài.

20 1.3.1. Khái niệm

Đổi mới mô hình kinh doanh xanh là một trong những thay đổi theo hướng xanh hóa từng thành phần của mô hình kinh doanh để khai thác các giá trị kinh tế của sự thay đổi và đồng thời giảm thiểu các tác động sinh thái với cách tiếp cận trên toàn bộ vòng đời. Những thay đổi xanh có thể là sự cải tiến, thiết kế lại, giải pháp thay thế hay sáng tạo mới.

1.3.2. Đổi mới mô hình kinh doanh và mô hình kinh doanh xanh

Các ngành công nghiệp và thị trường liên tục thay đổi dẫn đến việc các công ty cũng phải thay đổi sản phẩm, các quá trình sản xuất và cả mô hình kinh doanh để thích ứng thông qua việc thay đổi phương thức tạo giá trị cho khách hàng, tìm kiếm các thị trường mới, xây dựng các mối quan hệ đối tác mới, tái cơ cấu các nguồn lực, các hoạt động và các mối quan hệ. (Osterwalder, Pigneur and Smith, 2010) đưa ra năm dạng đổi mới mô hình kinh doanh chính:

- Đổi mới nguồn lực: Đổi mới cơ sở hạ tầng, các đối tác chính và các nguồn lực chính của công ty.

- Đổi mới phương thức tạo ra giá trị: Mang đến cho khách hàng các mệnh đề giá trị ảnh hưởng tới các bộ phận cấu thành khác của mô hình kinh doanh.

- Đổi mới theo khách hàng: Dựa trên sự thay đổi nhu cầu khách hàng, tăng khả năng tiếp cận hay sự thuận tiện.

- Đổi mới tài chính: Tìm kiếm các dòng thu nhập, các cơ chế giá thành mới hay giảm các cấu trúc chi phí.

- Đổi mới với nhiều tâm điểm: Đổi mới triển khai đồng thời tại một số bộ phần cấu thành của mô hình.

Thông qua việc áp dụng năm dạng đổi mới chính (Osterwalder, Pigneur and Smith, 2010) hướng tới mục tiêu sinh thái và môi trường, các dạng mô hình kinh doanh xanh mới được hình thành. Dưới đây là hai lớp mô hình kinh doanh xanh chính đã được triển khai áp dụng thực tế (Bisgaard and Henriksen, 2012), (Henricksen, Bjerre, Almasi and Damgaard-Grann, 2012):

- Mô hình dịch vụ (Incentive models-thu nhập của công ty được trả thông qua thực hiện các dịch vụ về tiết kiệm).

21

- Mô hình vòng đời (Life-cycle models-thu nhập của công ty nhận được thông qua quản lý tốt hơn vòng đời của sản phẩm dịch vụ).

Các mô hình kinh doanh xanh thuộc hai lớp mô hình kinh doanh xanh này đều có thể được mô tả thông qua mô hình kinh doanh khung đề xuất bởi (Osterwalder, Pigneur and Smith (2010)).

1.3.3. Một số vấn đề về triển khai mô hình kinh doanh xanh trên thế giới và tại Việt Nam

Việc phát triển và áp dụng các mô hình kinh doanh xuất phát từ nhu cầu thực tế của việc triển khai chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh. Tuy nhiên, để có thể đẩy mạnh việc triển khai các mô hình kinh doanh xanh rất cần có các chính sách thúc đẩy đặc thù.

Đối với các mô hình dịch vụ, trong khi mô hình dịch vụ chức năng được thực hiện chủ yếu do nhu cầu thực tế và không có các chính sách hỗ trợ rõ ràng từ các chính phủ, các mô hình dịch vụ tiết kiệm năng lượng và dịch vụ hóa chất được hỗ trợ mạnh mẽ bởi chính sách tại các nước phát triển. Mô hình công dịch vụ tiết kiệm năng lượng ESCO nhận được sự hỗ trợ về chính sách lớn nhất từ nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam đây có thể coi là mô hình kinh doanh duy nhất nhận được sự hỗ trợ triển khai chính thức từ một chương trình mục tiêu quốc gia (về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả).

Mô hình công ty dịch vụ hóa chất sẽ phát triển mạnh hơn trong điều kiện luật bảo vệ môi trường được siết chặt và việc xử lý các chất thải chiếm tỷ trọng chi phí lớn đối với các công ty. Châu Âu với chương trình giám sát sử dụng hóa chất và cấm các hóa chất độc hại đã đi tiên phong trong việc đẩy mạnh loại hình kinh doanh xanh này.

Mô hình dịch vụ chức năng phát triển trong điều kiện các công ty dịch vụ có khả năng chuyên nghiệp hóa và tối ưu hóa chi phí phục vụ các khách hàng. Một số loại hình dịch vụ điển hình có thể thấy trong thực tế đó là dịch vụ vận tải hay dịch vụ cho thuê máy tính. Mô hình DBFO chủ yếu được áp dụng phổ biến trong lĩnh vực giao thông.

Đối với mô hình vòng đời, việc xác định các chính sách thúc đẩy cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Mô hình sử dụng toàn bộ được phát triển ở châu Âu

22

thông qua việc đẩy mạnh việc phát triển các mạng lưới tái chế sản phẩm và xây dựng các chương trình quản lý chất thải quốc gia. Các chương trình này xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ tái chế cho các doanh nghiệp và phát triển các công nghệ ứng dụng về tái chế chất thải.

Việc đẩy mạnh mô hình quản lý chuỗi cung ứng chủ yếu xuất phát từ các nỗ lực cắt giảm chi phí và phát thải trong bản thân các doanh nghiệp hơn là từ các chính sách từ bên ngoài. Mô hình cộng sinh công nghiệp đòi hỏi phải có sự hỗ sự mạnh của các chương trình quốc gia cũng như các địa phương thiết lập ra các khu cộng sinh công nghiệp của các doanh nghiệp trong chuỗi sản phẩm.

Hiện nay, việc triển khai các mô hình kinh doanh xanh tại Việt Nam còn hết sức hạn chế. Hiện tại chỉ có mô hình Công ty Dịch vụ năng lượng (ESCO) đang được đẩy mạnh triển khai (điển hình là hai công ty VietESCO và SolarBK), tuy nhiên vẫn còn nhiều rào cản để triển khai thành công mô hình này.

1.3.4. Một số chính sách đẩy mạnh phát triển các mô hình kinh doanh xanh cần được áp dụng tại Việt nam

Trong giai đoạn tới, để đẩy mạnh việc triển khai các mô hình kinh doanh xanh tại Việt Nam, Nhà nước cần xiết chặt hơn nữa luật môi trường, luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát huy tối đa hiệu quả của các chương trình mục tiêu và sản xuất sạch hơn (SXSH) cũng như về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Sự phát triển của các công ty dịch năng lượng và dịch vụ quản lý hóa chất sẽ được thúc đẩy nhờ kết quả của các chương trình này.

Nhà nước cũng có những chính sách cụ thể để triển khai linh hoạt các hợp đồng dài hạn trong khu vực công. Việc sử dụng các hợp đồng dài hạn chính là nền tảng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của các mô hình kinh doanh xanh dịch vụ.

Bên cạnh đó cũng cần xây dựng các tiêu chuẩn trong kinh doanh làm nền tản cho việc triển khai các mô hình kinh doanh xanh. Các tiêu chuẩn cần được triển khai cho việc quản lý và sử dụng hóa chất đối với các mô hình CMS hay cho việc đo lường và xác nhận năng lượng tiết kiệm trong các mô hình ESCO.

Các cơ sở quan trọng nhất để triển khai các mô hình vòng đời là phát triển các cơ sở hạ tầng cho hoạt động tái chế. Để tái chế và tái sử dụng các sản phẩm và nguyên vật liệu thành công, cần phải tạo ra một thị trường cho các sản phẩm và vật

23

liệu sử dụng và tái chế. Bên cạnh đó, cần khuyến khích các công ty lấy lại sản phẩm lỗi thời và cũ của họ để tạo ra vật liệu có thể tái sử dụng trong sản xuất của mình hoặc bán trên thị trường.

Cần đẩy mạnh việc xây dựng các tiêu chuẩn và các nhãn sinh thái nhằm thúc đẩy việc triển khai các mô hình vòng đời. Sản phẩm có thể được dán nhãn với một biểu tượng tái chế để người tiêu dung biết sản phẩm có thể được gửi trả tái chế và loại tái chế là khả thi (ví dụ như nhựa, giấy, kim loại). chương trình dán nhãn sinh thái tự nguyện cũng có thể được triển khai như đã được thực hiện ở Mỹ và một số nước Bắc Âu.

Chính phủ cũng cần có các chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển các sản phẩm, vật liệu và hóa chất mới phục vụ cho tang trưởng xanh. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa do các chương trình phát triển sản phẩm, vật liệu mới thường đòi hỏi chi phí lớn trong khi lại chứa đựng nhiều rủi ro tiềm tang. Hỗ trợ phất triển vật liệu và hóa chất mới sẽ có lợi nhất đối với các mô hình kinh doanh vòng đời và đặc biệt là mô hình GSCM và C2C.

Chính phủ cần có các chính sách thúc đẩy các mạng lưới các đối tác phát triển xanh. Kinh nghiệm cho thấy rằng các công ty tham gia vào mạng lưới đổi mới có cơ hội phát triển sản phẩm mới cao hơn và tăng doanh số bán hàng của họ, đặt biệt là các công ty nhỏ và vừa. Mạng lưới tập trung đẩy mạnh việc sử dụng đổi mới mô hình kinh doanh xanh và chia sẻ thực hành tốt nhất sẽ không chỉ có lợi cho các công ty tham gia vào mạng lưới, mà cả các công ty khác [7].

Một phần của tài liệu Đánh giá mức độ xanh hóa cho một số nhà hàng khách sạn trên địa bàn quận 3 TP HCM và đề xuất các giải pháp cải thiện (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)